Những điều cần biết dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn nhân viên kỹ thuật là gì cùng những kiến thức bổ ích khi bạn tham tham gia ứng tuyển kỹ thuật.

Bạn đang xem: Kỹ thuật là gì

Khái niệm nhân viên kỹ thuật là gì?

Trước khi trở thành nhân viên kỹ thuật của bất cứ ngành kỹ thuật nào bạn cũng cần biết khái niệm nhân viên kỹ thuật là gì để có cái nhìn khách quan hơn về ngành nghề này. Vậy nhân viên kỹ thuật là gì? Là những đối tượng có kiến thức chuyên ngành về khoc học, xã hội, kinh tế nhằm áp dụng kiến thức này vào thực tiễn để quy trình thiết kế, xây dựng, duy trì các cấu trúc máy móc, thiết bị, hệ thống và vật liệu. Nhân viên kỹ thuật phải sử dụng kiến thức sâu rộng của mình giúp tìm và tạo ra mô hình, đưa ra những giải pháp thay đổi quy mô một cách hợp lý hay hoàn thành một mục tiêu nhất định. Bên cạnh đó, nhân viên kỹ thuật bao gồm một loạt các lĩnh vực đặc thù, trong đó mỗi một lĩnh vực lại nhấn mạnh đến một lĩnh vực công nghệ khác nhau cùng những ứng dụng riêng. Nhân viên kỹ thuật khi làm nghề còn được gọi là kỹ sư.

*

Nhân viên kỹ thuật là những người tham gia trực tiếp vào quá trình thiết kế, xây dựng, duy trì các cấu trúc máy móc, thiết bị, hệ thống và vật liệu nhờ việc áp dụng một cách nhuần nhuyễn kiến thức chuyên ngành về khoc học, xã hội, kinh tế – Ảnh Internet

Những công việc mà nhân viên kỹ thuật có thể làm

Khi đã hiểu khái niệm nhân viên kỹ thuật là gì thì để theo đuổi đam mê kỹ thuật của mình, bạn nên biết đối với ngành kỹ thuật bạn có thể làm những công việc cụ thể nào. Dưới đây là một số công việc mà một bạn có thể tham khảo:

– Kỹ thuật cơ khí: Bạn có thể trở thành nhân viên kỹ thuật cơ khí. Công việc này sẽ quan hệ mật thiết đến các bản thiết kế như hệ thống vật lý, tàu điện, bộ nén khí, động cơ đốt trong, phương tiện vận tải, cung cấp điện và năng lượng,…

– Kỹ thuật hóa học: Nếu bạn có niềm đam mê mãnh liệt với bộ môn hóa học hay sinh học thì hãy trở thành nhân viên kỹ thuật hóa học, bạn có thể làm những công việc như lọc hóa dầu, sản xuất các phân tử sinh học,…

– Kỹ thuật xây dựng: Đối với ngành kỹ thuật này bạn sẽ làm thiết kế và xây dựng các công trình, hạ tầng như nhà cao ốc, đường bộ, đường sắt, sân bay hay hệ thống cấp thoát và xử lý nước,…

– Kỹ thuật điện: Công việc này có liên quan đến việc thiết kế và nghiên cứu hệ thống điện và điện tử như cơ điện, máy phát điện, mạch điện tử, bảng điều khiển, hệ thống thông tin liên lạc, cáp quang, hệ thống máy tính, động cơ điện,…

– Kỹ thuật hệ thống: Khi trở thành nhân viên kỹ thuật hệ thống bạn có thể làm những công việc như phân tích, điều khiển, thiết kế khoa học và công nghệ của quy trình sản xuất hàng hóa công nghiệp và dịch vụ một cách hiệu quả nhất.

