“Lá lành đùm lá rách” chính là câu tục ngữ mà người Việt Nam nào cũng đã biết đến từ khi còn bé. Đến lớp 7 chúng ta lại được phân tích rõ ràng nó lần nữa. Hãy cùng tìm hiểu và giải thích câu tục ngữ lá lành đùm lá rách lớp 7 qua bài viết sau đây nhé.

Bạn đang xem: Lá lành dùm lá rách là gì

1. Giải thích câu tục ngữ lá lành đùm lá rách – nghĩa bóng

*

Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” lớp 7

“Lá lành” là chiếc lá nguyên vẹn; chiếc lá được sinh ra với đúng hình dạng của nó; không hề có một sứt mẻ nào cho đến khi nó trưởng thành.

“Lá rách” có hai loại: sinh ra đã bị biến dạng, đột biến gen; trong thời gian sống do bị tác động bởi môi trường sống gây ra sự rách, vùi dập hay do sâu bệnh.

Động từ “đùm” trong từ đùm bọc, che chở.

Khi ghép cả câu “lá lành đùm lá rách” có nghĩa là chiếc lá đẹp, nguyên vẹn cùng một môi trường sống. Mặc dù có khác cây hay không, thì cũng đùm bọc che chở lẫn nhau trong chính môi trường sống ấy.

2. Giải thích câu tục ngữ lá lành đùm lá rách – nghĩa đen

“Lá lành” là phép ẩn dụ chỉ những con người sinh ra đã giống như những chiếc lá lành. Được sống trong môi trường êm ấm, có đủ điều kiện để phát triển và trưởng thành. Là những con người sinh ra được đầy đủ về nhiều mặt như: thân thể, gia đình, tính thần,..

“Lá rách” chỉ những con người kém may mắn hơn. Từ khi sinh ra đã mất đi một thứ gì đó hoặc trong quá trình trưởng thành gặp nhiều mất mát, bị cuộc đời vùi dập. Là những người thiếu thốn nhiều điều so với người bình thường.

Vậy, câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” là lời khuyên của người xưa đối với các thế hệ người Việt. Nêu cao tinh thần “tương thân tương ái”, biết giúp đỡ mọi người xung quanh chúng ta; từ đó cùng nhau phát triển và tồn tại trong cuộc sống này.

3. Vì sao cần phải thực hiện lá lành đùm lá rách?

Câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” đã tồn tại trong dân tộc ta từ xưa đến nay. Nó là một trong những truyền thống tốt của dân tộc.

Không những thế thực hiện theo câu tục ngữ sẽ giúp được nhiều mảnh đời có được cuộc sống tốt hơn và bình thường hơn bao người khác.

Cho đi đừng bao giờ chờ đợi điều được nhận lại; bởi vì khi cho đi chúng ta đã nhận lại được một điều rất lớn lao rồi. Nó nằm ngay trong tim chúng ta và nằm trong đầu của người được nhận đấy.

4. Ví dụ lá lành đùm lá rách trong xã hội

Trích những ví dụ vào bài văn giải thích câu tục ngữ của bạn có thể sẽ giúp bài văn của bạn trở nên hấp dẫn hơn. Đồng thời người đọc sẽ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách“.

Những ví dụ về những chiếc lá lành trong xã hội:

4.1. Chương trình cặp lá yêu thương

*

Logo chương trình cặp lá yêu thương

Là chương trình rất ý nghĩa đối với những con người tại Việt Nam này. Với Slogan là “trao cơ hội đi học, cho cơ hội đổi đời” thì ai cũng biết rằng đây là một chương trình tài trợ, từ thiện. Chương trình này giúp cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn có thêm sức lực cho những đứa trẻ đến trường học tập.

Tại chương trình có hơn 8700 chiếc lá lành, 3044 chiếc lá lành rách và cặp lá yêu thương đã đùm bọc được gần 50.000 chiếc lá chưa lành trong xã hội.

Điều đó cho ta thấy rằng, câu tục ngữ lá lành đùm lá rách của ông cha ta đã và đang được thực hiện rất rộng rãi tại đất nước Việt Nam.

4.2. Tiếp sức đến trường

*

Chương trình tiếp sức đến trường

Với tên chương trình thì những chiếc lá rách được nói đến những học sinh hoàn cảnh khó khăn; nhưng nghị lực của họ là vô tận. Chương trình sẽ giúp cho những chiếc lá này có điều kiện trang trải gia đình và học tập tốt hơn như: tài trợ xe đạp, gạo, tiền,…

Người vẽ ước mơ

*

Chương trình người vẽ ước mơ

Đây là một trong những chương trình từ thiện đang rất hot hiện nay. Có hai người dẫn chương trình nổi tiếng là vợ chồng nghệ sĩ Lâm Vỹ Dạ và Hứa Minh Đạt.

