Blog thienmaonline.vngiải đáp ý nghĩa Lũy kế là gì
Bạn đang học kế toán? Bạn đang kinh doanh? Bạn thuộc khối ngành kinh tế? Chắc hẳn bạn đã gặp từ “Lũy kế” nhiều lần, nếu chưa thì tương lai bạn cũng sẽ phải sử dụng khá nhiều đấy. Vì vậy bạn nên tìm hiểu những thông tin xoay quanh về vấn đề này để có thể sử dụng và áp dụng sao cho phù hợp.
Bạn đang xem: Lỗ lũy kế là gì
Lũy kế là gì? Công thức, cách tính lũy kế – thienmaonline.vn
Định nghĩa Lũy kế là gì?
Lũy kế trong tiếng Anh là Cummulative, là số liệu tổng hợp trước đó được đưa vào tính tiếp trong phần hoạch toán tiếp theo.Nói cách khác lũy kế chính là lũy tiến được cộng dồn và nối tiếp nhau. Ví dụ tháng trước nợ 3 triệu, tháng sau nợ 2 triệu, nếu như nợ tháng trước chưa được trả thì cộng lũy tiến vào tháng sau => số nợ thành 5 triệu.
Công thức tính lũy kế
Lũy kế = Phát sinh trong kỳ + lũy kế các tháng trước đó
Ví dụ:
Quý 1: 5 triệuQuý 2: -3 triệuQuý 3: 8 triệuQuý 4: -2 triệu
=> Lũy kế cả năm = 5 + (-3) + 8 + (-2) = 8 (triệu) đây là lợi nhuận cả năm = 8 triệu.
Lũy kế giá trị thanh toán
Lũy kế giá trị thanh toán bao gồm 2 phần là lũy kế thanh toán tạm ứng và lũy kế thanh toán khối lượng hoàn thành.Lũy kế thanh toán tạm ứng = Giá trị tạm ứng theo hợp đồng còn lại chưa thu hồi đến cuối kỳ trước – Chiết khấu tiền tạm ứng + Giá trị đề nghị thanh toán kỳ nàyLũy kế thanh toán khối lượng hoàn thành = Số tiền đã thanh toán khối lượng hoàn thành đến cuối kỳ trước + Chiết khấu tiền tạm ứng + Giá trị đề nghị thanh toán kỳ này⇒ Lũy kế giá trị thanh toán = Lũy kế thanh toán tạm ứng + Lũy kế thanh toán khối lượng hoàn thành
Lỗ lũy kế
Lỗ lũy kế được hiểu là sự suy giảm về tài sản được hiểu là giá trị ghi trên sổ sách nhiều hơn giá trị thu hồi thực tế của tài sản đó.
Khi đó ta cần ghi nhận một khoản lỗ lũy kế.
Ví dụ: Ví dụ một doanh nghiệp mua máy móc thiết bị cho việc sản xuất giấy với thời gian khấu hao là 5 năm nhưng tới năm thứ 4 tài sản khấu hao đã hết giá trị sử dụng. Như vậy trong thời gian sử dụng tài sản đã hao mòn nhanh hơn so với cách tính khấu hao => Do vậy đã tồn tại khoản lỗ lũy kế.
=> Lỗ lũy kế = Giá trị trên sổ của CGU – giá trị thu hồi của CGU.
Với CGU là một khối đơn vị sinh ra tiền.
Hạch toán các khoản lỗ lũy kế:
– Nếu trong một mô hình giá gốc được áp dụng thì lỗ lũy kế được xác định như sau:
+ Nợ = chi phí của lỗ lũy kế được xác định bằng lãi hoặc lỗ dựa trên số tài sản đó.
Xem thêm: Sửa Lỗi Máy In – Sửa Lỗi 99% Máy In Không Nhận Lệnh
Nếu như mô hình này được thực thi thì lỗ lũy kế được ghi nhận.
+ Nợ = thặng dư được đánh giá lại hoặc là nguồn vốn trên tài sản có.
Trong trường hợp này khi tính toán lỗ lũy kế bạn cần lưu ý đến chi phí khấu hao.
Cách tìm ra những khoản suy giảm
Chỉ số bên ngoài chính là sự suy giảm trong giá trị thị trường, hay những thay đổi bất lợi trong kỹ thuật, môi trường kinh tế, tăng lãi suất thị trường, môi trường pháp lý hoặc do tỷ suất lợi nhuận, số lượng tài sản của doanh nghiệp vượt quá số vốn hoá thị trường.Chỉ số nội bộ là sự lỗi thời hay do thiệt hại về vật chất, hiệu suất tài sản tồi tệ hơn dự kiến, những thay đổi bất lợi cho công ty trong tái cơ cấu hoạt động… Nếu có một trong các chỉ số trên thay đổi thì phải xác định giá trị thu hồi của tài sản.
Có thể đảo ngược các khoản lỗ lũy kế được không?
Tùy từng trường hợp bạn có thể đảo ngược tình thế của lỗ lũy kế. Cụ thể: Chỉ có thể đảo ngược trong trường hợp mà một số chỉ số làm cho lỗ lũy kế có thể giảm và hoàn nhập về lỗ lũy kế. Nợ là tài sản trên hoàn nhập lỗ lũy kế có.Chú ý: Cần phải điều chỉnh chi phí khấu hao cho kỳ sau và không được phép đảo ngược lỗ lũy kế ở lợi thế thương mại.
Khấu hao lũy kế
Khấu hao là gì?Là giá trị tiền tệ được tính vào giá thành sản phẩm một lượng giá trị tương đương với giá trị hao mòn của tài sản cố định. Nhằm tạo ra nguồn vốn để sửa chữa hoặc mua sắm tài sản cố định mới.Ví dụ: em mua (máy móc thiết bị) phục vụ sản xuất trị giá 100 triệu, giả sử theo quy định khấu hao là 5 năm => tỷ lệ 20%/năm như vậy mỗi tháng em phải đưa vào “Tổng” giá thành sản phẩm 1.666.666 đồng (nếu sx 1.000 sp thì giá thành mỗi sản phẩm “chịu thêm”1.666 đồng (có nghĩa là 1 sp em tiết kiệm được 1.666 đ). Sau khi khấu hao đủ 5 năm thì em đã có đủ tiền mua một tài sản mới có giá trị 100 tr đồng.Khấu hao lũy kếKhấu hao lũy kế là tổng khấu hao của năm này và nhiều năm trước nữa cộng lại.
Xem thêm: Chủ Tịch Hồ Chí Minh Viết Tác Phẩm Sửa đổi Lối Làm Việc Của Bác
Khi bạn mua TSCD NG với giá 100 triệu đồng về sử dụng năm trước bạn trích 10 triệu đồng và năm nay bạn trích 10 triệu nữa. Vậy tổng cộng khấu hao lũy kế của bạn là 20 triệu đồng (còn có thể gọi là lũy tiến).
Kết luận
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của blog thienmaonline.vn, hy vọng những thông tin giải đáp Lũy kế là gì? Những ý nghĩa của Lũy kế sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức hữu ích. Nếu bạn đọc có những đóng góp hay thắc mắc nào liên quan đến định nghĩa Lũy kế là gì? vui lòng để lại những bình luận bên dưới bài viết này. Blog thienmaonline.vnluôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ quý độc giả
Chuyên mục: Hỏi Đáp