Giới thiệu
Liên kết websiteDiễn đàn sinh viênDiễn đàn học tậpCổng thông tin sinh viên, giảng viên – Đại học Duy TânĐại học Duy Tân
Kinh tế tri thức là gì
Nền kinh tế tri thức, còn gọi là kinh tế dựa vào tri thức (Knowledge – BasedEconomy) là nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức, trên cơ sở phát triển khoa học và công nghệ cao. “Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế ngày càng phụ thuộc trực tiếp vào việc sản xuất phân phối và sử dụng tri thức và thông tin” (OECD 1996). “Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trở thành động lực chính cho tăng trưởng, cho quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế” (APEC 2000)
Cho đến nay có nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế tri thức (Knowledge economy). Theo cách hiểu chung nhất, kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó việc sáng tạo và ứng dụng tri thức đóng vai trò quyết định trong việc sản xuất ra của cải vật chất.
Bạn đang xem: Kinh tế tri thức là gì
Còn theo Bộ Thương mại và Công nghiệp Anh: Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà việc sản sinh ra và khai thác tri thức có vai trò nổi trội trong quá trình tạo ra của cải.
Theo GS.VS Đặng Hữu: Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đặc trưng của nền kinh tế tri thức
Dù có nhiều cách hiểu khác nhau, song có thể thấy, nền kinh tế tri thức có những đặc trưng cơ bản sau:
1.Tri thức đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là vốn quý nhất, là nguồn lực quan trọng hàng đầu quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
2.Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động kinh tế có những biến đổi sâu sắc, nhanh chóng, trong đó cơ cấu sản xuất dựa ngày càng nhiều vào việc ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao.
Xem thêm: Mean Là Gì
3.Cơ cấu lao động trong kinh tế tri thức có những biến đổi so với nền kinh tế tri thức trước đó: Lao động tri thức chiếm tỷ trọng cao (70-90%), nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa, sự sáng tạo, đổi mới, học tập trở thành nhu cầu thường xuyên đối với mọi người.
4.Trong nền kinh tế tri thức, hàm lượng tri thức trong sản phẩm ngày càng cao, quyền sở hữu đối với tri thức trở nên quan trọng hơn những yếu tố như tài nguyên, đất đai.
5.Mọi hoạt động của kinh tế tri thức đều liên quan đến vấn đề toàn cầu hóa, có tác động sâu sắc đến nhiều mặt của đời sống xã hội trong mỗi quốc gia và trên toàn thế giới.
Xem thêm: Amway Là Gì – Làm Thế Nào Khởi Nghiệp Kinh Doanh Amway
Ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, các quốc gia có nền kinh tế và khoa học công nghệ phát triển đã đề ra những chương trình, chiến lược nhằm hướng nền kinh tế phát triển theo những đặc trưng của kinh tế tri thức. Có thể kể đến những ví dụ điển hình như: từ 1984 đến nay, mỗi năm chính phủ Mỹ chi hàng trăm tỷ USD cho hoạt động khoa học, công nghệ. Từ những năm 80 của thế kỷ XX, chính phủ Nhật đã dành cho chương trình vi điện tử hơn 100 tỷ USD. Những năm 90 đến nay, nước Nhật đã dành khoảng 3% tổng sản phẩm quốc dân cho hoạt động nghiên cứu và triển khai. Các nước Tây Âu cũng đẩy mạnh hoạt động vào lĩnh vực công nghệ cao, như: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, điển hình là các nước Đức, Pháp, Italia, Anh, Ba Lan… Hiện nay theo số liệu của Ngân hàng thế giới, nếu xét chỉ số chi tiết và tổng hợp của kinh tế tri thức thì các nước Mỹ, Nhật, Singapore, Hồng Công đều ở vị trí hàng đầu. Chỉ số kinh tế tri thức (KEI) của Mỹ là 9,02; Nhật Bản là 8,42; Hồng Công là 8,33. Chỉ số sáng tạo của Mỹ là cao nhất: 9,47.
Chuyên mục: Hỏi Đáp