Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ VIII – Website Đoàn TNCS HCM – Hội SV Trường ĐH KHTN TP.HCM
Bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên VN lần VIII đăng 15:57, 16 thg 2, 2009 bởi Nam Van Chi  

Đại hội (ĐH) đại biểu Hội Sinh viên (SV) Việt Nam lần thứ VIII đã bế mạc tại Hà Nội chiều qua 16.2 sau 3 ngày làm việc.

Bạn đang xem: Khẩu hiệu hành động của đại hội đại biểu hội sinh viên trường nhiệm kỳ viii (2015 – 2018) là gì?

Anh Nguyễn Đắc Vinh – Chủ tịch Hội SVVN nhiệm kỳ VIII và Chủ tịch Hội SVVN nhiệm kỳ VII, chị Lâm Phương Thanh
ĐH đã hiệp thương bầu Ban chấp hành (BCH) T.Ư Hội khóa VIII gồm 89 người. Tại hội nghị lần thứ nhất diễn ra cùng ngày, BCH T.Ư Hội đã bầu ra Ban Thư ký gồm 27 người. Trong đó, anh Nguyễn Đắc Vinh – Bí thư T.Ư Đoàn được bầu làm Chủ tịch T.Ư Hội SV Việt Nam; anh Nguyễn Thanh Mai – Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó trưởng ban thường trực Ban Thanh niên trường học T.Ư Đoàn tiếp tục được bầu làm Phó chủ tịch thường trực T.Ư Hội; các anh Ngọ Duy Hiểu – Phó bí thư thường trực Thành Đoàn, Chủ tịch Hội SV TP Hà Nội; Lương Nguyễn Minh Triết – Phó bí thư thường trực Thành Đoàn, Chủ tịch Hội SV TP Đà Nẵng; Lê Quốc Phong – Phó bí thư Thành Đoàn, Chủ tịch Hội SV TP.HCM được bầu làm Phó chủ tịch Hội.

Với khẩu hiệu hành động: “Học tập – sáng tạo – hội nhập – phát triển”, trong nhiệm kỳ 2009 – 2013, ĐH đã thống nhất triển khai cuộc vận động “Sinh viên 5 tốt” với các nội dung: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, kỹ năng tốt, hội nhập tốt. ĐH đã phát động trong SV, các cơ sở Hội cuộc vận động “Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh” với các nội dung cơ bản trên cả 3 mặt: môi trường sư phạm, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Cuộc vận động đề ra 5 nhóm tiêu chí cụ thể: xây dựng môi trường sinh hoạt học thuật sôi nổi; gắn kết với thực tiễn đời sống; môi trường xanh – sạch – đẹp; không ma túy và tệ nạn xã hội; vui chơi, giải trí lành mạnh.

Đại diện cho các đại biểu tham dự ĐH, bạn Khương Minh Phương (Đại học Điện lực Hà Nội) đã đọc thư của ĐH gửi hội viên, SV cả nước. Trong thư có đoạn: “Để làm tròn trách nhiệm cao cả và xứng đáng với lòng tin cậy sâu sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân, ĐH kêu gọi toàn thể các bạn SV đang học tập trong và ngoài nước hãy phát huy truyền thống vẻ vang của SV Việt Nam và Hội SV Việt Nam không ngừng học tập và làm theo lời Bác; phấn đấu thi đua rèn luyện đạt danh hiệu “SV 5 tốt”; đồng sức, đồng lòng, đóng góp trí tuệ và sức trẻ vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Tại lễ bế mạc, Ban Thư ký T.Ư Hội đã trao cờ thi đua khen thưởng cho 32 tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào SV nhiệm kỳ 2003-2008.

* Tối cùng ngày tại Cung thiếu nhi Hà Nội, hàng nghìn SV thủ đô và các đại biểu cùng tham gia chương trình lễ hội và giao lưu ca nhạc chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Hội SV Việt Nam.

Theo T.Hằng (Thanh Niên)

Chiều 15/2, tại bốn điểm trường, cùng lúc diễn ra bốn cuộc thảo luận nhóm của các đại biểu. Cuộc thảo luận diễn ra sôi nổi, do người dẫn dắt yêu cầu phải nói vo.

*

Giao lưu sôi nổi trong Đại hội sinh viên

Ba chữ T

Tại hội trường ĐH Kinh tế Quốc dân, các đại biểu thảo luận chủ đề “Hội Sinh viên- Người bạn đồng hành của SV”.