– Kỹ thuật tích hợp liên ngành: Hoặc làm kỹ thuật hàng không vũ trụ, dầu khí, quân sự, nano, hạt nhân, y học, sinh học, năng lượng, nông nghiệp,…

*

Bên cạnh kỹ thuật viên cơ khí, hóa học, xây dựng bạn cũng có thể trở thành nhân viên kỹ thuật điện, hệ thống và tích hợp liên ngành – Ảnh Internet

Nhiệm vụ mà nhân viên kỹ thuật cần phải đảm trách

Dù bạn có thể thành nhân viên kỹ thuật của bất cứ ngành nghề nào đi chăng nữa thì đối với một nhân viên kỹ thuật cũng cần biết đến những nhiệm vụ chung mà mình phải đảm bảo như sau:

– Xây dựng công việc theo các bước cũng như xác định rõ thời gian cụ thể cho từng công đoạn, từng mã hàng trên mỗi loại sản phẩm.

– Với các mã hàng sắp sản xuất thì trang thiết bị cần dự trù một cách chính xác, tránh trường hợp thiếu hoặc thù quá nhiều.

– Trực tiếp theo dõi từng mã hàng theo công việc rõ ràng để đảm bảo quy trình sản xuất đúng thời hạn cũng như đồng nhất khoảng thời gian với Ban quản lý phân xưởng.

– Hàng tháng với các mã hàng cần phải lập bảng thống kê đã được thực hiện tới từng bộ phận rồi báo cáo bộ phận tài vụ làm bảng lương với từng sản phẩm và mã hàng khác nhau.

– Từ bộ phận tài vụ cần nhận bảng thống kê lương đi kèm theo là bảng quy trình đã được họ đồng nhất phân xuống từng bộ phận sản xuất.

– Sau khi mã hàng đã được thực hiện hãy làm báo cáo định mức thời gian chuẩn và báo cáo phát sinh nộp cho trưởng phòng hay người trực tiếp quản lý bạn.

– Các công đoạn trong quy trình sản xuất cho từng mã sản phẩm và mã hàng khi thấy không hợp lý cần có sự điều chỉnh ngay.

– Với công nhân có mức tay nghề bình quân cần điều chỉnh thời gian một cách hợp lý nhất.

– Thao tác thừa cần đề nghị với người trực tiếp quản lý bạn hay cấp trên có thẩm quyền cao hơn cần loại bỏ chúng.

– Trực tiếp lập đơn giá của từng mã sản phẩm và mã hàng trình lên Phó Giám đốc kỹ thuật phê duyệt.

– Thường xuyên trau dồi thêm kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật và nghiên cứu sản phẩm mẫu.

– Tiếp thu các góp ý từ phía khách hàng với từng mã sản phẩm và mã hàng mà công ty/doanh nghiệp cung ứng.

*

Nhân viên kỹ thuật cần nắm rõ trách nhiệm mà mình cần đảm đương tránh trong quá trình làm việc xảy ra những sai sót không đáng có ảnh hưởng tới tiến độ công việc chung gây hậu quả cho chủ đầu tư – Ảnh Internet

– Xây dựng quy trình cho từng công đoạn đối với thiết bị.

Xem thêm: 20 Tháng 10 Là Ngày Gì, ý Nghĩa Của Ngày 20 Tháng 10

– Từng công đoạn cần lên thời gian chuẩn.

– Bảng nhập công đoạn cần kiểm tra một cách nghiêm ngặt.

– Lên thời gian chuẩn cho từng công đoạn sản xuất trong vòng 1 giờ cùng năng suất bình quân cho một lao động.

– Đơn hàng của 1 chuyến hàng cần tính tổng số thiết bị cần dùng.

– Đơn hàng của 1 chuyên hàng cần tính các loại gá lắp cần dùng.

– Sơ đồ chuyển cần được lập rõ ràng và chi tiết.

– Chỉ tiêu sản xuất cần giao theo đúng quy định.

– Tài liệu kỹ thuật cần được nghiên cứu và theo dõi để lấy mẫu hiện vậy nguyên phụ liệu nhập kho.

– Lên bảng thống kế cần dùng các nguyên phụ liệu nào.

– Sắp xếp một các hợp lý hoặc đúng thứ tự tránh nhầm lẫn các nguyên phụ liệu với nhau.

