onthi 19 Tháng Mười, 2018Tin tứcChức năng bình luận bị tắt ở Lịch sử là gì? Tìm hiểu khái niệm lịch sử2,457 Views
Lịch sử là một môn khoa học nằm trong khối Khoa học xã hội. Tuy là ngành nghiên cứu khá quen thuộc song “Lịch sử là gì?” cũng như nội hàm của khái niệm này không phải ai cũng nắm được. Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề này, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Bạn đang xem: Lịch sử là gì
1. Lịch sử là gì? Khái niệm lịch sử
Lịch sử là một bộ môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, tổ chức, thu thập, trình bày và thông tin về những sự kiện này.
Khái niệm lịch sử được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đồng tình hiểu khái niệm này theo 3 ý sau:
Việc diễn ra trong quá khứ: Những sự kiện diễn rs trong quá khứ cho đến thời điểm hiện tại không thể thay đổi được, cố định trong không gian và thời gian, mang tính chất tuyệt đối và tính khách quan.
Ghi lại những việc diễn ra trong quá khứ: con người muốn nắm bắt quá khứ, diễn đạt theo sự kiện theo từ ngữ và giải thích ý nghĩa của sự kiện, mang tính chất tương đối và chủ quan của người ghi lại bằng những câu chuyện kể.
Làm thành tài liệu của việc diễn ra trong quá khứ: cách làm hoặc quá trình tập hợp những sự việc diễn ra trong quá khứ thành tài liệu cũng chính là câu chuyện kể đối với hiện tại.
Để hiểu được lịch sử hoặc ngành sử học, phải dựa vào cách viết sử của các sử gia từ xưa đến nay. Theo Ts Trần Thị Bích Ngọc “kiến thức về lịch sử được xem là bao gồm cả hai, kiến thức về những biến cố của quá khứ và những kỹ năng suy đoán và giải thích của quá khứ”
2. Tìm hiểu khái niệm lịch sử
Như đã trình bày ở trên, hiện vẫn chưa có một quan niệm thống nhất về nội hàm của khái niệm này.
Giải thích một cách đơn giản, lịch sử là những gì thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người. Với ý này, lịch sử là một nội hàm lớn, bao trùm tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội, đa diện, do đó khó định nghĩa chính xác và đầy đủ.
Định nghĩa ngắn gọn của Ts.Sue Peabody: “lịch sử là một câu chuyện chúng ta nói chúng ta là ai.” Theo nhà văn Victo Huygo: Lịch sử là gì? Đó là tiếng vọng của quá khứ và tương lai và là ánh phản chiếu của tương lai trên quá khứ. Quan điểm triết học của Karl Marx cho rằng : Lịch sử là các tồn tại xã hội từ trước đến nay là lịch sử đấu tranh giai cấp..
Xem thêm: Autism Là Gì – Hỏi đáp Y Học: Autism
Nhà các học La Mã Ciceron đưa ra quan điểm “historia magistra vitae” (lịch sử chính yếu của cuộc sống” với yêu cầu đạt tới “lux veritatis” ( ánh sáng của sự thật). Gs Hà Văn Tấn có viết “ lịch sử là khách quan. Sự kiện lịch sử là những sự thật được tồn tại độc lập ngoài ý thức chúng ta. Nhưng sự nhận thức lịch sử lại là chủ quan. Và người ta chép sử vì những mục đích khác nhau”.
Theo một số nguồn tài liệu, “Lịch sử” trong tiếng Anh là history. Theo cách dùng thông thường là quá khứ con người, cách sử dụng chuyên môn là quá khứ con người hoặc qan trọng hơn là tra vấn về bản tính của quá khứ con người, với mục đích à chuẩn bị cho sự giải thích xác thực một hay nhiều phương diện của nó. Thuật ngữ này cũng quy chiếu, cả theo cách dùng chuyên môn lẫn cách dùng thông thường, đến các bản văn ghi chép về các sự kiện trong quá khứ. Từ quan điểm lịch sử – nghĩa là, từ lập trường của lịch sử bản thân tư duy lịch sử – về đại thể, lịch sử có thể được định là truyền thống học thuật, ghi chép, xác định niên đại từ thời cổ đại, dựa trên sự tra vấn thuần lý về bản tính sự kiện của quá khứ con người.
“Lịch sử” trong các ngôn ngữ hiện đại Châu Âu có nghĩa là hàm hồ. Nó có thể dùng để chỉ các biến cố của bản thân quá khữ hay chỉ hoạt động nghiên cứu và viết về quá khứ, hay chỉ một văn bản nghiên cứu nào đó hoàn tất về quá khứ.
Chữ “historia” trong tiếng Hy Lạp có gốc là động từ “nhìn” và “histor” có nghĩa là “sự chứng kiến bằng mắt”. Từ nghĩa này được phát triển thành “người khảo sát những sự chứng kiến và biết được sự thật qua tra vấn”.
Ở thời Hy Lạp hóa và La Mã, “Lịch sử” dùng để chỉ tự sự của người ta vấn. Một sợ thay đổi ngữ nghĩa diễn ra, trong đó các ý niệm về sự tìm tòi nghiên cứu và sự chứng thực phụ thuộc vào nghệ thuật trình bày. Từ nghĩa này, “lịch sử” được hiểu theo nghĩa là “câu chuyện”, dùng để chỉ sự hư cấu và tự sự sự kiện.
Trong thời trung đại, “lịch sử” mang nghĩa là toàn bộ diễn trình các sự biến của con người.
Tất cả các nhà sử học chuyên nghiệp đều đồng ý rằng “lịch sử: có ý nghĩa là nghiên cứu học thuật về bản tính sự kiện của quá khứ con người. Những cuộc tranh luận về “bản tính” của lịch sử trở nên quyết liệt và mạnh mẽ hơn trong thế kỉ 20 với sự xác nhận lịch sử là “nghệ thuật” hay là “khoa học”. Ngay từ đầu thế kỷ, nhà sử học Anh G. M. Trevelyan công kích mô hình khoa học bằng cách cho rằng “theo bản chất bất biến của nó, lịch sử là một ‘câu chuyện’” – ý ông muốn nói là “nghệ thuật của lịch sử vẫn luôn là nghệ thuật của tự sự”.Mặt khác, một số nhà sử học cương quyết khẳng định rằng lịch sử là một môn khoa học xã hội. Cách thông thường nhất để tránh trách nhiệm trong cuộc tranh luận này là cho rằng lịch sử là sự kết hợp độc đáo giữa nghệ thuật và khoa học và nói rằng nó giữ vị thế tự trị trong các ngành khoa học nhân văn.
Xem thêm: Mep Là Gì – Những ý Nghĩa Của Mep
Trên đây là một số thông tin về “Lịch sử là gì” cũng như các quan niệm khác nhau về lịch sử. Bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Chuyên mục: Hỏi Đáp