Nhớ lại lần cuối bạn phải đưa ra một quyết định khó khăn, khi buộc phải chọn giữa phương án “dễ” và phương án “đúng”

Bạn đã chọn con đường dễ đi để tránh xung đột, mặc cho nó đi ngược lại với quan điểm và niềm tin của bạn? Hay giữ vững lập trường và chọn phương án đúng đắn nhất?

Khi phải đưa ra quyết định này, các lựa chọn trở nên rõ ràng vì chúng ta biết đâu là đúng, đâu là sai. Thế nhưng tại sao chúng ta vẫn thường từ bỏ và không làm điều đúng đắn? Chúng ta có thể học cách đứng vững với lập trường bản thân? Hay “cá tính” đó là bẩm sinh ở một số người, trong khi số khác lại không có?

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cá tính, làm thế nào trau dồi nó và làm thế nào bạn tự chủ được.

Bạn đang xem: Lập trường là gì

Mục lục

Cá tính là gì?

Cá tính là một tập hợp những phẩm chất mà bạn có hoặc không có và nó khiến bạn trở nên khác biệt với những người xung quanh. Khi chúng ta nói về ai đó có cá tính một cách tích cực, những phẩm chất đó có thể là sự dũng cảm, chân thật, trung thành, ngay thẳng,… Nó giúp ta quyết định điều gì chúng ta nghĩ là đúng, điều gì chúng ta nghĩ là sai.

Ví dụ: Một giám đốc sẽ bộc lộ cá tính của cô ta khi phải đối chất trước hội đồng quản trị. Cô ta biết nhóm mình làm đúng và ra sức bảo vệ họ, mặc dù bị chỉ trích gay gắt và chịu sức ép nặng nề từ hội đồng quản trị.

Hay một CEO bộc lộ cá tính của mình khi anh ta sẵn sàng từ chối một khoản sinh lợi từ khách hàng tiềm năng, anh ta tin rằng có những hành động không được chấp nhận đang xảy ra ngoài cơ sở sản xuất của họ.

Xây dựng cá tính

Chúng ta không được sinh ra với những phẩm chất làm nên cá tính, cá tính được xây dựng từ từ qua cuộc sống và trải nghiệm và chúng ta hoàn toàn có thể củng cố nó nếu muốn.

Dưới đây là một vài cách để trau dồi cá tính:

Xác định giá trị cốt lõi của bạn: Giá trị của bạn là gì? Có thể bạn đã nhận ra chúng. Hãy nghĩ tới thời điểm ai đó khiến bạn khó chịu trước đây. Có thể, họ đã làm điều gì đó chống lại giá trị cốt lõi của bạn? Họ lừa dối bạn hay kiếm lợi từ người khác? Hay họ chọn lối đi tắt khiến khách hàng rủi ro? Nhớ lại những trải nghiệm đó và lên danh sách những điều bạn cho là quan trọng nhất với bản thân.Tìm cách áp dụng những giá trị đó mỗi ngày: Ví dụ, nếu một trong những giá trị cốt lõi của bạn là trung thực, hãy tỏ ra trung thực với tất cả đồng nghiệp, ngay cả những tình huống không quan trọng.Nhớ lại tình huống trước đây khi mà bạn không giữ vững lập trường: Bạn có thể làm gì khác? Đừng vì thế mà tự trách bản thân và cảm thấy có lỗi về những chuyện mình đã làm. Chúng ta ai cũng mắc sai lầm, nhưng quan trọng là bây giờ chúng ta cố gắng làm điều đúng đắn. Ghi nhớ và học hỏi từ sai lầm trong quá khứ, giúp bạn tránh chúng trong tương lai.Đánh giá mối quan hệ bạn bè và đồng nghiệp: Bạn có dành nhiều thời gian cho những người mình ngưỡng mộ? Những người đó có cá tính mà bạn muốn học hỏi? Nếu không hãy dành thời gian cho người khác. Bạn càng dành nhiều thời gian cho người bạn ngưỡng mộ, bạn càng có cơ hội quan sát và học hỏi họ.Hành động theo niềm tin của bản thân: Cá tính được xây dựng từ những điều bạn làm. Vì thế nắm lấy mọi cơ hội, đặt niềm tin vào mỗi việc bạn làm. Một quyết định nhỏ có thể làm nên một sự thay đổi lớn.

