NGƯỜI LÃNH ĐẠO SỬ DỤNG CÁC LOẠI KHÍ CHẤT CỦA NGUỒN LỰC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ VÀ NHỮNG ĐIỀU LÀM NÊN KHÍ CHẤT CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO?

NGƯỜI LÃNH ĐẠO SỬ DỤNG CÁC LOẠI KHÍ CHẤT CỦA NGUỒN LỰC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ VÀ NHỮNG ĐIỀU LÀM NÊN KHÍ CHẤT CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO?

NGƯỜI LÃNH ĐẠO SỬ DỤNG CÁC LOẠI KHÍ CHẤT CỦA NGUỒN LỰC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ VÀ NHỮNG ĐIỀU LÀM NÊN KHÍ CHẤT CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO?

A. CÁC LOẠI KHÍ CHẤT CỦA CON NGƯỜI

B. NHỮNG ĐIỀU LÀM NÊN KHÍ CHẤT CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO?

Khí chấthay còn gọi là tính khí là đặc điểm chung nhất của mỗi con người, là đặc điểm cơ bản của hệ thần kinh, tạo ra các diện mạo nhất định của toàn bộ hoạt động ở mỗi cá thể.

Bạn đang xem: Khí chất là gì

*

Ở con người, vỏ não liên kết và điều chỉnh hoạt động trong và bên ngoài cơ thể, điều chỉnh các mối liên hệ của cơ thể với môi trường xung quanh. Hoạt động của vỏ não ở những người khác nhau có những đặc điểm riêng. Vì những sự riêng biệt đó mà mỗi người lại sở hữu một tính khí riêng. Có thể bạn thuộc khí chất nóng nảy nhưng mức độ tính khí của bạn có thể là nóng nảy ở cấp độ 1 hoặc cấp độ N tùy thuộc vào những hoạt động này của não bộ.

Chúng thể hiện ở sự không giống nhau về các mối quan hệ giữa cường độ, tính cân bằng, tính linh hoạt của các quá trình thần kinh cơ bản. Thuộc tính đó có thể là bẩm sinh, có thể do rèn luyện.

Vậy bạn là người thuộc khí chất nào? Dựa vào 4 dạng hoạt động của hệ thần kinh chia ra4 loại khí chấtsau:

Khí chất nóng nảy (khí chất mạnh)Khí chất linh hoạt (nhiệt tình)Khí chất điềm tĩnh (trầm tĩnh)Khí chất ưu tư (khí chất yếu)

Trong một người luôn tồn tại 4 loại khí chất trên và luôn không ổn định, có khi ta thấy mình là khí chất này lại có khi là khí chất khác, nên đôi khi thấy mình thật khó hiểu. Tuy nhiên sẽ có 1 khí chất “nổi bật” nhất, và nó cũng quyết định khí chất hay tính khí “chính thức” của một người.

Trong hoạt động quản lí, người lãnh đạo cần hiểu được khí chất của những người dưới quyền. Điều này rất quan trọng. Vì khi người lãnh đạo hiểu được khí chất thì sẽ sử dụng người dưới quyền một cách hiệu quả hơn. Người lãnh đạo khi hiểu về khí chất của những người thừa hành thì cần biết được những mặt mạnh và những mặt hạn chế của mỗi loại khí chất để phát huy mặt mạnh và khắc phục mặt hạn chế của họ. Đối với mỗi loại khí chất cụ thể, người lãnh đạo cần chú ý các khía cạnh sau:

(1)Người sôi nổi

Về mặt sinh lí, người sôi nổi có các đặc điểm sau: Hệ thần kinh mạnh, hoạt động cao, ức chế mạnh, đồng thời quá trình hưng phấn cũng mạnh. Loại người này có sức mạnh, có năng lực, có khả năng làm việc cao và hoạt động trên phạm vi lớn.

