Thất tịch được xem là ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau duy nhất trong năm, cũng được xem là ngày bày tỏ tình yêu chân thành.

Bạn đang xem: Lễ thất tịch là gì

Thất tịch là ngày gì?

Lễ Thất tịch là ngày 7-7 âm lịch, bắt nguồn từ Trung Quốc sau đó lan ra các nước khác, theo văn hóa phương Đông ngày này được gọi là ngày lễ tình nhân Châu Á, gắn liền với sự tích đầy cảm động về câu chuyện tình của Ngưu Lang và Chức Nữ.

*

Hình ảnh minh họa cho gia đình của Ngưu Lang Chức Nữ

Kể rằng, Ngưu Lang là chàng trai chăn trâu nhà nghèo, nhưng cóphẩm chất tốt, anh hiền lành và chăm chỉ làm ăn, vào một lần tình cờ Ngưu Lang đã gặp Chức Nữ là nàng tiên dệt vải, con gái của Vương Mẫu Nương Nương. Tình cảm dần đơm hoa kết trái giữa hai người, họ nên duyên vợ chồng và chung sống hạnh phúccùng hai người con, một trai một gái là kết quả cho cuộc tình giữa người phàm và tiên tử.

*

Vào ngày này, trời mưa là một điều may mắn chứng tỏ họ đã gặp nhau và nước mưa như là nước mắt của cặp đôi

Nhưng cuộc sống êm đềm vốn không kéo dài được lâu khi một ngày kia Chức Nữ buộc phải quay về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Chàng Ngưu Lang nhớ thương,đau xót khôn cùng đã mang theo hai con thơ đuổi theo nàng nhưng không thể qua khỏi sông Thiên Hà, đây là ranh giới phân chia giữa hai cõi phàm tục. Ngưu Lang nhất định không chịu từ bỏ và một mực ở đó đợi chờ Chức Nữ quay về. Cũng từ đó, bên cạnh sông Thiên Hà xuất hiện thêm một vì sao, mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang.

*

Cảm động trước tấm chân tình của hai người, Vương Mẫu đã đồng ý cho họ mỗi năm một lần vào ngày Thất Tịch (7 tháng 7 âm lịch)được gặp nhau. Thất Tịch là một lễ quan trọng của người Trung Quốc, còn có tên gọi khác như Lễ hội Trùng Thất, Khất xảo tiết, ngày Thất thư đản, ngày Xảo tịch.

Ý nghĩa ngày lễ Thất tịch ở Việt Nam

Tại Việt Nam Lễ Thất tịch người ta thường gọi là ngày “Ngâu Ông Ngâu Bà”, sở dĩ được gọi như vậy bởi vì vào ngày này thường xuất hiện mưa ngâu và từ xưa các cụ đã ví von rằng đây là nước mắt vui mừng xenlẫnhạnh phúc mà Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau.“Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu, Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền”.

Vào đời vua Lý Thánh Tông (1054-1072), lịch sử có ghi lại rằng, khi vua ở độ tuổi 42 nhưng vẫn chưa có con để truyền ngôi vị, vì vậy nên đã cầu tự vào ngày 7/7 ở một ngôi chùa, nhờ đó mà đón tin mừng, sinh ra Thái tử Càn Đức. Cũng bởi lý do này nên hàng năm vào ngày 7/7 trọng lễ đã được tổ chức ở chùa Hà và trở thành lễ hội cầu tình duyên, con đàn cháu đống, gia đình hạnh phúc.

*

Tính tới thời điểm hiện tại, Lễ Thất tịch ở Việt Nam các đôi lứa yêu nhau thường cùng đến chùa, làm lễ, cầu mong tình duyên ngày càng bền lâu, mặn nồng.

Xem thêm: Download Khu Vườn Trên Mây, Download Khu Vườn Trên Mây

Nếu trời không mưa, các cặp đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ và thề hẹn. Đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng. Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ trong đêm mùng 7 tháng 7 thì sẽ mãi mãi bên nhau.

Ngày Lễ Thất tịch ở các nước khác

Tại Nhật Bản, khi văn hóa Trung Quốc bắt đầu du nhập vào thời Nara (710-784), người Nhật Bản cũng có ngày lễ tên gọi là Tanabata gắn với truyền thuyết về nàng tiên dệt vải Orihime (Chức Cơ, tức là sao Chức Nữ) và anh chàng chăn trâu Hikoboshi (Ngạn Tinh tức là Ngưu Lang) tương tự câu chuyện ở Trung Quốc.