Xem thêm: Xyanua Là Gì – Chất độc Xyanua Nguy Hiểm Mức Nào

Giữ vững lập trường

Có những lúc ương tâm mách bảo chúng ta cần đứng lên vì những điều chúng ta nghĩ là đúng. Nhưng làm thế nào và khi nào chúng ta nên giữ vững lập trường.

Mỗi chúng ta là một cá thể riêng biệt, có những tình huống trong cuộc sống rất phức tạp. Nếu chọn cách giữ vững lập trường, hãy ghi nhớ những điều sau:

Không phải lúc nào cũng nên cư xử tốt: Nhiều người vì muốn cư xử lịch sự, tránh rủi ro nên khiến tình huống vượt ngoài tầm kiểm soát. Thế nhưng có một sự khác biệt lớn giữa cư xử lịch sự và im lặng, vì chúng ta lo sợ hoặc không chắc chắn. Hãy lắng nghe bản năng trong những tình huống này. Đôi khi tốt nhất nên tự bảo vệ mình hay người khác, đừng quan tâm đến việc phải cư xử tốt.Nhìn thẳng vào sự thật: Sẽ dễ dàng giữ vững lập trường hơn, nếu bạn có niềm tin và những căn cứ logic và thực tế trong lý lẽ hay lập luận của mình. Cho nên bạn cần chắc chắn về thông tin mình có. Bạn cũng cần thực sự hiểu rõ thông tin mình có, nếu bạn cho rằng ai đó đang che giấu thông tin hay giải thích không rõ ràng, kiên nhẫn hỏi cho đến khi hoàn toàn hiểu được vấn đề.Đừng áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác: Ví dụ, bạn cho rằng ăn thịt là sai. Thế nhưng việc chỉ trích người khác khi thấy họ ăn thịt là đang áp đặt suy nghĩ của mình lên họ.

Mẹo:

Hãy nhớ luôn có sự khác biệt lớn giữa việc giữ vững lập trường và tỏ ra cứng đầu, ngạo mạn, bất hợp tác.

Để mọi thứ qua đi

Sẽ có lúc bạn phải thừa nhận mình sai, nhượng bộ và làm điều tốt nhất cho tình huống đó. Dù vậy bằng cách chủ động giữ vững lập trường, bạn có cơ hội bộc lộ cá tính cũng như bày tỏ tâm tư và nguyện vọng của bản thân. Sếp và đồng nghiệp sẽ tôn trọng bạn vì điều đó.

Mặt khác, nếu thường xuyên phải làm những việc trái với lương tâm và niềm tin của mình, bạn có thể xem xét tiếp tục sự nghiệp ở một nơi khác. Cố gắng chọn một tổ chức phù hợp với phẩm chất của bạn, bằng cách đọc thông tin về tổ chức, như sứ mệnh và tầm nhìn. Tuy nhiên cách tốt nhất để thực hiện việc này là trao đổi trực tiếp với nhân viên hiện đang làm tại đó, tìm xem hành vi nào mà họ nghĩ là giá trị của tổ chức.

Những điểm chính

Để phát triển cá tính, bắt đầu bằng cách nhấn mạnh các giá trị quan trọng nhất của bạn. Sau đó tìm cách duy trì chúng mỗi ngày, ngay cả trong những tình huống không quan trọng. Bên cạnh đó, xem xét bạn bè và đồng nghiệp mà bạn dành nhiều thời gian nhất. Ở quanh những người bạn ngưỡng mộ, truyền cảm hứng cho bạn xây dựng cá tính cho bản thân.

Xem thêm: Chakra Là Gì – ý Nghĩa Của 7 Luân Xa Theo Yoga ấn độ

Khi giữ vững lập trường, bạn thể hiện quan điểm rõ ràng và đừng ngại phải cư xử không tốt. Nhưng vẫn nên tôn trọng quan điểm và mong muốn của người khác và nhận ra rằng có lúc bạn phải nhượng bộ.

Chuyên mục: Hỏi Đáp