Nhập cuộc, bạn Lê Nhã Phương (ĐH Kinh tế Quốc dân) nói luôn: “Lớp SV 9X cần được trang bị nhiều kĩ năng khác ngoài việc học thì những phương thức hoạt động truyền thống của Hội còn phù hợp không?”.

Sau Phương, một số bạn cầm báo cáo chuẩn bị trước, lại nặng tính “báo cáo thành tích”.  Anh Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Hội SVVN thẳng thắn: “Tôi đề nghị các đại biểu tập trung nói về các giải pháp hoạt động cho Hội, kể cả chưa có chuẩn bị tham luận”.

Ngay lập tức, đại biểu Nguyễn Xuân Trường (ĐH Hàng hải) nói luôn: “Tôi lưu ý Hội không chỉ đồng hành với SV trong việc học mà phải đồng hành với SV trong những phút đời thường nhất.

Cán bộ Hội phải biết SV ăn những gì, chơi những gì, mắc những tệ nạn gì để có những định hướng kịp thời. Muốn thế, cán bộ Hội hãy bung mình ra, cùng học tập, cùng ăn, cùng chơi với SV, nhất là phải lắng nghe những ý kiến trái chiều, phản biện của SV”.

“Theo tôi, cán bộ Hội phải có ba chữ “T”: Tâm – tầm và tương tác”. Tâm và tầm của cán bộ Hội thì biết rồi nhưng lâu nay sức tương tác giữa Hội và SV còn yếu. Xuất hiện một lớp SV mới có trình độ cao cả về học tập lẫn kĩ năng ngoại ngữ, tin học. Liệu cán bộ Hội có theo kịp không? Nếu cán bộ Hội thấy SV hơn mình thì phải học tập và ngược lại”- Đại biểu Giang Ngọc Phương (TP.HCM) nêu ý kiến.

Nghiên cứu khoa học bị xếp xó

Ở chủ đề thảo luận “Học tập, sáng tạo – chìa khóa của sự thành công” diễn ra tại ĐH Quốc gia Hà Nội. Đặng Thị Thúy, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên ĐH Vinh, mở hàng: “Nếu đặt một câu hỏi chung cho những người thành đạt là đã làm thế nào thì cũng có chung câu trả lời là nhờ học tập, rèn luyện và có kỹ năng”.

Vậy, học tập, rèn luyện có kỹ năng là như thế nào? Câu hỏi được Thúy đưa ra khiến nhiều đại biểu tranh luận về giải pháp tự học, sáng tạo trong học tập chính là chìa khóa vàng để thành công.

Đặng Tất Dũng, đại biểu đến từ TP HCM đưa ra một thực trạng, qua khảo sát, Dũng cho biết có tới 70 phần trăm công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến các vấn đề ở Việt Nam.

100 phần trăm du học sinh đều rất mong muốn được giúp đỡ nghiên cứu sâu và đóng góp thành quả nghiên cứu công trình cho đất nước. Tuy nhiên, đánh giá việc ứng dụng các công trình đó vào đất nước hiện nay chỉ gói gọn trong ba chữ “chưa hiệu quả”, bởi họ đang gặp nhiều rào cản như, cơ sở vật chất đất nước chưa ứng dụng được, sự thờ ơ nhất định của các cơ quan liên quan…

Hầu hết đại biểu đều mong mỏi SV có một diễn đàn, website riêng về vấn đề nghiên cứu khoa học để trao đổi chuyên môn, mở rộng giao lưu cấp trường, trường bạn, vùng miền, toàn quốc và với sinh viên các nước bạn, nhằm học hỏi công nghệ mới. 

“Các hoạt động tình nguyện phải đi vào chiều sâu, mới mang lại hiệu quả thiết thực. Và từng trường nên xây dựng cho mình một thương hiệu riêng trong hoạt động tình nguyện”.   (Nguyễn Triều Trung, TP.HCM)

Theo Tú- Hiếu-Hà-Yến (Tiền Phong)

*
*
*


Chủ tịch hội:
Nguyễn Đắc Vinh

Sinh năm 1972, quê quán Nghệ An, PGS – TS hóa học. Anh từng là bí thư Đoàn ĐHQG Hà Nội và là một trong 10 gương mặt trẻ VN tiêu biểu nhất năm 2006. Tại hội nghị BCH T.Ư Đoàn lần 3, khóa 9 (tháng 7-2008), anh được bầu giữ chức bí thư T.Ư Đoàn.