*

Người có khí chất này là người rất hăng hái, đầy nhiệt tình, dễ và nhanh bực tức. Loại người này say mê công việc, có nghị lực, có thể dùng nhiệt tình của mình để lôi cuốn người khác. Nhưng khi anh ta không nhận được lợi ích gì thì dễ trở nên khó tính và cáu gắt.

Cơ sở sinh lý

Người khí chất nóng nảy có các đặc điểm sau: ức chế cao, hưng phấn cao. Nhịp độ thần kinh nhanh, nhưng không cân bằng giữa ức chế và hưng phấn, tính nhạy cảm thấp, tính phản ứng cao, tính tích cực cao, tính phản ứng trội hơn hẳn tính tích cực, có tính cứng nhắc và tính hướng ngoại, nhịp độ phản ứng nhanh, tính dễ xúc cảm cao.

Biểu hiện bên ngoài của người khí chất nóng nảy

Nói to, nói nhiều, nói mạnh, hành động mạnh mẽ, hay cáu gắt, hay biểu lộ cảm xúc ra ngoài, cởi mở, vồ vập, bạo dạn, chủ động, rất nhiệt tình với mọi người, tuy nhiên do hay nổi nóng nên cũng hay dễ làm mất lòng người khác. Nhận thức mọi sự việc rất nhanh. Về vấn đề tình cảm thì yêu ghét rõ ràng, thường sống thiên về tình cảm, hay để tình cảm lấn át lí trí. Khả năng thích nghi với môi trường cao.

Đối với những người có khí chất sôi nổi thì người lãnh đạo cần biết phát huy các phẩm chất hăng hái, nhiệt tình, sự say mê công việc, nghị lực, khả năng làm việc cao, phạm vi hoạt động rộng, khả năng lôi cuốn người khác của họ, nhưng cũng cần biết được mặt hạn chế của những người có khí chất này là khi lợi ích cá nhân của họ không được đáp ứng thì dễ cáu gắt, trở nên khó tính.

Loại người có khí chất này thích hợp với các công việc đòi hỏi giao tiếp nhiều như giao dịch, đối ngoại, quảng cáo, tiếp thị, các hoạt động phong trào, đoàn thể… và không thích hợp với những công việc đòi hỏi tỉ mỉ, cẩn thận như tin học, kế toán, thống kê…

(2) Người linh hoạt

*

Loại người có khí chất này có hệ thần kinh mạnh. Hai quá trình hưng phấn và ức chế đều cân bằng. Đây là loại người linh hoạt năng động, có tư duy linh hoạt, lạc quan, yêu đời. Đây là người có khả năng làm việc tốt, có hiệu quả cao khi công việc hấp dẫn và thích thú đối với họ.

Người linh hoạt nhanh chóng hoà nhập với mọi người, yêu đời, dễ dàng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác. Người có tính khí này không thích các công việc đơn điệu và thường hiếu danh.

Cơ sở sinh lý

Tính phản ứng và tính tích cực cao, nhịp độ phản ứng nhanh, mềm dẻo, tính cân bằng giữa ức chế và hưng phấn cao, linh hoạt. Mối quan hệ giữa phản ứng và tích cực cân bằng, có tính mềm dẻo, có tính hướng ngoại, tính dễ xúc cảm.

Biểu hiện bên ngoài

Người có khí chất linh hoạt nổi bật với các biểu hiện bên ngoài như nói nhiều, nhanh. Hoạt động cũng nhanh nhẹn, hoạt bát. Quan hệ thì vui vẻ dễ gần, có tài ngoại giao nên quan hệ rất rộng nhưng không sâu sắc.

Đối với những người có khí chất linh hoạt thì người lãnh đạo cần biết sử dụng các ưu điểm của họ như: Năng động, khả năng làm việc tốt, tư duy nhạy bén, lạc quan, dễ hoà nhập với mọi người, dễ thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc…

Những loại người này cũng giống như những người sôi nổi có thể giao các công việc như giao dịch, đối ngoại, quảng cáo, tiếp thị, các hoạt động phong trào… Không nên giao cho họ những công việc như nghiên cứu, thí nghiệm, tin học, thống kê…

Đặc biệt là phải giao cho họ những công việc phù hợp với sở thích với họ, những công việc mà họ cảm thấy hấp dẫn, không nên giao cho họ những công việc đơn điệu. Cần hạn chế ở những người này tính hiếu danh, bệnh thành tích, hình thức và phô trương.

