CTYPE html> Bài 4: Literal, Hằng số và Phương thức xuất nhập dữ liệu trong lập trình Java 9 – Đào tạo lập trình viên chuyên nghiệp

*

It-Pro Training

Bài 4: Literal, Hằng số và Phương thức xuất nhập dữ liệu trong lập trình Java 9

*

Bài 4: Literal, Hằng số và Phương thức xuất nhập dữ liệu trong lập trình Java 9

Bài4 : Literal, Hằng số và Phương thức xuất nhập dữ liệu trong Java 9

1. Hằng – Literal

Literal biểu diễn giá trị cụ thể khi đó được gắn vàobiến. Nó biểu diễn trực tiếp trong đoạn mã chương trình và không yêu cầu phảitính toán.

Bạn đang xem: Literal là gì

Hình dưới đây mô tả một số giá trị có kiểu dữ liệu cơ bảnhay kiểu dữ liệu nguyên thủy.

*

Hìnhsố 1 : Ví dụ literals

Cũng giống như kiểu dữ liệu, literal có một số loạinhư sau:

1.1Integer Literal

Literal có kiểu nguyên được sử dụng để trình bày cácgiá trị có kiểu int. Trong lập trình Java các giá trị có kiểu nguyên được lưutrữ với độ rộng là 32 bít. Trong chương trình, chắc kiểu int là kiểu được sử dụngphổ biến nhất.

Các literal có kiểu nguyên có thể được biểu thị nhưsau :

+ Giá trị lưu trữ của biến trực thuộc hệ thập phân(theo cơ số 10, có nghĩa là các giá trị biẻu thị số 0 ->9). Ví dụ : intdecNumber = 50;

+ Giá trị lưu trữ của biến trực thuộc hệ thập lục (Hệ16 hay Hexadecimal), các giá trị lưu trữ có thể chứa từ 0 đến 9 và từ A đến F.Ví dụ : int hecNum = CF7;

+ Giá trị lưu trữ của biến trực thuộc hệ nhị phân, giátrị dựa trên 2 con số 0 và 1.

Ví dụ int binNum = 0010;

Một literal có giá trị nguyên, có thể gán cho nó cócác giá trị khác như byte hoặc long. Khi giá trị literal được gán có kiểu bytehoặc short thì không có lỗi xuất hiện. Tuy nhiên nếu gán cho các giá trị có kiểudữ liệu lớn (kiểu long) hơn int thì phải sử dụng hậu tố để chỉ rõ ở đây chúngta sử dụng (‘l’) hoặc (‘L’) để nói cho trình biên dịch biết dõ số đó có kiểulong (kiểu số nguyên 64 bit).

1.2Floating-point Literals – Hằng dấu chấm động

Các literal dấu phảy động biểu diễn giá trị nguyênnhưng có chứa phần thập phân hay nói cách khác nó biểu diễn giá trị của số thực.Literal này chứa các phần như sau :

+ Thành phần số – Có chứa các số nguyên từ 0 đến 9. Vídụ 0, 1, 2…, 9

+ Dấu thập phân – Ví dụ : 4.90, 3.141

+ Số mũ được biểu diễn bởi E hoặc e đi theo sau một sốthập phân, nó có thể có giá trị âm hoặc dương; Ví dụ , e+307, 5.123E6, 453E-05

+ Kiểu hậu tốD, d, F hoặc f (D là double, F là float).

1.3Boolean Literals – Hằng Boolean

Các literal này biểu diễn giá trị true hoặc false.Trong lập trình Java giá trị true và false không thể chuyển đổi sang kiểu số,có nghĩa là true không thể chuyển sang 1 và false không thể chuyển sang 0.

1.4Character Literals – Hằng ký tự

Các literal này biểu diễn các giá trị cókiểu char, và giá trị của nó nằm trong dấu nháy đơn’’. Tất cả các giá trị trongbảng mã ASCII đều có thể biểu diễn theo kiểu này. Ví dụ ‘g’, ’$’, ’z’.