Ở mỗi tập chương trình sẽ có 1-3 khách mời nghệ sĩ tham gia. Họ sẽ được thực hiện những công việc lao động của chiếc lá rách phải làm hằng ngày để có được đồng tiền mưu sinh.

Kết thúc chương trình nếu nghệ sĩ tham gia trao lại số tiền cho chiếc lá rách ấy; số tiền sẽ được nhân lên gấp 10 lần. Ngoài ra, những người này còn được nhận thêm nhiều tài trợ khác từ chương trình này đấy!

5. Dàn ý giải thích câu tục ngữ lá lành đùm lá rách

5.1. Mở bài giải thích câu tục ngữ lá lành đùm lá rách lớp 7

– Dẫn dắt vấn đề liên quan và nêu câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách”.

5.2. Thân bài giải thích câu tục ngữ lá lành đùm lá rách lớp 7

5.2.1. Giải thích câu tục ngữ lá lành đùm lá rách

Nghĩa đen: Lá lành che chở, bao bọc lá rách khỏi những tác động xấu từ môi trường

Nghĩa bóng:

Lá lành: Chỉ những người có cuộc sống đầy đủ, khỏe mạnh trong xã hội

Lá rách: Chỉ những người có cuộc sống thiếu thốn, khiếm khuyết về cả vật chất, tinh thần, sức khỏe…

Đùm: những hành động bao bọc, giúp đỡ, cưu mang, chia sẻ…

Nghĩa bóng của cả câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách“: Những người có cuộc sống đầy đủ cần biết đùm bọc, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn. Trong cuộc sống, con người cần phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

5.2.2 Tại sao chúng ta lại phải sống đùm bọc, yêu thương lẫn nhau?

Câu tục ngữ này là lời khuyên dạy của ông bà ta về lối sống yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. Đây cũng là một trong những phẩm chất đáng quý của người dân Việt Nam.

Xem thêm: Sapphire Là Gì – Khám Phá Bí Mật Mang Tên Sapphire

Trong cuộc sống, mỗi người không sống một mình mà sống trong một tập thể, trong cộng đồng. Vì vậy, sự chia sẻ, đoàn kết là vô cùng cần thiết để cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp.

Dẫn chứng các chương trình thiện nguyện thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách“.

Khi một người gặp phải hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn về vật chất, tinh thần và sức khỏe. Thì mọi người xung quanh cần có sự đồng cảm, giúp đỡ, đùm bọc để họ có thể cố gắng vượt qua hoàn cảnh, nỗi đau. Có như vậy, xã hội mới có thể trở nên văn minh và ngày càng phát triển.

“Cho đi là nhận lại”, nếu mỗi chúng ta biết đùm bọc, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Thì không chỉ tự chúng ta thấy thoải mái trong lòng, mà còn được mọi người xung quanh sẽ tin tưởng, quý mến, và tôn trọng. Và chắc chắn khi bước trên con đường đời, nếu không may chúng ta gặp những khó khăn thì cũng sẽ có những bàn tay đưa ra giúp đỡ chúng ta vượt qua tất cả.

(Dẫn chứng thực tế: khi đồng bào miền Trung gặp bão tố, lũ lụt,…)

Ngược lại, nếu trước những hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của người khác mà chúng ta lại dửng dưng, vô cảm, ích kỉ thì chắc chắn chúng ta sẽ bị nhận lại những “quả báo” khôn lường.

5.2.3. Làm thế nào để có thể rèn luyện lối sống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau?

Rèn luyện những đạo đức, phẩm chất, lối sống cao đẹp.

Luôn sẵn sàng giúp đỡ những người gặp phải hoàn cảnh khó khăn bằng các hành động cụ thể, nghĩa cử cao đẹp.

Kêu gọi mọi người chung tay giúp đỡ những cảnh ngộ khó khăn ở địa phương và trên khắp mọi miền đất nước.

5.2.4. Mở rộng vấn đề

Phê phán những người có lối sống ích kỷ, chỉ biết lo cho bản thân mình, vô cảm, dửng dưng trước những khó khăn, bất hạnh của người khác.

Phê phán những người chỉ biết lợi dụng tình thương của mọi người để ỷ lại, lười biếng; chỉ muốn nhận sự giúp đỡ của người khác mà không biết cố gắng vươn lên trong cuộc sống.