*

Cây trúc được gắng rất nhiều lời ước ý nghĩa

Vào ngày này, người Nhật Bản sẽ viết mong ước của mình vàonhững mảnh giấy đầy màu sắc, rồi treo lên cây trúc đặt ở trước nhà hoặc trong nhà để xin Orihimegiúp họ trở nên “nữ công gia chánh” hơn và Hikoboshi sẽ mang đến cho họ những vụ mùa bội thu và sự thịnh vượn, còn các cặp yêu nhau sẽ lên đền thờ cầu nguyện.

*

Các em bé cũng tham gia vào việc trang trí và ghi mong ước của mình

Đặc biệt đối với trẻ em, lễTanabata Matsuri là một ngày hội lớn và có ý nghĩa. Ở trường và ở nhà, các em sẽ cùng nhau trang trí cho các cành trúc mà ở đó chúng sẽ treo những mảnh giấy ghi rõ mơ ước của mình.

*

Ở Hàn Quốc người dân sẽ mặc đồ truyền thống và chơi nhiều trò dân gian

Đối với Hàn Quốc, người ta gọi ngày này là Chilseok, một lễ hội truyền thống bắt nguồn từ lễ hội Qixi ở Trung Quốc. Chilseok là khoảng thời gian mùa nóng đi qua và mùa mưa bắt đầu mưa rơi trong ngày này được gọi nước Chilseok.

Người Hàn Quốc sẽ tắm rửa sạch sẽ vào ngày này với mong muốn đem lại sức khỏe tốt. Chilseok được biết đến như là lễ hội để thưởng thức đồ ăn làm từ lúa mì, bí ngô,… bởi sau ngày lễ Chilseok, những cơn gió lạnh sẽ làm hỏng hương vị của lúa mì.

Ngày Thất tịch ăn đậu đỏ để thoát FA?

Nhiều gia đình người Hoa tại Việt Nam thường làm mâm cỗ trong ngày Thất tịch, bày một số bánh trái sản vật đặc sắc gắn liền với truyền thuyết về lễ hội này như: bánh phục linh, bánh chay nhân dừa, hoa, trà, củ ấu, đậu phộng rang (nguyên vỏ), 7 loại trái cây theo mùa,…

*

Dù nhiều người suy nghĩ ăn đậu đỏ sẽ thoát ế nhưng nó chỉ là những ýnghĩ của mỗi người và chưa được kiểm chứng nhưng đậu đỏ là món ăn rất bổ

Bên cạnh đó nhiều người còn ăn chè đậu đỏ vì tương truyền rằng, ăn đậu đỏ vào ngày này đồng nghĩa với việc cầu nhân duyên. Những người còn đang lẻ bóng sẽ sớm gặp được ý trung nhân, còn những ai đã có đôi có cặp sẽ càng thêm bền lâu.

Xem thêm: Tải Game Con Tra – Tai Game Contra Mien Phi

Nguồn ảnh: Internet

Với chủ đề lễ Thất tịch là gì? hy vọng đã mang đến cho bạn kiến thức bổ ích về ngày hội này ở Việt Nam và các nước trong khu vực Châu Á là như thế nào.Đừng quên theo dõiYANmỗi ngày để cập nhật thường xuyên tin tức và sự kiệnmới nhất về các ngôi sao Việt Nam nhé!

Những điều thú vị về ngày thất tịch mà bạn chưa biết:

Ở Trung Quốc các cô gái trổ tài thêu thùa, may vá, sâu kim

Sao Chức Nữ là sao sáng thứ 5trên bầu trời

Vài nơi ở Trung Quốc người ta tin rằng trang trí nhà cửa bằng sừng trâu và hoa vào ngày này sẽ giúp bảo vệ cả gia đình khỏi những chuyện không may

Những phụ nữ độc thân cùng cầu thoát ế, còn những người đã đính hôn hay mới cưới thì sẽ cầu nguyện sớm sanh quý tử.

Lễ that Tịch là gìNgày thất Tịch là ngày mayNgày thất tịch là ngày mayTại sao thất tịch lại mưaLễ that tịch ăn gìthất tịch là gìthất tịch nên làm gì

Chuyên mục: Hỏi Đáp