(3) Người điềm tĩnh

Đặc điểm của loại người này là hệ thần kinh mạnh, quá trình hưng phấn và ức chế bằng nhau. Loại người này là người lao động trầm tĩnh, bao giờ cũng điềm đạm, kiên nhẫn và ngoan cường.

*

Khi họ tham gia vào công việc nào đó thì cần phải có thời gian chuẩn bị, chứ không thể bắt tay làm việc được ngay. Họ thường là người chung thuỷ với bạn bè, rất ít thay đổi các thói quen của mình.

Họ sống không sôi động và không phản ứng mạnh trước những sự kiện của cuộc sống. Trong ứng xử họ điềm đạm, thận trọng không bị xao nhãng bởi những chuyện nhỏ nhặt. Người điềm tĩnh khó thay đổi từ loại công việc này sang loại công việc khác, Páplôp gọi loại người này là “Những người lao động suốt đời”. Không ít người có tính khí loại này là những người thụ động.

Cơ sở sinh lý

Có cường độ thần kinh hưng phấn và ức chế cân bằng nhưng ở mức độ tương đối (không mạnh như khí chất nóng nảy và năng động) và không linh hoạt.

Biểu hiện bên ngoài

Kiểu người ít nói, nói câu nào chắc câu đấy. Hành vi chậm chạp, không bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài, hơi khô khan. Là người khó gần, khó làm quen, cũng khó biết tâm trạng của họ. Mối quan hệ của họ rất hẹp vì họ không thích quan hệ rộng. Vì thế, khó thích nghi với môi trường sống.

Đối với những người có khí chất điềm tĩnh thì người lãnh đạo cần biết sử dụng tính cẩn thận, điềm đạm, kiên nhẫn, tinh thần trách nhiệm cao của họ. Nhưng người lãnh đạo cần khắc phục tính kém năng động, sự chậm chạp và quá cầu toàn, trầm tĩnh, thụ động của họ.

Đối với những người này không nên giao các công việc đòi hỏi giao tiếp nhiều, đòi hỏi sự năng động như đối ngoại, quảng cáo…, nên giao cho họ một công việc ổn định và phù hợp với những mặt mạnh của họ, những công việc đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ như làm việc trong phòng thí nghiệm, tin học, thống kê, kế toán, lưu trữ, biên tập… Với những người có loại khí chất này khi giao công việc nên dành cho họ thời gian chuẩn bị, không nên thay đổi nhiều về công việc đối với họ.

(4) Người ưu tư

*

Ở loại người này hệ thần kinh yếu, rất khó quen và khó thích nghi với những biến đổi của môi trường, sức chịu đựng yếu, dễ bị dao động. Theo Páplôp, đối với người có tính khí ưu tư thì mỗi hiện tượng của cuộc sống đều là một tác nhân ức chế, có khi người đó không tin vào cái gì cả, không hi vọng vào điều gì, người đó chỉ nhìn thấy những điều nguy hiểm hoặc ít tốt lành trong công việc.

Người ưu tư thường nhút nhát, mất bình tĩnh trong hoàn cảnh mới, trong những cuộc gặp gỡ mới với người xa lạ. Họ là người không thích giao tiếp, sống thiên về những cảm xúc nội tâm kéo dài. Họ cũng là người lao động cần mẫn và cực kì cẩn thận.

Cơ sở sinh lý

Tính nhạy cảm cao, tính phản ứng thấp, tính tích cực thấp, tính phản ứng thấp hơn tính tích cực, có tính cứng nhắc, tính hướng nội, nhịp độ phản ứng chậm, tính dễ xúc cảm cao.