Phó chủ tịch thường trực: Vũ Thanh Mai

Sinh năm 1973, quê quán Nam Định, tiến sĩ vật lý. Hiện là ủy viên Ban thường vụ T.Ư Đoàn, phó trưởng ban thường trực Ban thanh niên trường học T.Ư Đoàn, phó chủ tịch thường trực T.Ư Hội SV VN khóa 7.

Phó chủ tịch:
Ngọ Duy Hiểu

Sinh năm 1973, quê quán Thanh Hóa, thạc sĩ luật, cao cấp chính trị, ủy viên ban chấp hành T.Ư Đoàn, phó bí thư thường trực Thành đoàn Hà Nội, phó chủ tịch Hội SV VN khóa 7, chủ tịch Hội SV TP Hà Nội.

*
*

Phó chủ tịch:
Lê Quốc Phong

Sinh năm 1978, quê quán Hà Nội, thạc sĩ sinh học, cao cấp chính trị, ủy viên ban chấp hành T.Ư Đoàn, phó bí thư Thành đoàn TP.HCM, phó chủ tịch Hội SVVN khóa 7, chủ tịch Hội SV TP.HCM.

Phó chủ tịch: Lương Nguyễn Minh Triết

Sinh năm 1976, quê quán Quảng Nam, kỹ sư hóa học, đang học cao cấp chính trị, phó bí thư thường trực Thành đoàn Đà Nẵng, phó chủ tịch Hội SV VN khóa 7, chủ tịch Hội SV TP Đà Nẵng.

2- Vũ Thanh Mai

3- Lê Hoàng Anh (1973 – phó trưởng Ban TN trường học T.Ư Đoàn

4- Nguyễn Bình Minh (1980 – Ban TN trường học T.Ư Đoàn)

5- Vy Tư Liệu (1973 – phó trưởng ban tuyên giáo T.Ư Đoàn)

6- Phạm Thị Phương Chi (phó TB quốc tế T.Ư Đoàn)

7- Lê Thanh Hà (1970 – phó TBT báo Sinh Viên – Hoa Học Trò)

8- Ngọ Duy Hiểu

9- Lê Quang Đại (1978 – TB TN trường học Hà Nội)

10- Nguyễn Giao Linh – 1987 CT Hội SV ĐH BK Hà Nội

11- Lê Quốc Phong

12- Nguyễn Thanh Đoàn (1978 – PCT Hội SV TP.HCM)

13- Phạm Đại Anh Tuấn (1987 – chủ tịch Hội SV ĐH Luật TP.HCM)

14- Trần Thu Hương (1973 – chủ tịch Hội SV TP Hải Phòng)

15- Lương Nguyễn Minh Triết

16- Dương Xuân Hùng (1971 – CT Hội SV tỉnh Thái Nguyên)

17- Kha Văn Tám (1972 – CT Hội SV Nghệ An)

18- Bùi Văn Lợi (1978 – CT Hội SV Huế)

19- Trịnh Thị Huệ (1989 – dân tộc Mường – Hội SV ĐH Tây Bắc)

20- Phạm Thanh cảnh (1985 – CT Hội SV ĐHCN Quảng Ninh)

21- Bùi Tiến Thành (1988 – PCT Hội SV ĐH Hồng Đức, Thanh Hóa)

22- Lê Thị Biên (1988 – Hội SV Khánh Hòa)

23- Đinh Thị Thanh Nhàn (1987 – Hội SV ĐH Tây nguyên)

24- Lê Sơn Quang (1982 – CT Hội SV ĐH Lạc Hồng)

25- Nguyễn Thị Phương Thảo (1984 – CT SV ĐH Cần Thơ)

26- Nguyễn Đình Mạnh (1962 – phó vụ trưởng Vụ Công tác HSSV Bộ Giáo dục – đào tạo)

27- Huỳnh Thị Mỹ Hà (1971 – CT Hội SV Vĩnh Long)

Ngay sau khi đắc cử chức danh chủ tịch Hội SV VN nhiệm kỳ 8, anh Nguyễn Đắc Vinh đã có cuộc trao đổi nhanh với PV Tuổi Trẻ về những công việc đầu tiên mà anh, thường trực và ban thư ký sẽ bắt tay làm ngay:

– Trước tiên vẫn là việc làm sao tán nhuyễn nghị quyết đại hội (ĐH) với hai cuộc vận động lớn mà ĐH đã biểu quyết đến từng cơ sở hội và đến từng SV. Tất nhiên, với từng địa phương, từng trường vẫn phải uyển chuyển và linh hoạt, vì đặc thù của khu vực ĐH-CĐ là rất khó đồng nhất về chuẩn hóa.

