Dân trí

Trong lúc “mưa bom bão đạn”, y tá Phạm Công Thành là người trực tiếp băng bó vết thương cho anh hùng Phan Đình Giót và chứng kiến giây phúc người anh hùng lấy thân mình lấp lỗ châu mai và hy sinh trước lô cốt địch.

Bạn đang xem: Lỗ châu mai là gì

Đã 60 năm sau chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, hầu hết những người trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đã già yếu, có những người đã đi xa. Nhưng những câu chuyện về một thời khói lửa, hào hùng vẫn được tái hiện lại qua lời kể của các nhân chứng lịch sử.

60 năm trước, ông Phạm Công Thành, hiện đang ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) là một chiến sĩ công an nhân dân. Khi thực dân Pháp đổ bộ xuống Điện Biên Phủ, người thanh niên này được đơn vị huy động ra chiến trường. Tiếp đó, ông được cử đi học 6 tháng về quân y và trở về công tác tại Trung đoàn 141, Đại đoàn 312. Tiểu đoàn quân y của ông Thành có nhiệm vụ cấp cứu và chuyển thương binh về tuyến sau.

*

Ông Phạm Công Thành, nguyên y tá chiến trường chiến dịch Điện Biên phủ năm 1954.

Đối với ông Thành, kỷ niệm khó phai nhất trong thời gian làm công tác cứu chữa cho thương binh là trực tiếp băng bó vết thương cho anh hùng Phan Đình Giót. Dù đã 90 tuổi, nhưng khoảnh khắc chiến sĩ Phan Đình Giót ôm bộc phá, lấy thân mình lấp lỗ châu mai vẫn còn được ông nhớ như in.

Ông Thành hồi tưởng lại: “Đó là buổi chiều 13 tháng 3 năm 1954, bộ đội Đại đội 58 của ta mở màn trận đánh chiến dịch Điện Biên Phủ tại cứ điểm Him Lam. Cuộc chiến không cân sức giữa bộ đội ta và quân địch diễn ra vô cùng ác liệt.

Những trận “bão lửa” liên tiếp của địch trút xuống, bộ đội ta bị thương vong khá nhiều. Các chiến sĩ của ta phải giành giật đánh chiếm lấy từng cứ điểm, từng mỏm đồi trên Điện Biên Phủ.

Súng đạn của quân Pháp từ lỗ châu mai bắn ra xối xả, liên tiếp khiến nhiều chiến sĩ của ta liên tục hi sinh. Để đánh chiếm lấy những cứ điểm quan trọng, bộ đội ta đã chuyển sang dùng bộc phá để đánh lô cốt địch.

Trên chiến trường, chiến sĩ Phan Đình Giót cũng hừng hực khí thế đánh giặc như bao chiến sĩ khác. Cuộc giằng co kéo dài đến hơn 22 giờ đêm, khi anh Phan Đình Giót ôm quả bộc phá thứ 10 để nổ tung lô cốt địch thì bị thương vào đùi.

Xem thêm: điều Khoản Tiếng Anh Là Gì, Một Số Thuật Ngữ Pháp Lý Anh

Lúc đó, bộ đội ta bị thương nhiều vô kể. Anh Giót được chuyển về phía sau, tôi là người trực tiếp băng bó vết thương. Do trên trận địa các dụng cụ y tế có hạn nên tôi tranh thủ băng bó nhanh cho anh Giót. Từng loạt đạn vẫn rít và bay qua trên đầu, nhưng khi vừa băng bó xong, máu chưa ngừng chảy thì Giót đã ôm hai quả bộc phá liên tiếp lao lên. Anh cầm theo tiểu liên xung phong mở đường cho đồng đội lên đánh lô cốt đầu cầu và lô cốt số 2”.

*

Mộ phần anh hùng liệt sĩ Phan Đình Giót được quy tập tại Nghĩa trang A1, TP Điện Biên Phủ hiện nay.

Theo ông Thành thì sau lần đó, anh Phan Đình Giót đã bị thương lần hai. Vết thương ở vai bị mất máu khá nhiều, đồng đội đã đưa anh lùi về sau. Lần này ông Thành lại tiếp tục là người cấp cứu cho anh hùng Phan Đình Giót, nhưng tình trạng sức khỏe của chiến sĩ Giót đã yếu đi trông thấy.

“Sau đó, hỏa lực của quân Pháp từ lô cốt số 3 bắn ra liên tiếp khiến cho đơn vị của ta bị dồn ứ lại. Nhiều chiến sĩ xung phong lao lên đều hi sinh trước họng súng của kẻ thù. Bất ngờ, tôi chỉ kịp nhìn thấy Phan Đình Giót vùng dậy, ôm bộc phá lao lên rồi bịt kín lỗ châu mai của quân địch, cách nơi anh đang băng bó khoảng 200m. Tiếng súng đạn bỗng im bắt, nhưng chiến sĩ Phan Đình Giót đã hi sinh, toàn thân anh bị bom đạn kẻ thù bắn nát” – y tá Thành rưng rưng xúc động kể.

Nam y tá lặng người đi trước giây phút người anh hùng Phan Đình Giót ôm bộc phá lao lên chiến đấu và hi sinh. Khi Giót lao mình vào “mưa đạn”, nhiều người đã cố cản nhưng không ngăn được khí thế hừng hực, căm thù cháy bỏng trong người thanh niên này.

Khi lỗ châu mai bị che lấp, hỏa điểm của quân Pháp bị dập tắt, bộ đội ta đã nhanh chóng xông lên tiêu diệt cứ điểm Him Lam trong ngày 13 tháng 3. Đây là trận đánh mở màn thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Điện Biên được giải phóng, từ chiến trường, ông Thành được tiếp tục cử đi học bác sỹ và chuyển về sang công tác tại Cục Quân Y. Những năm sau giải phóng miền Nam Việt Nam, ông chuyển về Bộ Nông nghiệp công tác rồi nghỉ hưu.

Xem thêm: Shimmer Là Gì – Shimmer Nghĩa Là Gì Trong Tiếng Việt

“Công việc “hậu phương trên chiến trường” của tôi thường xuyên chứng kiến nhiều chiến sĩ hi sinh chỉ trong “nháy mắt”. Gia cảnh anh hùng Phan Đình Giót nghèo nên anh đã phải đi ở từ năm 13 tuổi. Giây phút chứng kiến anh hi sinh, đến giờ nhắc lại tôi vẫn không thể nén nổi xúc động. Đã 60 năm sau chiến dịch lịch sử khốc liệt ấy…” – ông Thành chia sẻ.

Chuyên mục: Hỏi Đáp