Kiến nghị là gì? Phản ánh là gì? Điểm khác nhau cơ bản giữa đơn kiến nghị, phản ánh và khiếu nại là gì? Điểm khác nhau cơ bản giữa đơn kiến nghị và phản ánh như thế nào? Trình tự và Thủ tục kiến nghị ra sao?

Hãy cùng theo dõi bài viết này nhé!

Nội dung tóm tắt

Kiến nghị là gì? Phản ánh là gì? 

Nhìn chung, Kiến nghị, phản ánh đều là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất của mình cũng như giải pháp đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc đảm bảo thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó.

Bạn đang xem: Kiến nghị là gì

Kiến nghị là gì?

*

Kiến nghị là gì?

Kiến nghị được hiểu là việc cá nhân, tổ chức nào đó có ý kiến phản ánh với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền cần xử lý, điều chỉnh, sửa đổi hoặc có các giải pháp, biện pháp và hình thức quản lý, điều hành một lĩnh vực chuyên môn nào đó đã được triển khai thực hiện trong quá trình quản lý hành chính nhà nước; các giải pháp, biện pháp và hình thức quản lý đó mà chủ thể kiến nghị cho rằng sẽ không hiệu quả, không phù hợp, không khả thi, có thể gây hoặc đã gây hậu quả xấu đến hoạt động bình thường và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và tập thể.

Kiến nghị là việc cá nhân, tổ chức có phản ánh với cơ quan hành chính nhà nước theo quy định tại khoản 4 Điều này và đề xuất phương án xử lý hoặc có sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân. ( Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định 20/2008/NĐ-CP)

Phản ánh là gì?

*

Phản ánh là gì?

Phản ánh là việc cá nhân hoặc tổ chức có những góp ý, ý kiến với cơ quan hành chính nhà nước về những vấn đề liên quan đến quy định hành chính, bao gồm: những vướng mắc cụ thể trong thực hiện; sự không hợp pháp, không hợp lý, không đồng bộ, không thống nhất với hệ thống pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và những vấn đề khác.

( Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 20/2008/NĐ-CP)

Phân biệt các loại đơn khiếu nại, kiến nghị, phản ánh, đơn thuộc lĩnh vực dân sự, tư pháp

Phân biệt các loại đơn khiếu nại, kiến nghị, phản ánh, đơn thuộc lĩnh vực dân sự, tư pháp

Điểm khác nhau cơ bản giữa đơn kiến nghị, phản ánh và khiếu nại 

Thứ nhất, về mục đích
Đối với Khiếu nại, mục đích là đề nghị cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính đã ban hành mà quyết định hành chính, hành vi hành chính đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, lợi ích của bản thân mình.Đối với kiến nghị, phản ánh là việc công dân nêu lên và đề xuất với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại hoặc xử lý kịp thời những sự việc phát sinh làm ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường hoặc gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp trong các lĩnh vực của đời sống xã hội của các cá nhân, tập thể, tổ chức, doanh nghiệp.
Thứ hai về chủ thể
Khiếu nại: Công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức là những người chịu sự tác động trực tiếp của quyết định hành chính, hành vi hành chính.Phản ánh, kiến nghị là công dân khi thấy những hành vi làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động bình thường hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, cá nhân, tổ chức khác thì nêu lên, đề xuất với các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền cần áp dụng những giải pháp kịp thời xử lý những vấn đề nêu trên, hạn chế hậu quả xấu xảy ra với cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội.
Về trình tự giải quyết
Thẩm quyền, trình tự giải quyết khiếu nại thì theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011; thẩm quyền, trình tự giải quyết tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo năm 2011 và trình tự giải quyết phản ánh, kiến nghị thì tùy theo nội dung để có sự xem xét, phân loại để chuyển đến cá nhân, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điểm khác nhau cơ bản giữa đơn kiến nghị và phản ánh:

– Đối với đơn kiến nghị, vụ việc phát sinh kiến nghị chủ yếu do con người, cơ quan có thẩm quyền tạo nên và thường đã được các cơ quan chức năng biết nhưng chưa có biện pháp khắc phục hoặc đã khắc phục nhưng chưa đến nơi, đến chốn.

– Đối với đơn phản ánh, hầu hết những vụ việc phát sinh do công dân, tổ chức phát hiện và phản ánh với cơ quan chức năng; và qua phản ánh của công dân, tổ chức thì cơ quan chức năng mới nắm bắt được. Vụ việc phát sinh phản ánh có thể do con người(chủ thể quản lý) hoặc do khách quan như thiên tai…gây ra.

Trình tự và Thủ tục của kiến nghị và phản ánh

*

Trình tự và Thủ tục của kiến nghị và phản ánh

Đối với kiến nghị và phản ánh chúng ta sẽ có trình tự và thủ tục riêng, cụ thể sẽ được đề cập dưới đây.

