Phòng thí nghiệm là nơi khá quen thuộc đối với những người làm trong ngành hóa dược, thực phẩm, nghiên cứu sinh học… Thế nhưng, thay vì sử dụng thuật ngữ này để tuyển dụng thì một số doanh nghiệp dùng từ “Phòng lab” khiến nhiều ứng viên khá bối rối. Vậy thực chất phòng lab là gì? Tại sao lại có tên gọi như vậy? Làm việc ở đây cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn?

Phòng lab là gì mà các công ty tuyển dụng trong lĩnh vực nghiên cứu, thí nghiệm thường xuyên đề cập đến? Nếu bạn cũng đang thắc mắc về tên gọi này, cùng thienmaonline.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Lab là gì

Phòng lab là gì?

Phòng Lab (Lab) là tên gọi viết tắt của Laboratory, nghĩa là phòng thí nghiệm. Đây là khu vực được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng những điều kiện cần thiết để thực hiện các thí nghiệm thuộc nhiều lĩnh vực như Hóa học, Sinh học, Vật Lý…

*

Phòng lab là gì? Đây là tên gọi viết tắt của phòng thí nghiệm

Phòng lab có chức năng gì?

Hiện nay, phòng lab thường có mặt trong trường học, nhà máy, đơn vị kiểm định, phục vụ cho việc nghiên cứu, đảm bảo an toàn cho người làm thí nghiệm. Khu vực này có thể là căn phòng nhỏ trong tổng thể tại một tòa nhà hoặc xây dựng riêng biệt tùy theo quy mô, nhu cầu từng nơi. Chức năng chính của phòng Lab là:

– Tách biệt môi trường thí nghiệm với khu vực bên ngoài.

– Đảm bảo khu vực nghiên cứu không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ô nhiễm môi trường nước, không khí, tiếng ồn…

– Là nơi lưu trữ các hóa chất, sản phẩm, nuôi dưỡng công trình thí nghiệm…

*

Các nhà máy dùng phòng lab để nghiên cứu sản phẩm mới

Các loại phòng lab phổ biến hiện nay

Thực tế, tùy vào mục đích sử dụng của từng cơ sở sẽ có cách phân loại phòng lab khác nhau. Thông thường, có các kiểu sau:

– Phòng lab vật lý, hóa học

– Phòng lab máy tính

– Phòng lab y tế/ y tế công cộng

– Phòng nghiên cứu, sản xuất các loại thuốc hoặc công nghệ, sản phẩm đặc biệt.

– Phòng nghiên cứu, học tập.

Hiện nay, ở các nhà máy chuyên về sản phẩm công nghiệp, sinh học thường sử dụng phòng thí nghiệm nghiên cứu. Hoặc riêng những đơn vị thẩm định, chế tạo phần mềm, sản xuất thiết bị công nghệ như loa, micro… sẽ có phòng lab với thiết kế chuyên dụng cách âm, máy tính cao cấp…

7 Nguyên tắc an toàn khi sử dụng hóa chất trong phòng thí nghiệm

Để làm việc trong phòng thí nghiệm, ngoài việc nắm rõ các quy định về trang phục, tác phong khi nghiên cứu, mỗi nhân viên, quản lý phòng lab cũng cần lưu ý nguyên tắc an toàn khi sử dụng hóa chất như:

– Đối với những hóa chất độc hại như Clo, Brom, Axit… hoặc hỗn hợp không rõ thành phần, cần kiểm tra chất lượng dụng cụ chứa và dụng cụ để hạn chế gây nứt, vỡ lọ thí nghiệm.

– Không trực tiếp ngửi hóa chất.

– Với các chất dễ cháy nổ, chỉ được phép đun nóng hoặc chưng cất trong nồi cách thủy/ cách không khí trên bếp điện kín. Tuyệt đối tránh xa nguồn nhiệt, cầu dao, ổ điện…

– Khi kết hợp các dung môi dễ cháy cần trang bị dụng cụ chuyên biệt.

– Mang kính bảo hộ khi thí nghiệm các hóa chất dễ nổ như Axit đặc, Hydro…

– Không được cúi đầu nhìn về phía hóa chất khi đun sôi hoặc làm nóng chảy chất rắn để hạn chế bị bắn hóa chất vào mặt.

– Sau khi làm việc với tất cả các loại hóa chất cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.

Xem thêm: If Anything Là Gì – If Anything Có Nghĩa Là Gì

*

Luôn kiểm tra tên và hạn dùng của hóa chất để đảm bảo an toàn

Cách sơ cứu các trường hợp chấn thương thường gặp trong phòng lab

Rủi ro khi làm thí nghiệm trong phòng lab là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không cẩn thận. Tuy nhiên, để xử lý các “tai nạn” gặp phải hiệu quả, nhân viên và quản lý phòng lab cần nắm rõ công dụng, đồng thời bố trí hợp lý các loại thuốc trong tủ sơ cứu như:

– Thuốc cầm máu: Cồn I – ốt (5%)

– Thuốc sát trùng: Thuốc tím (KMNO4 5%) hoặc cồn 400

– Thuốc trị bỏng: Dung dịch (dd) Natri Hidrocacbonat (NAHCO3 5%), dd Đồng Sunfat (CUSO4), dd Amoniac (NH4OH 2%)…

– Thuốc trợ lực: Vitamin K, C, B1… hoặc đường Glucozơ…

– Bông, băng, kéo y tế, gạc…

Dưới đây là một số sự cố thường gặp khi làm thí nghiệm và cách xử lý nhân viên phòng lab cần lưu ý:

– Hóa chất bắn/ rơi vào da: Rửa ngay bằng vòi nước mạnh trong vòng vài phút, tiếp đến dùng dung dịch thuốc trị bỏng đắp lên chỗ bị thương và băng lại.

– Bị bỏng do mảnh vỡ lọ thí nghiệm, thủy tinh, sứ: Lấy các mảnh vỡ ra khỏi vết thương, dùng dung dịch sát trùng thoa lên vết thương rồi tìm thuốc chữa bỏng băng lại.

– Bỏng do kiềm/ dung dịch đặc: Rửa sạch vết thương bằng nước, bôi thuốc sát trùng và băng lại.

*

Vệ sinh vết bỏng và sát trùng​

– Hóa chất bắn vào mắt: Lập tức rửa nhiều lần bằng nước sạch để sơ cứu và nhanh chóng đưa đến bệnh viện cấp cứu.

– Ngộ độc khí: Đưa người bị nhiễm độc khí ra chỗ thoáng, nếu là các chất như Hg, Asen thì cần đưa đến bệnh viện.

Xem thêm: Ragnarok Là Gì – Sự Kiện Ragnarok

Khi mới bắt đầu hoặc tìm việc liên quan đến thí nghiệm, ứng viên cần hiểu rõ nguyên tắc và quy định của phòng lab là gì. Đây cũng là những kiến thức hữu ích giúp bạn tự tin ứng tuyển và làm việc trong môi trường nghiên cứu Sinh, Hóa học tại các công ty, nhà máy…

Chuyên mục: Hỏi Đáp