*

Lệnh giao hàng là một trong những chứng từ cơ bản và bắt buộc cần phải có để nhà nhập khẩu có thể lấy hàng ra khỏi Cảng (đối với cả hàng LCL và FCL). Lấy lệnh giao hàng (lấy DO) là một trong những mắt xích cuối cùng để hàng về được kho của Nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, khi thực tế đi làm nghề thì nhiều bạn vẫn còn bỡ ngỡ không biết xử lý ra sao, cái gì làm trước cái gì làm sau. Hãy để CLB Yêu Xuất Nhập Khẩu Hà Nội hướng dẫn bạn nhé.

Bạn đang xem: Lệnh giao hàng là gì

1. Khi nào lấy lệnh giao hàng Delivery Order (D/O)?

Lệnh giao hàng được lấy sau khi tàu cập cảng, hãng tàu hoặc Forwarder gửi giấy báo hàng đến Arrival Notice cho Người nhận hàng. Về cơ bản, lấy lệnh giao hàng có thể diễn ra trước/ sau hoặc song song với việc làm thủ tục Hải quan vì nó độc lập với Quy trình làm thủ tục Hải quan.

*

2. Phân loại lệnh giao hàng

Có 2 loại DO chính được phân t heo chủ thể phát hành DO

DO do Forwarder phát hành: Lệnh giao hàng của đại lý vận chuyển có thể hiểu là đại lý vận chuyển ban hành lệnh này để yêu cầu người nắm giữ hàng phải đưa hàng cho người nhận (doanh nghiệp nhập khẩu).

3. Lấy lệnh giao hàng (DO) cần mang những chứng từ gì?

Với các trường hợp thong thường để đi lấy lệnh giao hàng cần mang những chứng từ sau:

Giấy giới thiệu (bản gốc)Thông báo hàng đến (bản photo)Vận đơn (bản gốc)Chứng minh nhân dân người đi lấy lệnh

Nếu lô hàng thanh toán bằng LC thì ngoài các chứng từ trên cần mang theo vận đơn gốc nhưng là vận đơn ký hậu có đóng dấu ngân hàng ở mặt sau.

Xem thêm: whisk là gì

Đối với hàng FCL (hàng full container) thì trên DO sẽ được đóng dấu “hàng giao thẳng” còn nếu nhà nhập khẩu hạ hàng và cắt chì tại bãi thì trên DO sẽ được đóng dấu là “hàng rút ruột”

4. Có cần mang theo tiền không?

Để lấy được Lệnh giao hàng thì cần phải đóng đầy đủ các khoản phí cho hãng tàu/ forwarder như:

Phí DOPhí vệ sinh container (Container Cleaning Fee)Phí THCHandlingPhí CFS

Muốn biết phí cụ thể với từng lô bạn có thể xem tại Giấy báo hàng đến hoặc gọi điện check lại với hãng tàu.

5. Một số chú ý khi đi lấy lệnh giao hàng

Có một số hãng tàu sẽ có thêm yêu cầu hơn so với bình thường ví dụ đòi hỏi vận đơn đóng dấu của chủ hàng (cái này mà gặp phải là mất thêm thời gian đi lấy dấu sếp công ty nhập khẩu) hoặc yêu cầu xuất trình các giấy nộp tiền, biên lai ngân hàng…Nếu làm nghề lâu lăm thì tôi khuyên bạn nên liên hệ trước với hãng tàu/ forwarder với trường hợp bạn chưa làm với họ baogiờ để tránh phiền phức.Chú ý tiếp theo là dù có bận hay vội thế nào đi chăng nữa thì bạn đừng quên lấy các biên lai thu phí của hãng tàu, cầm nhầm hóa đơn (nếu bạn là Forwarder thì đủ mệt vì sẽ bị khách hàng đòi lại hoặc hold thanh toán).

Xem thêm: Vốn Lưu động Là Gì, Vai Trò Và Cách Tính Vốn Lưu động

Hy vọng với bài viết này làm bạn có thể trở thành Chuyên gia đi lấy lệnh hoặc tự tin hơn trong công việc sắp tới.

Chuyên mục: Hỏi Đáp