Trong thập kỷ vừa qua, Android đã trở thành một nền tảng phổ biến hơn bao giờ hết với hơn 1.4 tỷ người dùng và 80% số lượng thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android. Con số ấn tượng này cũng cho thấy nhu cầu phát triển các ứng dụng chạy trên hệ điều hành Android. Lập trình ứng dụng dần trở thành công việc với cơ hội nghề nghiệp rộng mở và mức lương hấp dẫn. Tổng quan về lập trình Android cũng như những thông tin, tài liệu sẽ được cung cấp trong bài viết dưới đây.
Bạn đang xem: Lập trình android là gì
Lập trình android là gì?
Android là hệ điều hành trên nền tảng di động được phát triển dựa trên hệ điều hành Linux bởi Google. Kể từ khi ra mắt, Android đã ngày càng trở nên phổ biến với lượng người dùng ngày một tăng.
Các ứng dụng trên nền tảng này được phát triển sử dụng các ngôn ngữ lập trình như Java hoặc Kotlin. Việc trở thành nền tảng hệ điều hành di động phổ biến nhất giúp đảm bảo nhu cầu đối với các nhà phát triển ứng dụng trên Android. Bên cạnh đó, với đặc điểm là mã nguồn mở, Android sở hữu một hệ sinh thái đa dạng các nhà phát triển ứng dụng.
Tổng quan về lập trình Android
Android có đặc điểm là một nền tảng mã nguồn mở, điều này cho phép các nhà mạng di động, lập trình viên có thể điều chỉnh và thiết kế các ứng dụng một cách linh hoạt và dễ dàng.
Nền tảng Android gồm 5 bộ phận chính, được chứa trong 4 lớp:
Nhân LinuxThư việnAndroid RuntimeAndroid FrameworkApplication
Đối với việc lập trình Android, lập trình viên sẽ phải làm việc với tầng Android Runtime và Application. Trên Runtime chứa tệp các thư viện cốt lõi cho phép lập trình viên viết các ứng dụng sử dụng ngôn ngữ lập trình như Java. Mọi ứng dụng được viết sẽ được lưu trữ tại tầng Application.
Lập trình Android cần học những gì
Học lập trình ứng dụng Android sẽ đòi hỏi bạn phải nắm chắc kiến thức kỹ thuật chuyên môn như ngôn ngữ lập trình, hay cách sử dụng các phần mềm viết ứng dụng. Bạn hoàn toàn có thể phát triển một ứng dụng sử dụng các phần mềm viết ứng dụng chạy trên máy tính. Hai công cụ phát triển ứng dụng Android phổ biến là Eclipse và Android Studio IDE.
Để bắt đầu học về lập trình Android, bạn cần nắm vững kiến thức về các yếu tố sau:
Fragmentation: Tính phân mảnh giữa các phiên bản Android khác nhauActivity, Fragments và các thành phần Services: Các lớp ứng dụng của nền tảng Android.Threads, Tasks, và Loaders; chịu trách nhiệm cho việc cung cấp một trải nghiệm người dùng liền mạch và xuyên suốt – một yêu cầu vô cùng quan trọng đối với việc phát triển bất cứ ứng dụng nào.
Kể từ khi Google phát triển các dịch vụ như Google play services hỗ trợ các tính năng như đăng nhập, xác thực, truy cập vị trí, .. các nhà phát triển ứng dụng giờ đây có thể tập trung vào việc phát triển những tính năng cho ứng dụng của mình.
Lập trình Android dùng ngôn ngữ gì?
Lập trình ứng dụng Android có thể sử dụng nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau. Các ngôn ngữ phổ biến được sử dụng trong việc phát triển ứng dụng Android có thể kể đến như: Java, Kotin, AngularJS, C#, HTML và CSS.
Tùy là một ngôn ngữ lập trình mới được công nhận bởi Google năm 2017, Kotlin đã được công nhận trở thành ngôn ngữ bên cạnh người tiền nhiệm Java được sử dụng trong việc phát triển các ứng dụng trên nền tảng Android.