5.3. Kết bài giải thích câu tục ngữ lá lành đùm lá rách lớp 7

Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ, rút ra bài học và liên hệ bản thân

6. Bài văn mẫu giải thích câu tục ngữ lá lành đùm lá rách

6.1. Mở bài

Từ bao đời nay người dân Việt Nam ta luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Truyền thông tương thân tương ái, bao bọc lấy nhau đúng như câu tục ngữ lá lành đùm lá rách được truyền từ thời xưa đến nay.

6.2. Thân bài

6.2.1. Giải thích nghĩa

Vậy trước tiên ta phải hiểu như thế nào là lá lành đùm lá rách. Lá lành là những người có cuộc sống đầy đủ về vật chất, còn lá rách là những con người nghèo khổ có hoàn cảnh không được may mắn hơn những người khác. Từ đó, ông cha ta đã nói về tình thương yêu giữa con người, đưa ra một hình ảnh tự nhiên để nhắn nhủ mỗi chúng ta phải biết che chở, nhường cơm sẻ áo với những người có hoàn cảnh khó khăn.

Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn có một cuộc sống đầy đủ, no ấm. Nhưng không phải ai trong số họ cũng may mắn có được cuộc sống như vậy. Họ phải làm việc chật vật kiếm từng bữa cơm qua ngày, họ lo lắng phải chống chọi lại với nắng, mưa, bão bùng, lo lắng cho cả cuộc sống và tương lai của họ, hay cũng có những người ngày ngày lo lắng về căn bệnh của bản thân mình, giành giật giữa sự sống và cái chết. Chính vì vậy, mà mỗi chúng ta phải biết giúp đỡ, giúp họ vượt qua khó khăn nghịch cảnh mà họ đang phải gánh chịu.

Để nói về tinh thần đoàn kết, tấm lòng tương sinh tương ái. Ông cha ta đã có câu:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Hay:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.”

6.2.2. Đưa ví dụ

Tất cả đều nói lên truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Để phát huy những truyền thống tốt đẹp đó rất nhiều chương trình được tổ chức với ước muốn có thể giúp đỡ, chia sẻ với người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn như chương trình “cặp lá yêu thương”, tặng xe, tiền, gạo,… cho những gia đình hộ nghèo có con hiếu học.

Tuy đó chỉ là hành động nhỏ nhưng cũng phần nào san sẻ bớt về nỗi lo cơm áo. Các chương trình quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt ở miền Trung, để chia sẻ những mất mát mà bà con miền Trung phải gánh chịu.

Đặc biệt các chương trình hỗ trợ học bổng cho các em nhỏ, không có cơ hội đến trường học tập như bao bạn cùng trang lứa. Đó cũng là trao cho các em cơ hội đến trường, cho các em cơ hội thay đổi tương lai và cơ hội để bước đến những thành công.

“Của ít mà lòng nhiều” đó là tấm lòng nói về những người biết nhường cơm sẻ áo, biết lấy cái có của mình để san sẻ cho những người khó khăn. Với những người có tấm lòng như vậy, đấy chính là cơ sở để xây dựng một xã hội tốt đẹp, là nền tảng tạo dựng nên sức mạnh đoàn kết dân tộc đẩy lùi được bao cuộc tấn công của kẻ thù xâm lược.

7. Kết bài

Tuy nhiên cũng có nhiều người vì lợi ích của cá nhân, mới giúp đỡ người khác; thậm chí còn có những kẻ lợi dụng sự thương cảm của người khác để kiếm lợi cho bản thân mình; luôn ỷ lại, không chịu vươn lên trước nghịch cảnh của cuộc sống. Mỗi việc hành động nhỏ, mỗi lời động viên thăm hỏi đều sẽ trở thành những động lực to lớn để họ cố gắng, mỗi lần bạn trao đi yêu thương là giúp họ bước gần đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Xem thêm: Flash Sale Là Gì – Những ưu điểm Của Flash Sale

Qua bài viết, giúp bạn hiểu rõ hơn về việc giải thích câu tục ngữ lá lành đùm lá rách lớp 7. Đồng thời chúng tôi cũng đưa ra cho bạn những ý kiến viết văn cũng như những dàn ý mẫu và bàn văn mẫu để các bạn tham khảo.

Nếu bạn thấy bà viết có ích cho bạn hãy thường xuyên theo dõi trang web của chúng tôi để có được nhiều bài viết hay bạn nhé!

Chuyên mục: Hỏi Đáp