Biểu hiện bên ngoài

Phản ứng thần kinh chậm, kín đáo, không chịu được shock, ít nói, tiếng nói thì nhẹ nhàng, yếu ớt. Hành động thiếu tính bạo dạn, rất rụt rè, nhút nhát. Nhận thức chậm, chắc, có năng khiếu riêng. Không thích đám đông, không thích ồn ào. Thiên về sống nội tâm, không thích quan hệ rộng. Rất chu đáo, ít làm mất lòng người khác.

Đối với những người có khí chất ưu tư thì người lãnh đạo cần biết sử dụng đức tính cần mẫn, cẩn thận của loại người này và giao cho họ những công việc thích hợp với các đức tính trên. Đây là loại khí chất có nhiều điểm hạn chế mà người lãnh đạo cần nắm được như: khả năng thích nghi với những biến đổi của công việc và môi trường thấp, khả năng chịu đựng thấp, khả năng giao tiếp kém do hay nhút nhát, dễ dao động và dễ mất bình tĩnh, thiếu niềm tin vào bản thân

Đối với những người này khó có thể giao cho những công việc quan trọng, phức tạp, đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực cao. Đặc biệt, với họ người lãnh đạo cần phải khéo léo trong ứng xử, nhất là khi nhận xét, đánh giá. Một nhà quản lí Mĩ kể lại rằng, khi ông ta xuống kiểm tra nhà máy thấy một cán bộ làm việc không tốt lắm, liền phê bình anh ta ngay trước đám đông công nhân. Chẳng may, người công nhân này thuộc loại ưu tư anh ta không chịu nổi sự phê bình đó và không làm việc nữa. Người cán bộ quản lí này rút kinh nghiệm, chỉ tâm sự riêng với anh ta, từ đó, người công nhân này tiếp tục làm việc và làm việc tốt hơn nhiều.

Khí chất và tính cách giống hay khác nhau. Tuy nhiên khí chất khác với bản tính – tính cách. Khí chất không giúp phân biệt tốt xấu hay phân loại thiện ác.

Khí chất nổi bật của một người gần như là thuộc tính không thể thay đổi. Tuy nhiên tính cách của một người thì khác, nó có thể thay đổi hoặc có thể rèn luyện. Đặc biệt tính cách chịu ảnh hưởng rất lớn dưới sự tác động của môi trường sống bên ngoài.

Khí chất có thể được che đậy bằng tính cách (chẳng hạn một người khí chất yếu-ưu tư). Nhưng được rèn luyện trong môi trường quân đội vẫn có một tính cách cứng rắn, mạnh mẽ. Tuy nhiên rồi cũng có lúc họ sẽ thể hiện bản chất-mặt yếu đuối của mình thôi, vì thực chất họ vẫn chỉ là người có khí chất ưu tư mà thôi.

Xem thêm: styrofoam là gì

Với người lãnh đạo không nên đặt ra câu hỏi, tính khí nào là tốt nhất? Tính khí không xác định đạo đức xã hội của con người. Điều quan trọng là người lãnh đạo phải biết sử dụng các ưu điểm, khắc phục hạn chế của mỗi loại khí chất của những người dưới quyền trong việc sử dụng họ. Để làm được điều này, đòi hỏi người lãnh đạo phải sâu sát, quan tâm và lắng nghe những người bị lãnh đạo.

Phong cách quan liêu, mệnh lệnh trong quản lí sẽ làm cho người lãnh đạo không hiểu và không sử dụng được các khí chất của những người thừa hành trong việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức.

Có thể nói việc hiểu biết và quan tâm đến tính khí của các thành viên tập thể trong quá trình tổ chức hoạt động tập thể và giáo dục là một yêu cầu đối với những người làm công tác quản lí.

B. NHỮNG ĐIỀU LÀM NÊN KHÍ CHẤT CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO?

Không phải ai sinh ra cũng đều có tố chất của một nhà lãnh đạo giỏi cũng như không phải nhà lãnh đạo giỏi nào cũng đều có tố chất lãnh đạo trời phú. Kỹ năng là thứ có thể học hỏi và tích lũy.

