Ngày nay, các tổ chức, doanh nghiệp hay từng gia đình đểu có nhu cầu kết nối internet, chia sẻ thông tin dữ liệu giữa nhiều thiết bị khác nhau. Đặc biệt là các doanh nghiệp luôn cần hệ thống mạng cục bộ để truyền đạt thông tin giữa các phòng ban. Vậy mạng LAN là gì, nó hoạt động ra sao và đem lại những lợi ích như thế nào? Hãy cùng BizFly Cloud tìm hiểu về mạng LAN nhé!
Mạng Lan là gì?
LAN (viết tắt của Local Area Network – mạng cục bộ) là một hệ thống cho phép các thiết bị như máy tính, smartphone, tablet, máy in… kết nối và chia sẻ thông tin, dữ liệu với nhau trong một không gian giới hạn thông qua hệ thống mạng không dây (wifi) hoặc các sợi cáp mạng (cable). Vì loại mạng này chỉ giúp kết nối các thiết bị trong các không gian nhỏ như trường học, doanh nghiệp, nhà ở… nên nó được xem như một loại mạng nội bộ.
Bạn đang xem: Lan là gì
Ngoài ra, khái niệm wifi vốn đã quá quen thuộc với chúng ta, các thiết bị được kết nối với nhau thông qua wifi sẽ được gọi là hệ thống mạng LAN không dây –WLAN (Wireless Local Area Network).
Các thành phần của mạng LAN là gì?
Một hệ thống mạng cục bộ tưởng chừng như đơn giản nhưng lại gồm khá nhiều thành phần. Vậy những thành phần trong cấu trúc mạng LAN là gì?
– Thiết bị máy chủ (server): là thiết bị chính yếu của mạng, giúp quản lý việc kết nối, chia sẻ thông tin giữa các thành phần trong hệ thống… Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì tất cả thiết bị có quyền như nhau nên sẽ không có máy chủ.
– Các máy trạm (client): là các thiết bị được kết nối với nhau và chịu sự quản lý của máy chủ.
– Card mạng NIC (Network Interface Card): là thành phần giúp thu phát tín hiệu mạng cho các thiết bị trong hệ thống LAN, giúp chúng có thể giao tiếp và truyền dữ liệu với nhau. Card mạng gồm bộ điều khiển đường truyền tín hiệu và bộ thu phát giúp chuyển đổi dữ liệu sang tín hiệu và ngược lại. Card mạng nằm trong khe cắm của bo mạch chính máy tính và thường được tích hợp sẵn trong các laptop hiện nay.
– Cáp mạng (cable): là phương tiện truyền dẫn tín hiệu giữa các thiết bị trong hệ thống. Mạng LAN thường sử dụng hai loại cáp đó là cáp đồng trục và cáp xoắn đôi.
– Repeater: là một thiết bị giúp khuếch đại tín hiệu và giúp nó được truyền đi xa hơn so với tín hiệu gốc ban đầu. Trong hệ thống mạng cục bộ, giới hạn truyền thường chỉ là 100m, nhưng repeater có thể giúp nó vượt qua giới hạn này.
– Hub: cũng tương tự như repeater nhưng có nhiều cổng hơn, giúp khuếch đại tín hiệu từ một cổng đến nhiều cổng khác nhau.
– Cầu nối (bridge): là thiết bị giúp ghép nối hai mạng khác nhau thành một mạng duy nhất.
– Bộ chuyển mạch (switch): là một thiết bị giống như bridge nhưng có nhiều cổng giúp liên kết nhiều segment lại với nhau.
– Bộ định tuyến (router): là một thiết bị giúp chuyển các gói dữ liệu sang một liên mạng và đến các đầu cuối, thông qua một tiến trình định tuyến. Router giúp liên kết các mạng LAN khác nhau dù là ở khoảng cách xa.
Xem thêm: Thunderstorm Là Gì – Thunderstorm Nghĩa Là Gì Trong Tiếng Anh
– Cổng giao tiếp (gateway): là thiết bị giúp kết nối các mạng có giao thức khác nhau lại với nhau.
Những lý do nên sử dụng mạng LAN là gì?
