(VOV5) – Làng là nơi người dân nước Việt sinh ra và lớn lên. Nơi đó có bờ tre, bến nước, mái đình, cây đa và điệu dân ca quen thuộc. Nơi đó là cuộc sống ấm cúng bên cha mẹ, là tình làng nghĩa xóm, là sự chân thật và thông cảm xẻ chia. Mỗi ngôi làng đều có những phong tục tập quán văn hóa, có nghề thủ công truyền thống riêng. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà Việt Nam đang trên con đường hội nhập thì những câu chuyện về làng quê không chỉ giúp cho thính giả, bạn đọc thấy đựơc sự kế thừa và sự sáng tạo trong chiều dài lịch sử, mà còn thấy đựơc những giá trị đích thực tạo nên sức mạnh cho sự phát triển của làng hôm nay. Nghe âm thanh bài viết tại đây:

Tên gọi của làng gắn liền với chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Những nghiên cứu khảo cổ học cho thấy: kể từ khi có nghề trồng lúa nước, thì xóm làng bắt đầu hình thành. Thủa ban đầu, con người từ vùng thượng du về đồng bằng để làm nông nghiệp, chuyển từquan hệ huyết thốngsangquan hệ láng giềng, phân chia nơi ở theo địa vực.

Bạn đang xem: Làng là gì

Họ dần biết hợp tác trong việc khai phá đất đai, đào kênh mương tưới nước, đắp đê chống lũ…những công việc không thể thực hiện bởi một cá nhân hay một gia đình. Sự cố kết ấy đã tạo ra đơn vị tụ cư nhỏ gọi làxóm, xóm phát triển rộng mà hình thành nên làng. Sự cố kết cộng đồng dựa trên nhu cầu: đoàn kết để chống ngoại xâm, hợp tác để làm thủy lợi và trị thủy mà từ nhiều làng hình thành nên quốc gia sơ khai. Sau khi nhà nước ra đời, làng xã trở thành đơn vị hành chính nhỏ nhất trong xã hội. Với những đặc điểm trên, cấu trúc làng truyền thống của người Việt thường gắn với hình ảnh con đê làng, cổng làng, đình làng, cây đa, bến nước và không gian trong làng là những xóm dân cư, nhà vườn, ao khép kín. Cấu trúc làng là không gian nông thôn, mang đậm dấu ấn văn hoá lịch sử của người Việt.

*

Nhận diện về làng Việt, hình ảnh gây ấn tượng đầu tiên chính là chiếc cổng làng và luỹ tre bao quanh làng. Tiến sỹ Trần Hữu Sơn, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, cho biết: Cổng làng là công trình khẳng định ranh giới của làng, phân định ranh giới giữa khu vực sản xuất với không gian cư trú của làng. Mặt khác cổng làng kết hợp với lũy tre bao quanh làng cùng hệ thống phòng thủ bên trong trở thành pháo đài kiên cố chống giặc giã và chống xâm lược. Cổng làng còn có chức năng thẩm mỹ, là biểu tượng của làng, các câu đối, trang trí ở cổng làng giới thiệu về làng, về vẻ đẹp của làng, thể hiện vị thế của làng và là biểu tượng của quê hương. Ai đi xa về gần bất cứ ở đâu về đều nhớ đến cổng làng.

*

Trong làng còn có các công trình kiến trúc khác, là những thành tố tạo nên diện mạo, không gian văn hóa làng. Con đường chính trong làng thường dẫn tới Đình làng, nơi thờ Thành Hoàng Làng. Với vị trí trung tâm, Đình làng là công trình kiến trúc tâm linh tiêu biểu, niềm tự hào của làng.Tiến sỹ Đinh Hồng Hải ở Đại hoc quốc gia Hà Nội, cho biết: Trong dân gian có câu : “ Trống làng nào làng ấy đánh, Thánh làng nào làng ấy thờ”. Tiếng trống hay vị Thánh thờ ở đình làng thể hiện sự khác biệt của làng này với làng khác, thể hiện vị thế, đặc tính của làng, bởi vậy Đình làng bao giờ cũng được xây dựng bề thế thể hiện sức mạnh của làng.

Xem thêm: Magnesium Là Gì – Magie Hay Tác Dụng Của Magie

*
Ảnh : vietnamtourism.com

Trong đời sống, Đình làng luôn là trung tâm sinh hoạt cộng đồng, là nơi diễn ra các sự kiện trọng đại, các lễ hội, sinh hoạt văn hoá của cả làng. Trong tâm thức của người xưa, giếng nước, cây đa đầu làng có ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Nếu giếng làng là tấm gương phản chiếu hình ảnh cuộc sống thanh bình của làng quê, thì cây đa cổ thụ đầu làng chứng kiến những biến thiên của lịch sử, những thế hệ dân làng đi qua cánh cổng làng. Vẻ đẹp kiến trúc của các ngôi Đình, chùa trong làng gắn với hình ảnh những đầu đao cong vút, vươn lên bầu trời như gợi lên ước vọng của người dân trong làng.

Nhìn về tổng thể, cấu trúc làng Việt cổ, khởi nguồn từ đồng bằng Bắc Bộ có tính liên hoàn cao. Sau luỹ tre xanh là những con đường dẫn vào các thôn xóm được lát gạch nghiêng sạch sẽ. Trong làng có nhiều ngõ nhỏ thông với nhau để người làng đi lối nào cũng có thể về nhà. Cấu trúc này thuận tiện cho cuộc sống canh tác lúa của người Việt. Và chính cấu trúc làng quần cư nông nghiệp như vậy đã hình thành các thiết chế xã hội, tổ chức bộ máy quản lý trong mỗi làng. Mỗi làng thường có bản hương ước riêng quy ước về đạo đức lối sống, khuyến cáo dân làng những điều nên làm và không nên làm. Nhiều điều trong hương ước phù hợp với đời sống đã góp phần hình thành những phong tục tập quán văn hoá tốt đẹp, tạo nên tính cách tiêu biểu của người dân quần cư trong làng Việt.

Xem thêm: Autocad Recap Là Gì – Autodesk Recap Là Gì

Trải qua nhiều thế hệ, cấu trúc làng cùng những tập quán văn hoá ấy đã tạo ra không gian làng quê yên bình. Có lẽ bởi vậy, với những người xa quê, hình ảnh ngôi làng luôn gợi nhớ cảm xúc về nguồn cội, sự lay động của tâm linh và lòng tự hào về truyền thống quê hương, xứ sở.

(VOV5) – Tất cả số tiền bán bánh chưng đều được gửi về Việt Nam ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn và xây nhà tình thương.

Chuyên mục: Hỏi Đáp

.tags a {
color: #fff;
background: #909295;
padding: 3px 10px;
border-radius: 10px;
font-size: 13px;
line-height: 30px;
white-space: nowrap;
}
.tags a:hover { background: #818182; }

#footer {font-size: 14px;background: #ffffff;padding: 10px;text-align: center;}
#footer a {color: #2c2b2b;margin-right: 10px;}