Chuyện viết chữ, Hiểu về tiếng Việt Nguồn gốc của một số từ trong tiếng Việt Viết bởi Nguyễn Thuỳ Dung | ngày Th830,2018

*

(Ngày ngày viết chữ) Tổng hợp một số bài viết giải nghĩa nguồn gốc của từ trên Fanpage Ngày ngày viết chữ từ tháng 11/2017.

Bạn đang xem: Lấy le là gì

Áo bà ba

“Áo bà ba” là loại áo phổ biến ở miền quê Việt Nam, đặc biệt là Nam Bộ. Về tên gọi “áo bà ba” bắt nguồn từ đâu có nhiều giả thuyết, giả thuyết có vẻ được chấp nhận nhiều nhất là áo “có nguồn gốc từ đảo Penang ở Malaysia, nơi có tộc người Bà Ba (Babas) sinh sống”, theo tác phẩm “Ngàn năm áo mũ” của Trần Quang Đức.

Trong tác phẩm “Văn minh miệt vườn”, nhà văn Sơn Nam nhắc tới áo bà ba như sau: “Sự liên lạc giữa Cái Mơn và Mã Lai đem cho miệt vườn nhiều loại cây mới: măng cụt, bòn bon, chôm chôm. Poulo Penang, nơi ông Trương Vĩnh Ký du học, là nơi có nhóm người Bà Ba lập rẫy mía. Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa (chiếc áo bà ba mà người miền Nam ưa thích, vạt ngắn không bâu chính là kiểu áo của người Bà Ba)”.

Cưới xin

“Cưới xin” là từ gốc Hán, trong đó “cưới” có nghĩa là “xin”. “Cưới” chính là từ Việt hoá của một từ Hán Việt là “cái”.

“Cái” , tiếng Hán viết là 丐 (cũng viết là 匃 hoặc 匄), đọc là /gài/ và có nghĩa là “xin” (trong “Cái Bang”, “khất cái”). “Cưới” là âm thuần Việt của “cái” nên “cưới” có nghĩa là xin, thành ra người xưa hay nói thành “cưới xin”.

“Cưới vợ” nghĩa là xin phép người nhà vợ cho vợ về ở với mình. Bởi thế người ta chỉ nói “cưới vợ” mà không nói “cưới chồng”, vì theo điều kiện tiêu chuẩn thì không có chuyện xin chồng về ở nhà vợ. Tất nhiên, ấy là không nói tới chuyện ở rể.

Đặt gạch

Từ “đặt gạch” từ này bắt nguồn từ thời bao cấp, người Việt Nam phải xếp hàng chờ cấp phát nhu yếu phẩm theo tem phiếu. Khi cần đi đâu đó trong lúc xếp hàng, người ta dùng viên gạch “giữ chỗ” thay mình. Sau này, ngoài ý nghĩa “giữ chỗ”, từ này còn có nghĩa là đóng trước khoản tiền đảm bảo sẽ mua một món đồ nào đó. Ngoài ra, nó còn mang tính “hóng chuyện” khi người dùng muốn hóng một chuyện nào đó thì thường “đặt gạch” để giữ chỗ ngồi hóng (trên mạng).

Hàn huyên

“Hàn Huyên” là từ gốc Hán, viết là 寒暄 , trong đó: hàn là lạnh; huyên là ấm. Xưa con cái trước khi ngủ phải hỏi thăm cha mẹ có lạnh không, sáng hôm sau thức dậy phải hỏi cha mẹ đêm qua ngủ có đủ ấm không. Do đó sau này “hàn huyên” được dùng để chỉ việc hỏi thăm, tâm tình cùng nhau.

Khang trang

“Khang trang” là từ gốc Hán, viết là 康 莊, trong đó: khang là chỗ ngã năm; trang là chỗ ngã sáu. “Khang trang” ban đầu dùng để chỉ đường sá to lớn rộng rãi, sau đó mở rộng thêm nghĩa nhà cửa, công trình kiến trúc bề thế đẹp đẽ.

Lấy le cua gái

Một số người hay nói “lấy le”, “làm chuyện đó để lấy le”, vậy lấy le là lấy cái gì?

“Le” là từ gốc Pháp, xuất phát từ chữ “L’air” nghĩa là dáng vẻ. “Lấy le” hay “làm le” nghĩa là “tỏ vẻ, làm ra vẻ”.

Vậy “cua” gái là thế nào? Tán gái thì liên quan gì đến con cua?

Chữ “cua” này là động từ, không liên quan gì đến “con cua” (danh từ). Đây cũng là từ gốc Pháp, xuất phát từ chữ “courir après” nghĩa là “chạy theo phía sau”, “cua gái” nghĩa là “chạy theo sau một cô gái, tán tỉnh một cô gái”.

Lãnh tụ

“Lãnh tụ” là từ gốc Hán, viết là 領袖, về mặt từ nguyên thì rất đơn giản, nó xuất phát từ cái áo mà chúng ta thường mặc, trong đó: “lãnh” là cái cổ áo; “tụ” là ống tay áo.