Quan điểm của tôi và BCH hội nhiệm kỳ này vẫn là làm sao để chính sức sống của từng chương trình hành động lan tỏa vào từng hội viên. Nếu chúng ta duy ý chí, gượng ép, áp đặt để có những chỉ tiêu cụ thể, chắc chắn sẽ dẫn đến sự khô cứng và tê liệt.

* Thưa anh, một trong những hạn chế của nhiệm kỳ 7 là chậm thích ứng với đời sống của cộng đồng mạng, trong khi tốc độ phát triển Internet của VN là quá nhanh?

– Cụ thể bước đi tôi xin phép chưa công bố vì mọi thứ đang chuẩn bị sẵn sàng. Nhưng không lâu nữa cổng thông tin và một website vừa mang tính chuyên nghiệp cao, vừa mang tính phổ quát rộng rãi của hội sẽ ra mắt. Website này không chỉ là nơi cung cấp thông tin, mà còn là diễn đàn, cổng giao tiếp của trung ương hội với các hội địa phương và đặc biệt là các hội SV của du học sinh VN tại các nước.

Nhưng với một cộng đồng cư dân mạng trẻ đang ngày một đông hơn, chúng tôi mong mỏi mỗi hội viên, mỗi cán bộ hội của mình trước tiên phải là một công dân mạng thực thụ trong xu thế toàn cầu hóa và tính chất thế giới phẳng ngày một hiển lộ rõ. Chính các hội viên, các cán bộ hội của chúng ta phải mang cho được thông điệp và tinh thần của SV VN đến với thế giới này. Nếu không thế, chúng ta sẽ mãi lạc hậu và đi sau so với cuộc sống!

* Thưa anh, từ ĐH và các diễn đàn trước ĐH, người ta vẫn thấy ý thức chủ động của một bộ phận SV chưa cao, còn trông chờ vào cơ chế, chính sách và “bầu sữa” ngân sách của Chính phủ?

– Chúng tôi kêu gọi ý thức chủ động của mỗi SV trước khi phải trông chờ vào một sự hỗ trợ từ nhà nước, từ các hội đoàn… Khả năng tự thân vận động là yếu tố quyết định trong thành công của chính bản thân mỗi bạn.

* Từng là SV rồi làm công tác giảng dạy và sau đó là công tác hội, chắc hẳn anh có rất nhiều lợi thế với công tác tiếp cận đối tượng?

– 18 năm sống cùng môi trường này, tôi nghĩ lợi thế lớn nhất của tôi với công tác hội là sự thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ đến tận cùng với SV mình.

* Một thông điệp anh gửi đến SV cả nước, với tư cách là tân chủ tịch hội?

– Thật mong mỏi ở tinh thần đoàn kết, san sẻ, tương thân tương ái và tinh thần dấn thân học tập, nghiên cứu khoa học của SV VN, đấy là mơ ước lớn nhất của tôi, của BCH hội nhiệm kỳ này!

* Cảm ơn anh.

Chiều nay, 16/2, phiên bế mạc Đại hội Đại biểu Toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội. Anh Nguyễn Đắc Vinh – Bí thư T.Ư Đoàn được bầu giữ chức Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam khóa VIII.

*

Anh Nguyễn Đắc Vinh được bầu là Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam khóa VIII.Sau những ngày làm việc nghiêm túc, Đại hội đã bầu Ban chấp hành T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam khóa VIII, với 89 đồng chí. Anh Nguyễn Đắc Vinh – Bí thư T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, được bầu giữ chức Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam.

Các Phó Chủ tịch Hội khóa VIII gồm:

Anh Vũ Thanh Mai – Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó trưởng ban thường trực Ban Thanh niên Trường học T.Ư Đoàn; Anh Ngọ Duy Hiểu – Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Bí thư Thường trực thành Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên thành phố Hà Nội; Anh Lê Quốc Phong – Ủy viên Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Bí thư thành Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên thành phố Hồ Chí Minh; Anh Lương Nguyễn Minh Triết – Phó Bí thư thường trực thành Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên thành phố Đà Nẵng.