Theo George Anders, một phóng viên kinh tế nổi tiếng ở Mỹ về bảy bí quyết và kinh nghiệm của cácnhà lãnh đạo tài năng.

1.Hiện thực hóa thông điệp sứ mệnh:Bất kỳ ai cũng có thể viết một thông điệp sứ mệnh của một tổ chức với các ngôn từ mỹ miều, thu hút, Tuy nhiên, điều cốt lõi là làm sao bạn có thể khiến người khác tin rằng mình sẽ biến những giá trị đó thành hành động cụ thể. Điều mà những người khác học được từ việcra quyết địnhhàng ngày của bạn có ý nghĩa hơn nhiều so với những gì bạn gói gọn trong câu chữ của mình.

Một trường hợp ví dụ: Jeff Bezos, nhà sáng lập và chủ tịch của Amazon.com, một siêu thị trực tuyến hàng đầu thế giới cho rằng Amazonlà một công ty đặt khách hàng làm trung tâm nhất trên thế giới, một thông điệp nghe có vẻ hay nhưng đâu là ý nghĩa thực sự của nó? Hãy dành một chút thời gian theo dõi chủ tịch của Amazon và bạn sẽ để ý thấy rằng ông loại bỏ các quảng cáo phóng đại gây ngộ nhận cho khách hàng. Đối với các cuộc họp cấp trung, ông yêu cầu phải có một người đứng ở vai trò duy nhất là bảo vệ khách hàng để phản đối các hành động đi trái với lợi ích khách hàng. Khi Amazon tổ chức lại các phòng ban,mỗi nhómđược điều chính theo cách nhằm phục vụ khách hàng được tốt hơn.

Trên tinh thần tương tự, hãy mang giá trị cốt lõi của bạn tới nơi làm việc hàng ngày. Hoan nghênh các hành động mang đến giá trị bạn mong muốn của những người khác và đem những nguyên tắc đó vào lối tư duy của người khác bằng cách tham chiếu đến các giá trị cốt lõi khi ra các quyết định.

2.Hỏi các câu hỏi khôn khéo.Trong cuốn sách “To Sell Is Human”, tác giả Daniel H. Pink đưa ra các nghiên cứu cho thấy khi bạn muốn thuyết phục ai đó, việc đặt câu hỏi có thể hiệu quả hơn việc đưa ra các thông báo bởi khi đó bạn có thể tác động vào trái tim và trí óc của người được hỏi mạnh mẽ hơn. Bạn khiến người đó nghĩ đến câu trả lời và tất cả các bước cần thiết để có được câu trả lời. Bớt giáo điều hơn, bạn có thể để cho những nhân viên trong đội của mình xây dựng các kế hoạch họ tin tưởng hơn là việc bó buộc họ ở những thông báo chẳng đem lại hiệu quả cho đến khi bạn đưa ra mệnh lệnh tiếp theo.

Trong khi thu thập thông tin để viết cuốn sách gần đây nhất của tôi “The Rare Find”, tôi rất ấn tượng với cách mà David Evans, nguyên trưởng khoa Khoa học máy tính của trường Đại học Utah đã tạo được một công trình nghiên cứu lớn lao từ các sinh viên tốt nghiệp của mình bằng việc đặt các câu hỏi giản đơn nhưng mang tính trọng tâm hướng tới cải tiến mang tính cách mạng. Ông đã gợi cảm hứng cho các kỹ sư, những người sau này làm nên Pixar, Adobe và Netscape. Thông thường điều này có thể được thực hiện một cách đơn giản bằng việc hướng vào mục tiêu lớn trước mắt và hỏi: “Bạn sẽ thực hiện mục tiêu bằng cách nào?”