1.5Null Literals – Hằng null

Với các đối tượng khi được khởi tạo, trìnhbiên dịch sẽ cấp phát vùng bộ nhớ để lưu trữ thông tin của giá trị biến. Các biếnkhi đó sẽ có kiểu dữ liệu tham chiếu (tham chiếu tới địa chỉ bộ nhớ). Tuy nhiênkhi chúng ta muốn khởi tạo đối tượng nhưng chúng ta chưa muốn cấp pháp vùng bộnhớ để lưu trữ giá trị cho biến đó thì chúng ta sẽ khởi tạo nó có giá trị null.Ví dụ : Employee emp = null;

1.6String Literals – Hằng chuỗi

String Literal chứa thông tin một chuỗicharacter, giá trị của nó được thiết đặt nằm trong cặp dấu “”; Ví dụ: String namEmp = “Nguyen Ban”;

2. Escape sequence – Ký tự xử lý dòng hoặc ký tự điềukhiển

Dịch theo nghĩa thông thường thì Escape sequense làchuỗi ký tự nó thường được sử dụng với một số các nghiệp vụ cụ thể như chèn 1 dấutab vào trong chuỗi hiển thị hay in ra dấu nhảy kép …hay nói một cách khác thì Escape sequence chính là ký tự xử lý dònghay ký tự điều khiển trong Java.

Ký tự điều khiển đuợc dùng dể biểu diễncác ký tự dặc biệt. Các ký tự diều khiển có thể dùng cho hằng ký tự hoặc hằngchuỗi.

Trong lập trình Java bảng sau mô tả về Escape sequence.

Xem thêm: Martingale Là Gì – Phương Pháp Giao Dịch

*

Bảng1 : Mô tả về Escape sequence

Ví dụ :

*

Hìnhsố 2 : Ví dụ minh họa Escape sequence

*

Hìnhsố 3 : Kết quả chạy ví dụ

3. Hằng

Hằngcũng là một biến nhưng giá trị của hằng không thay đổi. Biến là công cụ rất mạnh,tuy nhiên khi làm việc với một giá trị được định nghĩa là không thay đổi, lập trìnhviên phải đảm bảo giá trị của nó không được thay đổi trong suốt chương trình.

3.1 Khai báo hằng

TrongJava lập trình viên có thể khai báo hằng cho tất cả các kiểu dữ liệu. Khi khaibáo hằng bắt buộc phải thiết lập giá trị của hằng trước khi sử dụng. Sử dụng từkhóa final để khai báo hằng, sau đâymô tả cú pháp khai báo hằng

Cúpháp :

final= ;

Môtả :

· final: Từ khóa bắt buộc khikhai báo hằng

· data type: Kiểu dữ liệu của hằng.

· identifier name: Tên hằng,chú ý nguyên tắc đặt tên hằng như đặt tên biến .

· value: Giá trị cố định của hằng.

3.2 Ví dụ

Khaibáo hằng số PI để sử dụng cho việc tính toán.

*

Hình số 4 : Khai báovà sử dụng hằng

4. Định dạng xuất nhập dữ liệu

Với các lập trìnhviên mới học lập trình Java , thì việc sử dụng cửa sổ dòng lệnh để thực hiện xuấtnhập dữ liệu của chương trình. Để thực hiện điều này thì lập trình viên bắt buộcphải nắm được các phương thức nhập xuất cơ bản của Java. Về cơ bản thì việc thựchiện nhập xuất dữ liệu thông qua cửa sổ lệnh đơn giản hơn so với các ứng dụngkhác như ứng dụng Web, Mobile …

4.1 Phương thức xuất dữ liệu

TrongJava, lớp System.out trong packageSystem dùng để thực hiện các hoạt động trên console.Để hiển thị ra màn hình tasử dụng cách thức để hiển thị dữ liệu ra cửa sổ lệnh đó là :

Sử dụng phương thức print()và println()

+ System.out.print() : Hiển thị kết quả ra màn hình.

+ System.out.println():Hiển thị kết quả ra màn hình và xuống dòng.

Vídụ :

*

Hình số 5: Sử dụngphương thưc print và println

Kếtquả chạy chương trình

*

Hình số 6 : Mô tảkết quả chạy chương trình

Sử dụng phương thứcprintf()

Phươngthức printf() được sử dụng để hiển thị các dữ liệu kiểu số ra cửa sổ consoletheo các định dạng số khác nhau như :

+%d : hiển thị kết qủa theo định dạng số nguyên

+%f:hiển thị kết quả theo định dạng theo số thực

+%o:hiển thị kết quả theo định dạng theo octal.

+%e : hiển thị kết quả theo định dạng số khoa học

+%n: hiển thị kết quả theo tại dòng mới.

Xem thêm: Take Over Là Gì – Nghĩa Của Từ Take Over

Vídụ :

*

Hình số 7 : Ví dụsử dụng phương thức printf()

Kếtquả hiển thị như sau :

*

Hình số 8 : Kết quảchạy chương trình

4.2 Phương thức nhập dữ liệu

TrongJava, để đọc dữ liệu từ bàn phím ta sử dụng nhập chuẩn Standard in và thông qua lớp Scanner.

Chuyên mục: Hỏi Đáp