Đây là hai bộ phận đầu tiên mà khi mặc áo người ta đụng chạm đến, sau này dùng để chỉ người đứng đầu, người quan trọng nhất của một tổ chức hay phong trào. Bạn cũng có thể thấy là mặc áo thì dù thân áo có nhăn nhưng cổ áo phải thẳng, ống tay áo phải vào nếp đàng hoàng, thế mới chỉn chu, ra dáng.

Ngày nay thì chúng ta ít dùng từ “lãnh tụ”, có lẽ vì hiếm nhân vật xứng tầm. Thay vào đó chúng ta dùng từ có vẻ bình dân hơn chút đỉnh, là từ “lãnh đạo”.

Xem thêm: Cấu Trúc Là Gì – Có Vĩnh Viễn Không

Tuyệt cú mèo

Tại sao nói “tuyệt cú mèo”, cái gì đó tuyệt vời thì liên quan gì đến con cú mèo?

“Tuyệt cú mèo” nghĩa là “tuyệt vời, rất tuyệt, đạt đến mức coi như lý tưởng, không còn chê chỗ nào được nữa” (theo Từ điển từ ngữ Nam Bộ của Huỳnh Công Tín, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009).

Nguồn gốc của quán ngữ này là danh ngữ “tuyệt cú” (絕句) của tiếng Hán. Theo đó, “tuyệt cú” (còn gọi là tiệt cú, đoản cú), vốn là tên một thể thơ mà mỗi bài có bốn câu.

Từ này dùng trong dân gian, thay vì tên một thể thơ thì thường hiểu sai thành “câu (thơ) hay”, rồi hiểu rộng ra là “hay”, là “tuyệt”. Và khi nó đã được mặc nhiên hiểu như thế này rồi thì người ta lại đánh đồng chữ “cú” nghĩa là “câu” với “cú” trong tên một loài chim là “cú mèo”. Thế là ta có ba tiếng “tuyệt cú mèo”.

Đây là một hiện tượng thường gặp trong tiếng Việt, người ta thường mượn một từ đồng âm để thêm thắt từ ngữ, kiểu “lí do (gio/tro) lí trấu”, “văn nghệ văn gừng”.

Thiết tha

“Thiết tha” là từ gốc Hán viết là 切 磋 , trong đó: thiết là cắt; tha là mài.

Từ này xuất phát từ bài thơ “Kỳ úc 1″ trong Kinh Thi, viết rằng: “…Như thiết như tha Như trác như ma. Sắt hề! Hạn hề! Hách hề! Hoán hề! Hữu phỉ quân tử, Chung bất khả huyên hề!”

Về nguồn gốc, “thiết tha” trong bài này vốn dùng để ca ngợi Vệ Vũ công (vị vua thứ 11 của nước Vệ – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc) là người biết trau dồi tài đức nên được nhân dân yêu mến nhớ nhung đến mức trong lòng đau như cắt như mài.

Nhưng khi gia nhập tiếng Việt, từ này lại có nét nghĩa khác với ở Trung Quốc. “Thiết tha” trong tiếng Việt chỉ sự gắn bó hết lòng, luôn luôn nghĩ đến, quan tâm đến ai đó hay việc gì đó, ngoài ra còn mang nghĩa mong mỏi, mong được đáp ứng, cho nên mới có cách nói “tôi tha thiết mong anh”, hoặc là “tôi chả thiết tha gì nữa”. Nói chung hầu như chẳng còn cắt hay mài gì hết.

Đôi khi “thiết tha” bị đảo thành “tha thiết” và có một biến âm là “da diết”.

Tang thương

“Tang thương” là từ gốc Hán, mà gốc Hán vốn là “thương tang”, viết là 沧桑, trong đó: tang là cây dâu; thương là biển khơi.

“Tang thương” vốn xuất phát từ câu “thương hải biến vu tang điền” tức biển xanh biến thành ruộng dâu, dùng để chỉ sự biến đổi của cuộc sống, cũng dùng để chỉ sự đổi thay của đời người.

Trong tiếng Việt, “tang thương” thường mang ý nghĩa biến đổi xấu đi, kiểu “khung cảnh tang thương”, có lẽ vì bị ảnh hưởng của các từ tang tóc đau thương, nhưng về nguồn gốc “tang thương” hay “thương tang” chẳng qua chỉ để sự thay đổi, không hàm ý xấu tốt, chỉ là có ít nhiều cảm giác mất mát vì những điều xưa cũ không còn.

Tiếng Việt còn có một từ Việt hoá “tang thương” là “bể dâu” (đôi khi dùng là “dâu bể”).

Tía

Ở miền Tây Nam Bộ, người ta thường gọi cha là “tía”. Từ này, cũng như “cha”, “ba” hay “bố” đều là những từ Việt gốc Hán.

Xem thêm: Cảm Xúc Là Gì – định Nghĩa Và Phân Loại Cảm Xúc

Cụ thể thì “tía” bắt nguồn từ gốc Triều Châu, viết là 爹. Nghĩa là cha, phụ thân. Lại nói, từ “ba” có thể khá dễ dàng để truy ra gốc Hán của nó thông qua từ 爸 (phát âm là /Bà/). Còn “bố”, từ này vốn là âm xưa của 父 mà âm Hán Việt hiện đại là “phụ”.

Chuyên mục: Hỏi Đáp