*

Nắm vững nhiệm vụ cần đảm đương giúp nhân viên kỹ thuật có trách nhiệm hơn với công việc mình đang làm – Ảnh Internet

Kỹ năng cần có để trở thành nhân viên kỹ thuật lành nghề

Kỹ năng 1: Cần có tư duy khoa học, logic và sáng tạo

Do tính chất công việc mà bạn cần phải động não rất nhiều, vì thế bạn cần có một tư duy logic, khoa học và sáng tạo để đưa ra những giải pháp tốt nhất để giải quyết cho các vấn đề cụ thể trong công việc giúp mục tiêu được hoàn thành một cách trơn tru và tăng hiệu suất lên gấp nhiều lần.

Kỹ năng 2: Sử dụng thành thạo máy vi tính

Khi đi xin việc bạn không thể nói bạn không biết sử dụng máy tính hay chỉ biết các sử dụng bập bõm mà thôi. Bởi ngành kỹ thuật có liên quan mật thiết đến kỹ năng này, các phần mềm sẽ giúp bạn mô phỏng những hệ thống phức tạp một cách hoàn chỉnh nhất, nhờ đó mà có thể đưa ra những giải pháp cụ thể và rõ ràng khi có sự cố bất thường xảy ra. Vậy nên rèn luyên kỹ năng máy tính một cách nghiêm túc để công việc của bạn sau này thuận lợi hơn.

Kỹ năng 3: Chú ý và quan tâm đến từng chi tiết nhỏ

Mỗi dự án kỹ thuật lại có những đặc thù vô cùng phức tạp, liên quan đến nhiều mối thấu khác nhau. Bạn chỉ cần lơ quan trong bất cứ một khâu kỹ thuật nào cũng có thể để lại những hậu quả khôn lường, thậm chí thất thoát cả chục tỷ đồng cho nhà đầu tư.

Kỹ năng 4: Tính toán một cách chính xác và nhanh chóng

Đôi khi sử dụng máy tính cũng có thể đem lại những sai sót, do đó nhân viên kỹ thuật cần có kỹ năng tính toán một cách nhanh chóng và chính xác, khi có bất cứ sự cố sai sót nào về con số xảy ra cần giải quyết gọn gàng tránh hậu quả liên hoàn. Bởi một dự án trước khi được triển khai, khâu đầu tiên bao giờ cũng phải trải qua là bóc tách bản vẻ và tính toán chi phí dự trù.

Kỹ năng 5: Giao tiếp thông minh

Những người làm trong lĩnh vực kỹ thuật, không chỉ trao đổi với đồng nghiệp mà còn khách hàng và đối tác quan trong của công ty/doanh nghiệp. Giao tiếp thông minh với nhân kỹ thuật ở đây chính là dịch được kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và đưa đến khách hàng, đối tác những thuật ngữ dễ hiểu, đơn giản hơn giúp công việc hanh thông hơn.

Xem thêm: Cầu Toàn Là Gì – Người Theo Chủ Nghĩa Hoàn Hảo

Kỹ năng 6: Khả năng làm việc nhóm hiệu quả

Công việc kỹ thuật đòi hỏi nhiều quy trình phức tạp, vì thế nhân viên kỹ thuật cần có khả năng làm việc nhóm góp công sức của mình vào công việc chung nhằm tăng hiệu suất công việc một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có khả năng lãnh đạo để phối hợp và kết nối các nhóm lại với nhau giúp công việc hoàn thành đúng tiến độ.

*

Thành thạo kỹ năng mềm chính là chìa khóa thành công của một nhân viên kỹ thuật lành nghề – Ảnh Internet

Tổng kết: Nếu muốn thành công trong quá trình tìm việc kỹ thuật, bạn cần hiểu nhân viên kỹ thuật là gì và những điều cần biết về ngành nghề đặc thù trên đây giúp nguồn kiến thức được trau dồi một cách thường xuyên để bạn dễ dàng chinh nhà tuyển dụng và mở rộng cánh cửa việc làm của mình. Chúc bạn tìm được công việc kỹ thuật như ý!

Chuyên mục: Hỏi Đáp