Trong các chuyến đi học việc làm nông dân của chúng tôi, chúng tôi phát hiện ra bà con nông dân thường làm chín trái cây theo các phương pháp sau:

Phương pháp 1: Khí đá, dân miền tây gọi là đất đèn (chất rắn), có công thức hóa học là CaC2 và các tạp chất như chứa thêm Asen (As) và Phot pho (P), khi đất đèn có xúc tác hơi nước thì tạo thành Ethylene (C2H4). Chúng tôi vẫn nhìn thấy người Miền Tây cho các gói khí đá vào các thùng xoài để 1-2 ngày trên xe vận tải ra đến HN thì vỏ xoài đã vàng nhìn rất đẹp mã. Ngày nay người ta ít dùng khí đá vì trong khí đá có độc tố và tạo ra mùi hôi khó chịu.

Bạn đang xem: Khí đá là gì

*

dùng khí đá được nhiều người sử dụng dấm trái cây

Phương pháp 2: Nhúng bằng phân bón lá loại HPC-97 (chất lỏng), hàm lượng hay nồng độ khá cao. Nhưng phân không nằm trong danh mục chất bảo quản được cấp phép cho làm chín trái cây sau thu hoạch theo thông tư 2376/BVTV/QLT. Chúng tôi thấy họ nhúng trái cây vào dung dịch đó chưa đầy 2 giây đã nhấc ra, làm khô, và đóng gói, tiêu thụ.

*

Nhúng bằng phân bón lá loại HPC-97 (chất lỏng), hàm lượng hay nồng độ khá cao

 

Phương pháp 3: Trên thế giới nhiều nước họ có thể làm chín trái cây bằng Ethephon, họ pha loãng tối đa 0,05%, nhúng trong 10 – 20 phút. Trong vòng 3-5 ngày trái cây cũng chín. Ở Việt nam mình chưa có quy định cụ thể về dấm chín bằng Ethephon. Phản ứng hóa sinh sau khi Ethephon thấm qua các tế bào, thì nó phản ứng với nước trong tế bào để tạo ra khí Ethylene, HCl và H3PO4, khí ethylene sẽ hỗ trợ làm chín trái cây.

Xem thêm: Parfait Là Gì – Cực Phẩm Tráng Miệng Parfait

Phương pháp 4: Sử dụng phương pháp làm chín trái cây bằng máy sinh khí Ethylene ngoại sinh

Phương pháp dấm chín trái cây bằng sinh khí Ethylen ngoại sinh được ứng dụng rộng rãi ở các nước phát triển, bởi phương pháp này có ưu điểm rất lớn là trái cây sau khi dấm rất an toàn cho người tiêu dùng. Tại Bắc Việt Nam vào những ngày giá rét nhiệt độ hạ xuống thấp trái cây rất khó chín, khi quan sát trái cây chín tự nhiên như xoài, chuối, sầu riêng, hay mít không thể để tự chín như mùa hè. Chất lượng trái cây không đẹp, ví dụ như xoài và chuối vỏ vẫn xanh nhưng trong đã nhũng, còn sầu riêng thì có mãi không chín, khi bung mùi thơm thì đã hư, quá trình chín đồng thời cũng kèm theo quá trình phân hủy và lên men. Qu trình này tiết kiệm 24 tiếng đến 36 tiếng so với để tự nhiên vào mùa hè. Cơ chế của phản ứng hóa sinh như sau: Khi quả chín sự cân bằng giữa Ethylene và auxin bị phá vỡ, Ethylene từ có trong tế bào sẽ tăng lên cùng với Ethylene đưa từ ngoài vào hỗ trợ quá trình chín nhanh hơn. Ethylene làm tăng tính thẩm của tế bào giải phóng enzyme và cơ chất để xúc tiến cho các phản ứng hô hấp và các biến đổi khác. Các nước trên thế giới đều dùng PP này nhưng rất tốn kém. Hiện nay ở Việt Nam có vài công ty đã áp dụng phương pháp này, còn với quy mô cửa hàng tại Hà Nội có cửa hàng The One Farmery là cửa hàng đi tiên phong chọn cách dấm chín trái cây bằng khí Ethylene ngoại sinh, sinh ra từ cồn Thực phẩm do công ty CP bột giặt hóa chất Đức Giang sản xuất. Không gây độc cho kỹ thuật viên và người tiêu dùng. Hãy là người tiêu dùng thông thái và cùng The One xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh. Đây là phương pháp được bộ y tế khuyến khích sử dụng, rất an toàn cho người tiêu dùng.

Xem thêm: Scraper Là Gì – Nghĩa Của Từ Scraper Trong Tiếng Việt

 

*

Sử dụng phương pháp làm chín trái cây bằng máy sinh khí Ethylene ngoại sinh tại The One

 

Đây là kết quả mà The One đã dấm thành công

*

kết quả cho thấy xoài được cho vào hệ thống dấm, chín thơm ngọt, vỏ căng còn quả để bên ngoài không chín và héo vỏ

 

*

Sầu riêng chín thơm ngon sau khi dấm bằng hệ thông dấm chín tự nhiên

*

phương pháp làm chín trái cây bằng máy sinh khí Ethylene ngoại sinh giúp chuối chín vàng thơm ngọt

 

Chúng ta hãy lựa chọn phương pháp dấm chín an toàn và hiệu quả nhất cho sức khỏe người tiêu dùng.

Chuyên mục: Hỏi Đáp