*

Nghề lobby (vận động hành lang) là một nghề khá phổ biến ở các nước phát triển nhưng còn khá mới mẻ ở VN. Bà Maria Laptev – nhà lobby chuyên nghiệp có hai quốc tịch Anh và Canada – đã có cuộc trao đổi với báo giới về loại hình nghề nghiệp mới này.

 

* Thưa bà, lobby vẫn là một khái niệm còn khá xa lạ trong môi trường kinh doanh ở VN, với quan điểm của một nhà tư vấn quản lý chuyên nghiệp cho nhiều công ty đa quốc gia lớn, bà có ý kiến gì?

– Khái niệm “lobby” có thể được hiểu một cách rất đặc trưng là hoạt động ảnh hưởng đến tiến trình ban hành quyết định hoặc có thể mang một nghĩa rộng hơn thế nữa.

Lobby còn là một khái niệm không chỉ xa lạ với VN mà còn với nhiều quốc gia trên thế giới. Ngay tại một số nước là thành viên mới của Liên minh châu Âu – EU, một số người vẫn còn nghĩ rằng một khi bạn trả tiền, nhất định bạn sẽ được nhận một kết quả cụ thể nào đó, ví dụ nếu bạn chi tiền để gặp một ai đó ở Bộ Giao thông, bạn sẽ buộc họ phải đồng ý dành cho bạn hợp đồng mà Bộ này đang mời đấu thầu.

Ở rất nhiều quốc gia, đại biểu quốc hội vẫn có thể giữ vị trí lãnh đạo trong công ty và được trả lương cho việc đó. Rõ ràng khi người ta đang làm công việc như một người ban hành quyết định, họ sẽ đặt lên bàn tất cả những lợi ích của công ty mà người ta đang làm việc. Cảm giác chung là ở đâu việc đó diễn ra thì ở đó con người hiểu được lợi ích của bạn và tuyên bố nó một cách minh bạch (nói cách khác chỉ trước cuộc thảo luận liên quan đến công ty bạn), và đây là một hoạt động được chấp nhận.

* Các nước phát triển đã thừa nhận lobby là một nghề, mà đã là nghề thì thường có những quy định hành nghề (Codes of Conduct). Xin bà cho biết đôi nét về những quy định ấy?

– Quy định về đăng ký và hoạt động lobby mới chỉ tồn tại ở Mỹ và Canada. Tuy nhiên, hoạt động nghề nghiệp này ở châu Âu cũng đã được điều chỉnh bằng các quy định hành nghề từ hàng chục năm nay. (Quy định hành nghề này được thông qua bởi Nghị viện châu Âu).

Bạn đang xem: Lobby là gì

Xem thêm: Sửa Lỗi Script Error – Cách Fix Và Trên Máy Tính Thành Công 100%

Xem thêm: Tải Game đấu Trường Chân Lý, đấu Trường Chân Lý

Theo tôi thì quy định hành nghề lobby ở đâu thì cũng cần phải dựa trên tính minh bạch cao và vì thế tất cả mọi người cần phải biết mình đang đại diện cho ai và vì lợi ích của ai.

* Bà nghĩ thế nào nếu những người làm lobby tại VN cần một số tư vấn của một người làm lobby chuyên nghiệp như bà?

– Tôi tin rằng tôi có thể tư vấn được cho lobbyist ở VN nếu tôi được làm việc với họ. Có thể nói bao trùm công việc lobby chính là phương pháp tiếp cận, cụ thể hơn đó chính là phương pháp tiếp cận một cách có hệ thống giữa hai hay nhiều bên. Theo đó mục tiêu cuối cùng là quá trình xây dựng chính sách. Tuy nhiên, quá trình đưa ra quyết định ở các nước khác nhau lại dựa trên những yếu tố văn hóa rất khác nhau.

Tôi chưa có nhiều thực tiễn làm lobby tại VN. Tuy nhiên, tôi muốn khẳng định rằng khía cạnh văn hóa trong lobby là vô cùng quan trọng, quyết định tạo nên một cách tiếp cận hiệu quả hay không.

* Lobby và quan hệ công chúng (PR) hay bị lẫn lộn, bà nhìn nhận vấn đề này thế nào?

– Lobbying và PR đều là hai hoạt động giao tiếp nhằm tạo nên ảnh hưởng và thay đổi những nhận thức hay quan niệm hoặc giả chỉ để thay đổi thái độ. Điểm khác biệt ở đây chính là mục tiêu của lobby là để thay đổi chính sách hoặc ảnh hưởng đến việc thay đổi quyết định. Điều này đồng nghĩa với việc người ta có thể sử dụng PR như một công cụ để phục vụ mục tiêu của lobby.

* Bà có thể nói rõ hơn về tính minh bạch của Lobby?

– Tính minh bạch trong lobby là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc xây dựng lòng tin và tạo ra một nhà lobby chân chính. Để có được một quan hệ có giá trị và bền vững, cả hai bên đều rất rõ ràng và cởi mở về mục tiêu và lợi ích của mỗi bên.

* Theo quan điểm của bà, VN có nên có một bộ luật hay những quy định pháp lý về lobby hay không?

– Việc xây dựng một hành lang pháp lý đương nhiên phải dựa trên nhu cầu và phải có sự chuẩn bị và nghiên cứu hết sức nghiêm túc, như thế mới đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng có liên quan.

Tôi cho rằng thực tiễn của hoạt động lobby tại VN đã có rồi và theo những cách rất riêng, với một hoạt động chưa có những quy định hành nghề thì không tránh khỏi những hiểu sai và cách tiếp cận vấn đề sai. Trước tiên cần phải có những quy định hành nghề đã, còn việc tạo ra những văn bản pháp lý hay bộ luật sẽ là công việc phải làm sau khi công nhận nó là một nghề.

Chuyên mục: Hỏi Đáp