Nguyên tắc tiếp nhận, xử lý

1. Tuân thủ pháp luật.

2. Công khai, minh bạch.

3. Quy trình cụ thể, rõ ràng, thống nhất.

4. Thủ tục tiếp nhận đơn giản, thuận tiện.

Xem thêm: Negative Là Gì – Negative Nghĩa Là Gì Trong Tiếng Anh

5. Tiếp nhận, xử lý đúng thẩm quyền.

6. Phối hợp trong xử lý phản ánh, kiến nghị.

Những nội dung vụ việc kiến nghị, phản ánh mang tính sự vụ, cấp thiết:

Tập trung do khách quan gây nên như thiên tai, bão lụt làm cầu cống, đường sá bị hỏng, nhà cửa bị hư hại…. Những vụ việc này người và cơ quan có trách nhiệm chỉ cần cử cán bộ có chuyên môn kiểm tra cụ thể; nếu thấy đúng như sự việc kiến nghị, phản ánh thì có thể cho triển khai ngay các biện pháp như huy động phương tiện kỹ thuật, nhân công khắc phục mà không cần thiết phải thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra theo trình tự thủ tục

Những nội dung vụ việc cần có thời gian xác minh làm rõ:

Đây là những vụ việc nếu chỉ kiểm tra, xác minh trong thời gian ngắn thì chưa thể xác định sự việc đúng hay sai, cần có thời gian xác minh, kiểm chứng, đánh giá mới đi đến kết luận cụ thể, chính xác, như kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi các biện pháp triển khai thực hiện một chương trình, một lĩnh vực chuyên môn nào đó; như phản ánh có hiện tượng buôn bán, hút chích ma tuý ở một khu dân cư nào đó. Những nội dung vụ việc nêu trên cơ quan quản lý hoặc cá nhân có trách nhiệm cần thành lập các tổ chuyên môn, có thể có sự phối hợp của nhiều bộ phận chuyên môn, kiểm tra, xác minh cụ thể để kết luận và đưa ra biện pháp giải quyết.

Quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị của cơ quan hành chính nhà nước

1. Đối với phản ánh, kiến nghị về những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính, cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý phải xử lý theo đúng quy trình đã được pháp luật quy định.

2. Đối với phản ánh, kiến nghị về nội dung quy định hành chính, cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý phải tuân thủ quy trình sau:

a) Làm việc trực tiếp với cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị để làm rõ những nội dung có liên quan (nếu thấy cần thiết).

b) Nghiên cứu, đánh giá và phân loại phản ánh, kiến nghị:

– Phản ánh, kiến nghị chưa đủ cơ sở xem xét xử lý, cần tiếp tục tập hợp để nghiên cứu;

– Phản ánh, kiến nghị có đủ cơ sở để xem xét xử lý.

c) Đối với phản ánh, kiến nghị có đủ cơ sở xem xét xử lý, cơ quan có thẩm quyền xử lý phải tiến hành xem xét quy định hành chính được phản ánh, kiến nghị theo các tiêu chí sau:

– Sự cần thiết;

– Tính hợp lý, hợp pháp;

– Tính đơn giản, dễ hiểu;

– Tính khả thi;

– Sự thống nhất, đồng bộ với các quy định hành chính khác;

– Sự phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

d) Quyết định xử lý.

đ) Công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị.

( Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 20/2008/NĐ-CP)

Hình thức xử lý phản ánh, kiến nghị

Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý phản ánh, kiến nghị lựa chọn một trong các hình thức sau để xử lý:

1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, huỷ bỏ quy định hành chính theo thẩm quyền.

2. Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, huỷ bỏ quy định hành chính không đáp ứng các tiêu chí quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 Nghị định này.

3. Ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quy định hành chính mới phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và quản lý nhà nước.

( Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 20/2008/NĐ-CP)

Kết luận

Trên đây là tất cả những thông tin có liên quan đến Kiến nghị là gì? Phản ánh là gì? Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức trong lĩnh vực này. Chúng tôi với mong muốn các bạn có thể vận dụng được những hiểu biết cơ bản về pháp luật này để có thể ứng dụng vào trong thực tế để đạt được những gì mình mong muốn và hơn hết là bảo vệ mình tốt hơn. Chúc các bạn thành công và hãy tiếp tục theo dõi những bài viết của chúng tôi.

Xem thêm: Disc Là Gì – Trắc Nghiệm Tính Cách Theo Thuyết Disc

Chân thành cảm ơn bạn!

*

Tôi là Bích Trà, hiện đang là Tác giả của nhiều bài viết về về chủ đề Pháp Luật Việt Nam tại webiste thienmaonline.vn Tôi đã từng Tốt Nghiệp cử nhân xuất sắc tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Những kiến thức về luật pháp của tôi có được nhờ và sự tìm tòi học hỏi không ngừng nghĩ, tôi muốn đem những kiến thức này để giúp cho nhiều người chưa hiểu biết về Luật, tôi hy vọng những kiến thức miễn phí tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu biết hơn về luật pháp để tránh những điều đáng tiếc khi không biết luật sảy ra tới các bạn.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Chuyên mục: Hỏi Đáp