Xem thêm: Bok Choy Là Gì – Bok Choy Trong Tiếng Tiếng Việt

Đại hội cũng đã nhất trí thông qua mục tiêu, nhiệm vụ công tác và phong trào sinh viên giai đoạn 2009 – 2013, với 5 nội dung cơ bản.

Theo đó, với tinh thần và khẩu hiệu của Sinh viên Việt Nam là: Học tập – sáng tạo – hội nhập – phát triển, sẽ có hai cuộc vận động sinh viên Việt Nam là Sinh viên 5 tốt (đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, kỹ năng tốt, hội nhập tốt) và Cuộc vận động sinh viên xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh.

Hội cũng sẽ tập trung tổ chức 5 chương trình hành động, coi đó là giải pháp cơ bản trong việc hỗ trợ, cổ vũ, động viên, tạo điều kiện, môi trường để sinh viên phấn đấu, thi đua.

Đó là các chương trình: Sinh viên rèn luyện đạo đức, tác phong; Sinh viên học tập, sáng tạo; Tư vấn hỗ trợ sinh viên; Sinh viên tình nguyện; Xây dựng Hội sinh viên Việt Nam vững mạnh.

Tiếp xúc với báo chí sau khế bế mạc Đại hội, anh Nguyễn Đắc Vinh cho biết: Thời gian tới, cán bộ Hội phải là những sinh viên ưu tú để hiểu và nắm chắc đời sống của sinh viên.

Cán bộ Hội sẽ sống cùng nhịp thở với sinh viên, cùng sinh viên tổ chức phong trào, tổ chức các hoạt động xuất phát từ nhu cầu thực tế của sinh viên… để quan tâm thiết thực hơn nữa đến đời sống của các trí thức trẻ.

Theo Tiền Phong

Chủ đề chính của Đại hội Sinh viên Việt Nam lần thứ VIII là: “Học tập- Sáng tạo- Hội nhập- Phát triển”. Phải học và sáng tạo như thế nào, cần có những kỹ năng gì để hội nhập và phát triển, các đại biểu du học sinh về dự ĐH đã chia sẻ kinh nghiệm.

Trần Hải Linh- (Đại biểu từ Hội sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc, nghiên cứu sinh ngành công nghệ thông tin Đại học Inha)

*

Trần Hải Linh

Phát triển tư duy theo nhóm

Sinh viên Việt Nam mình mới chỉ làm tốt được khía cạnh học tập và có sáng tạo, còn chưa tốt trong hội nhập- phát triển. Nói chính xác hơn là các bạn chưa chuẩn bị cho mình những kỹ năng cần thiết để hội nhập.

Học theo nhóm, phát triển tư duy theo nhóm, đó là một trong những yếu tố quan trọng cần thiết để sinh viên hoà nhập.

Điều này tôi ý thức rõ khi học ở Hàn Quốc, qua những thảo luận nhóm, sinh viên đã chỉ ra được khuyết điểm của nhau, cùng hỗ trợ nhau và hoàn thiện. Ngoài ra sinh viên cần tự trau dồi kiến thức cho bản thân. Trên giảng đường giảng viên chỉ là người dẫn dắt, gợi ý sinh viên nghiên cứu, sinh viên phải hoàn toàn chủ động để có thành quả.

Nguyễn Phương Nhung (Đại biểu từ Hội sinh viên Việt Nam tại Nga, Bí thư chi đoàn Cao đẳng Hàng không dân dụng Maxcova)

*

Nguyễn Phương Nhung

Chia sẻ trực tuyến

Sinh viên Việt Nam mình còn nhút nhát, để khắc phục tình trạng này, mỗi sinh viên cần phải chủ động sống rộng hơn, tạo dựng những mối quan hệ ngay từ năm thứ nhất đại học.

Tinh thần sẻ chia, đó yếu tố cần phải có để mỗi sinh viên hội nhập, phát triển.

Theo tôi nên phát triển mô hình chia sẻ trực tuyến, ở đó sinh viên trong nước và sinh viên Việt Nam đang học ở các nước khác trên thế giới có thể trao đổi, sẻ chia với nhau về các chủ đề, các lĩnh vực, các kỹ năng, kinh nmghiệm để cùng hội nhập, phát triển.