Mạng cục bộ thường xuyên được sử dụng trong các tổ chức, doanh nghiệp, phòng game và nhà ở để kết nối các thiết bị với nhau. Vậy công dụng của mạng LAN là gì?
– Giúp lưu trữ dữ liệu tập trung, dễ dàng kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa nhiều loại thiết bị khác nhau trong hệ thống mạng. Hơn thế, bạn còn có thể sử dụng một máy tính để điều khiển các máy còn lại trong LAN.
– Cho phép chia sẻ tài nguyên: các máy trạm trong hệ thống có thể dễ dàng kết nối và dùng chung các thiết bị ngoại vi như máy in, ổ CD… Điều này giúp tiết kiệm và tăng năng suất hoạt động cho các tổ chức, doanh nghiệp.
– Giúp sao lưu, quản lý dữ liệu mật một cách an toàn. LAN cung cấp cho người dùng một hệ thống bảo mật tập trung, giúp kiểm soát các truy cập vào hệ thống của mình.
– Phần cứng của thiết bị tiêu chuẩn cũng được sử dụng cho các máy trạm (client) và các máy chủ mạng. Điều này giúp bạn có được những thiết kế linh hoạt và bảo trì một cách dễ dàng.
– Các thiết bị cùng trong một mạng LAN có thể sử dụng chung các ứng dụng của hệ thống.
– Hỗ trợ tính năng chịu lỗi, giảm thời gian chết cho doanh nghiệp…
Các kiểu (Topology) của mạng LAN là gì?
Các kiểu hayTopologycủa mạng LAN là cấu trúc, cách bố trí và liên kết các phần tử trong hệ thống mạng đó. Có khá nhiều kiểu bố trí và dưới đây là một số kiểu mô hình phổ biến:
– Mạng hình sao (star topology): bao gồm một máy chủ làm trung tâm và các máy trạm (client) hoặc các thiết bị khác là nút thông tin của hệ thống mạng. Máy trung tâm đóng vai trò chính yếu trong việc điều khiển mọi hoạt động trong hệ thống như thông báo về trạng thái mạng cục bộ, theo dõi quá trình trao đổi thông tin giữa các thiết bị. Khi có một nút thông tin bị hư hỏng, hệ thống vẫn làm việc bình thường, nhưng khi thiết bị trung tâm bị trục trặc thì toàn bộ hệ thống cũng “lên đường”.
– Mạng định tuyến (linear bus topology): là mô hình LAN mà các máy tính được ghép nối với nhau trên một đường trục dây cáp chính, hai đầu dây được bịt lại bởi thiết bị terminator. Mô hình này rất dễ lắp đặt và tiết kiệm chiều dài cáp. Tuy nhiên, nó cũng dễ gây ra việc nghẽn đường truyền khi dữ liệu quá lớn.
– Mạng dạng vòng (ring topology): là mô hình mạng cục bộ nơi các thiết bị được bố trí thành một vòng tròn khép kín. Tín hiệu truyền sẽ chỉ đi theo một chiều cố định. Tại một thời điểm, chỉ có một thiết bị được truyền tin qua một nút khác. Chính vì vậy, khi tín hiệu bị nghẽn ở một nút nào đó thì toàn bộ hệ thống sẽ bị trục trặc. Tuy nhiên, mô hình này cũng giúp tiết kiệm dây dẫn và tăng khả năng mở rộng hệ thống mạng.
Trên đây là một vài kiến thức cơ bản cần biết về mạng LAN cục bộ. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được mạng LAN là gì, nó gồm những thành phần ra sao và mang lại lợi ích như thế nào. Hãy theo dõi BizFly Cloud để được cập nhật những bài viết hay nhất về công nghệ nhé!
Theo BizFly Cloud tìm hiểu
BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong “Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam” của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Xem thêm: Module Nghĩa Là Gì
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud
SHARE
Facebook
Twitter
Bài viết trướcSwitch layer 3 là gì? Nên chọn mua nó hay switch layer 2 cho mạng cục bộ (LAN)?
Bài viết tiếpHọc trực tuyến bùng lên, cơ sở hạ tầng khó đáp ứng, trường học tìm đến dịch vụ điện toán đám mây để cứu cánh
Chuyên mục: Hỏi Đáp