Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều về lễ đính hôn, tuy nhiên bạn vẫn chưa biết đó là nghi lễ gì, có khác gì với ngày lễ ăn hỏi không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Lễ đính hôn là gì

Lễ đính hôn là gì?

Lễ đính hôn được hiểu nôm na là nghi lễ hứa gả con của gia đình 2 bên. Đây được xem là bước đệm để 2 bên tiến tới hôn nhân. Bởi vậy lễ đính hôn được xem là nghi lễ quan trọng nhất của đời người. Do đó, tùy theo vùng miền, phong tục mà yêu cầu về ngày lễ này cũng khác nhau.

*

Vậy lễ đính hôn với lễ ăn hỏi có khác nhau không?

Tôi cũng đang thắc mắc giống bạn, tại sao có nơi người ta lại gọi lễ ăn hỏi, có nơi người ta lại bảo lễ đính hôn. Trong khi đó, bản chất của 2 ngày lễ này đều giống nhau: từ cách chuẩn bị, trình tự tổ chức cho đến lúc đáp lễ. Thực ra, 2 ngày lễ này đều là một, tùy theo cách đọc của từng vùng miền mà mới có 2 tên gọi khác nhau như vậy. Miền Bắc thường gọi là lễ ăn hỏi, trong khi đó miễn Nam lại gọi lễ đính hôn.

Vậy cuối cùng, lễ ăn hỏi với lễ đính hôn là một. Bạn chớ nên nhầm lẫn nhé. Tuy nhiên, vẫn có một vài sự khác nhau nhỏ trong phong cách tổ chức. Lễ đính hôn ở miền Nam thường tổ chức thân mật. Người miền Nam xem đây là dịp để cả 2 bên giao lưu. Do đó, khâu tổ chức cũng hết sức đơn giản gồm: đón khách, tiếp lễ và cuối cùng là nhà gái đãi tiệc nhà trai.

Trong khi đó, miền Bắc thì tổ chức có phần trang nghiêm hơn, có sự tham gia của họ hàng, bậc tiền bối của 2 bên.

Xem thêm: Rong Kinh Là Gì – 10 Nguyên Nhân Gây Rong Kinh Thường Gặp

Lễ vật trong ngày lễ đính hôn

Trong ngày lễ đính hôn, thường chuẩn bị những lễ vật gì? Tùy theo yêu cầu của từng gia đình và tài chính mà lễ vật chuẩn bị trong ngày lễ đính hôn. Phổ biến vẫn là trầu cau, hoa quả, trà, bánh mức. Điều thú vị, số tráp ăn hỏi của 2 miền có sự khác nhau. Với miền Nam thường là lễ 4, 6, 8, 10 tráp, còn miền Bắc là 5, 7, 9, 11 tráp.

*

Cô dâu, chú rể mặc gì trong lễ đính hôn

Trong ngày lễ đính hôn, cô dâu thường mặc bộ trang phục cưới hỏi truyền thống như áo dài. Màu sắc lựa chọn thường là màu trắng xanh, hồng hoặc đỏ. Và có thêm một số phụ kiện đi kèm để trông thu hút và bắt mắt hơn.

Chú rể thì có phần đơn giản hơn trong khâu trang phục. Thông thường chú rể thường mặc vest, áo sơ mi bên trong và thắt cà vạt. Buổi lễ cũng diễn ra nhanh chóng cho nên phần trang phục cũng không cần quá cầu kỳ.

Trình tự tổ chức lễ đính hôn

Quy trình tổ chức lễ đính hôn cũng không khác biệt gì so với quy trình tổ chức lễ ăn hỏi. Cũng bao gồm các bước: chào hỏi, dâng lễ vật, cô dâu chú rể ra mắt họ hàng 2 bên, thắp hương cho tổ tiên, dùng tiệc, nhà gái lại quả.

Xem thêm: Vch Là Gì – ý Nghĩa Thật Sự Của Vch

Lễ đính hôn thường diễn ra 30 phút-1 tiếng. Tuy nhiên cũng đủ để ấn tượng và dấu ấn trong lòng các cặp đôi. Qua ngày lễ đính hôn, dường như chỉ chờ đến ngày thành hôn.

Chuyên mục: Hỏi Đáp