Dưới đây là một số ngôn ngữ lập trình phổ biến và tính năng của chúng
Lập trình android bằng python
Python là lựa chọn phù hợp đối với những người bắt đầu làm quen với việc lập trình trên Android khi nó không yêu cầu bạn phải cài đặt quá nhiều phần mềm để có thể sử dụng ngôn ngữ này.
Xem thêm: Sơ Đồ Tổ Chức Tiếng Anh Là Gì, Sơ Đồ Tổ Chức Dự Án Tiếng Anh Là Gì Archives
Bên cạnh đó, đây cũng là một ngôn ngữ lập trình đơn giản, dễ hiểu cho pháp bạn viết thử những script giúp bạn chạy thử gần như ngay lập tức trên thiết bị Android của mình. Khi bạn đã quen thuộc với ngôn ngữ này, bạn thậm chí có thể tự xây dựng một phiên bản APK đầy đủ của riêng mình.
Lập trình android bằng java
Java chính là ngôn ngữ phổ biến nhất được sử dụng trong lập trình Android. Nếu bạn chưa quen thuộc với ngôn ngữ này, bạn cần cài đặt các công cụ hỗ trợ để có thể sử dụng Java, như Eclipse để học lập trình Java.
Hiện Android studio là công cụ hỗ trợ lập trình bằng Java được Google khuyến khích sử dụng. Nếu như đối với Eclipse, bạn cần phải tự cài đặt Android SDK thì khi sử dụng Android Studio, Android SDK sẽ được tự động cài đặt tại bước cuối của quá trình cài đặt chương trình.
Lập trình android bằng C#
Ngôn ngữ lập trình C# được sử dụng trong việc phát triển các ứng dụng đa nền tảng (cross) với sự hỗ trợ của Xamarin. Đây là giải pháp đa nền tảng giúp tiết kiệm chi phí xây dựng và duy trì ứng dụng do cấu trúc C/C++ rất phức tạp và chưa thể được ứng dụng trên nhiều nền tảng, nên nếu bạn muốn lập trình bằng C# bạn sẽ cần đến công cụ hỗ trợ là Xamarin.
Dựa trên có sở mã C# được chia sẻ, bạn có thể sử dụng Xamarin để phát triển những ứng như mong muốn, và có thể chạy được trên nhiều nền tảng di động khác nhau.
Lập trình Android bằng Kotlin
Kotlin là ngôn ngữ có nhiều nét tương đồng với Java, và có thể chạy trên các thiết bị sử dụng máy ảo Java.
Với những ưu điểm như dễ học, dễ làm, dễ sử dụng thì đây là một lựa chọn đáng cân nhắc khi Kotlin giúp bạn tiết kiệm thời gian viết code với những đoạn code ngắn gọn.
Kotlin cũng giúp lập trình viên tránh được các lớp lỗi với khả năng tương tác cao sử dụng các thư viện sẵn có trên JVM, đồng thời đây cũng là ngôn ngữ được ưu tiên hỗ trợ trên Android Studio.
Xem thêm: Gluten Free Là Gì – Những điều Cần Biết Về Gluten Free
Lập trình android có khó không
Việc học lập trình Android khó hay dễ phụ thuộc rất nhiều vào quỹ thời gian và tính kiên trì của bạn.
Khi học lập trình, ngoài việc đặt ra những mục tiêu cần thiết trong quá trình học, bạn cũng cần phải nắm chắc các kiến thức kỹ thuật như:
Ngôn ngữ lập trình Các công cụ hỗ trợ như: Android studio, Image Asset Studio, Layout Inspector, …Cấu trúc và đặc điểm của nền tảng Android
Học lập trình android ở đâu
Hiện ngoài liệu miễn phí về lập trình Android trên TaiLieu.vn, hay bộ video hướng dẫn lập trình của Trung tâm đào tạo Tin học Khoa phạm, thì bạn cũng có thể tham khảo các trung tâm đào tạo như TechMaster, CodeGym, BKCAD, Aptech, …
Chuyên mục: Hỏi Đáp