3.Dành thời gian hiểu về người khác.Một khi bạn nằm trong vị trí lãnh đạo cấp cao của một công ty, bạn sẽ gặp gỡ rất nhiều người bên ngoài mà bạn hầu như không biết nhưng sự hỗ trợ của họ đóng vai trò lớn trong sự thành công của công ty bạn. Nếu không biết đối tác thực sự muốn gì, bạn không thể giao tiếp hiệu quả với họ. Chớ nên nghĩ rằng chỉ những người lép vế trong phòng mới cần lắng nghe cẩn thận. Khi bạn lắng nghe kỹ càng, bạn có được sự tin tưởng của người khác và điều này rất quan trọng đối với những điều bạn muốn đạt được khác. Giới kinh doanh có một câu cách ngôn: “Tận dụng lợi thế từ sự thấu hiểu kín đáo đó.”

4.Tạo môi trường thuận lợi để hoàn thành mọi việc.Trong một tổ chức, có một khoảng cách lớn giữa những dự án sắp sửa được hoàn thành với những dự án trong tình trạng đình trệ, khó chuyển biến. Nếu bạn đang trông chờ các kết quả, hãy chắc chắn rằngnhân viênvà các nhà quản lý luôn luôn ý thức được các ưu tiên hàng đầu của bạn. Giúp họ lên các mục tiêu trước mắt, giúp gỡ bỏ các rào cản, kiểm tra rà soát các công việc đang được thực hiện. Là một nhà lãnh đạo, quản lý, bạn cần để cho các nhân viên thấy sự cấp thiết và quan trọng của công việc. Phải cân nhắc xem có bao nhiêu ưu tiên hàng đầu tổ chức của bạn có thể thực hiện thành công. Thắng lợi ở hai chiến dịch lớn một năm còn tốt hơn việc bị mắc kẹt trong đống 20 công việc. Tôi đã từng chứng kiến rất nhiều các tổ chức đầy hoài bão nhưng thiếu tập trung bị ngập trong núi các chương trình gây tranh cãi kịch liệt nội bộ, dẫn tới hậu quả không mong muốn là không thể hoàn thành việc đúng hạn, thay đổi hướng đi liên tục và tranh giành các nguồn lực. Bạn càng ở vị trí cao trong một tổ chức, bạn càng cần phải truyền đạt các mục tiêu chủ chốt rõ ràng và ngắn gọn.

Tim Boyle, chủ tịch của Columbia Sportwear rất giỏi trong việc giải quyết các rắc rối. Ông hướng công việc kinh doanh của mình tập trung vào ba nội dung cơ bản:sáng tạo, thiết kế được cải tiến và marketing hấp dẫn. Tập trung vào mỗi ý tưởng và các chi tiết xung quanh nó. Ba nội dung cốt lõi đó giúp đảm bảo rằng 4000 nhân viên của Columbia đang tiến hành công việc đúng hướng.

5.Truyền tải quan điểm thông qua các câu chuyện. Khi bạn ở vị trí cao ở một tổ chức, bạn có vẻ càng cách biệt đối với mọi người. Khi bạn không có đủ thời gian gặp gỡ những người bạn muốn gây tầm ảnh hưởng, một trong các cách để bạn có thể khiến những người hầu như không biết bạn nhưng vẫn có thể cảm nhận về con người, tích cách của bạn là: chia sẻ các câu chuyện.

Có lẽ không ai thực hiện điều này tốt hơn vị chủ tịch 82 tuổi của Berkshire Hathaway: Warrant Buffett. Tập đoàn của ông có doanh thu hàng năm143 tỷ USD với lợi nhuận trải từ ngành bảo hiểm tới năng lượng, đồ đạc và sôcôla. Khi bạn đọc lá thư hàng năm gửi tới các cổ đông của Buffett, bạn có thể cảm nhận được những nhận định khôn khéo và đầy trí tuệ của ông. Vô số các nhà đầu tư và các nhà quản lý dù chưa từng gặp ông nhưng vẫn cảm thấy như đã từng gặp mặt và yêu quý ông.

6.Quan tâm đến những điều bạn chưa biết.Nếu bạn có những nhân viên dưới quyền giỏi, bạn sẽ không biết được các chi tiết rõ như họ. Với công việc cần không ngừng học hỏi. Bạn có những điểm mạnh mà người khác không có được đặc biệt là về kinh nghiệm, quan điểm rộng và sự phán xét. Khi bạn đang phải đưa ra những quyết định quan trọng, hãy tạo các cuộc đối thoại cởi mở để người khác có thể chia sẻ quan điểm với bạn nhằm giúp bạn tích lũy nền tảng kiến thức.

7.Hãy để cho các nhân viên cảm thấy họ đang làm việc cho người chiến thắng.Một trong những bí quyết lớn nhất của lãnh đạo là tự bản thân nâng cao tinh thần của doanh nghiệp để có thể tạo sự hoạt động và sáng tạo tốt hơn. Một số nhà điều hành tăng bổng lộc cho nhân viên. Một số khác khen ngợi các việc làm tốt với hy vọng việc làm tốt hơn nữa trong tương lai. Một số người vẫn mắng mỏ những nhân viên lười biếng và sa thải những người làm việc kém hiệu quả nhất. Bất kỳ phương pháp nào trong số các phương pháp trên có thể hoạt động ấy vậy mà tôi vẫn chứng kiến những nhà điều hành thực hiện cả ba cách thức trên mà không đạt được mục tiêu.

Đáng nhớ là trường hợp của John Young, người đã từng là chủ tịch của Hewlett Packard trong nhiều năm ở thời hoàng kim của công ty. Chúng tôi đã nói chuyện sau khi ông về hưu, và ông nói rằng điều ảnh hưởng tới tinh thần kinh doanh nhất chính là sự tin tưởng của nhân viên rằng họ đang làm việc cho các công ty tốt nhất trong lĩnh vực của họ. Từ đó, bạn sẽ có được sự cam kết của các nhân viên mà chỉ riêng tiền mặt và bổng lộc thì không thể mua nổi.

Tất cả sáu kỹ thuật khác trong bài đều hướng tới ưu tiên cuối cùng này. Nếu bạn truyền tải một sứ mệnh rõ ràng, hỏi những câu hỏi hay, đưa ra các ưu tiên đúng đắn, … bạn đang tạo nên khí chất của một người lãnh đạo – cái cần nhất trong giao tiếp của lãnh đạo tài năng.

Kết luận:

Bí quyết để tạo nên khí chất một nhà lãnh đạo: Hiện thực hóa thông điệp sứ mệnh, hỏi các câu hỏi khôn khéo, dành thời gian tìm hiểu về người khác, tạo môi trường thuận lợi để hoàn thành công việc, truyền tải quan điểm thông qua các câu chuyện, quan tâm đến những điều bạn chưa biết và hãy để cho nhân viên cảm thấy bạn đang làm việc cho người chiến thắng.

Không phải ai sinh ra cũng đều có tố chất của một nhà lãnh đạo cũng như không phải nhà lãnh đạo giỏi nào cũng đều có tố chất lãnh đạo trời phú. Kỹ năng là thứ có thể học hỏi và tích lũy. Nếu muốn phấn đấu trở thành một nhà lãnh đạo, bạn nên không ngừng tiếp thu cho mìnhcác kỹ năng cần thiết. Còn với những ai đã là một nhà lãnh đạo, quản lý thì nên tiếp tục trau dồi bản thân để thành công hơn trên con đường sự nghiệp của mình.

Xem thêm: Preceding Là Gì – Nghĩa Của Từ Preceding

Một phong cách lãnh đạo tốt chính là sản phẩm trí tuệ của người lãnh đạo, thể hiện ở cách sử dụng nhuần nhuyễn các phong cách lãnh đạo khác nhau vào các tình huống khác nhau. Am hiểu về văn hóa Việt Nam, về lối sống con người Việt Nam là điều cần thiết cho một nhà lãnh đạo trong nước có thể ứng xử phù hợp trong môi trường ở Việt Nam.

Chuyên mục: Hỏi Đáp