Sinh viên ở nước ngoài có thể cung cấp những nguồn tài liệu nghiên cứu hay những nguồn xin học bổng cho sinh viên trong nước…

Chu Hoàng Long (Đại biểu Hội sinh viên Việt Nam tại Úc)

*

Chu Hoàng Long

Kỹ năng tự học và kỹ năng tự  ứng dụng là cần thiết

Kỹ năng tự học và kỹ năng tự ứng dụng, đó là hai kỹ năng cần có để sinh viên hội nhập.

Sinh viên Việt Nam ta thường được biết đến bởi sự chăm chỉ, nắm chắc lý thuyết, song các bạn còn chưa tự tìm cách áp dụng lý thuyết đó vào thực hành.

Để phát triển hơn, theo tôi mỗi sinh viên cần tự chủ trong học tập và đẩy mạnh tính ứng dụng trong mỗi chủ đề mình nghiên cứu.

Theo Hải Yến (Tiền Phong)

Chủ tịch Quốc hội NGUYỄN PHÚ TRỌNG nhấn mạnh năm vấn đề đối với công tác Hội, phong trào SV thời gian tới:

* Hội phải trở thành người bạn gần gũi, tin cậy của SV. Hội cần đi sâu đi sát, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, lòng yêu nước, lý tưởng đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh cho hội viên, SV.

* Hội cần cổ vũ tinh thần hăng hái, chuyên cần, tập trung vào việc học của SV, vận động SV thực hiện yêu cầu học nghiêm túc, thi trung thực, đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực.

* Tổ chức và chỉ đạo thực hiện các cuộc vận động, phong trào, chương trình hành động phù hợp với từng đối tượng SV, chú ý trọng tâm, trọng điểm và thu được hiệu quả thiết thực.

* Tiếp tục củng cố, phát triển, đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội theo hướng ngày càng sinh động, hấp dẫn hơn và gắn với nhiệm vụ chung của đất nước.

* Đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể nhất là T.Ư Đoàn và Bộ GD-ĐT cần phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sự nghiệp giáo dục, thường xuyên nắm chắc tình hình, kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan đến SV, chăm lo đời sống để SV yên tâm học tập.
 
Theo Tuổi Trẻ

“Sôi nổi, đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ, khẳng định sức bật của một thế hệ SV năng động” – đó là cảm nhận chung của tất cả những ai có mặt tại buổi khai mạc đại hội sáng 15-2 tại Hà Nội.

*

Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng (bìa phải) trao bức trướng của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản VN tặng SVVN và Hội SVVN: “SVVN làm theo lời Bác, rèn đức, luyện tài vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” cho đại diện Hội SVVN – Ảnh: Việt Dũng

Được gặp nhau, được hòa vào một dòng chảy chung của tri thức, cống hiến và dấn thân, được bàn bạc chuyện của chính mình là điều không phải ai cũng có được trong giới SV.

Chủ động trước khi đòi hỏi

Sự kỳ vọng của cả xã hội vào SV – nơi mà hàm lượng chất xám tập trung nhiều nhất – là rất lớn. Tham dự đại hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng gửi gắm: “Những người đang trên ghế nhà trường hôm nay phải tranh thủ mọi điều kiện, tận dụng mọi thời gian, ra sức “rèn đức, luyện tài”, chuẩn bị về mọi mặt để gánh vác trọng trách đó. Coi đây là mục tiêu phấn đấu thiết thân hằng ngày, là động lực thúc đẩy mọi nỗ lực học tập vì ngày mai lập nghiệp…”. Đồng thời khẳng định: thanh niên, SV là lực lượng xã hội rất quan trọng, có vai trò và trách nhiệm to lớn trong việc thực hiện sự nghiệp vẻ vang, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 VN cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Một tham luận tại đại hội, bạn Chu Lê Trung, ĐH Thăng Long, Hà Nội, cũng nhấn mạnh đến việc SV phải tự thân vận động, chủ động học tập, sáng tạo, nghiên cứu trước khi đòi hỏi những cơ chế, chính sách và sự hỗ trợ từ các nguồn lực xã hội. Trung nhấn mạnh: dù gì đi nữa với giới SV, chuyện học tập và nghiên cứu khoa học vẫn phải đặt lên hàng đầu, trong đó tính chủ động của mỗi bạn là thiết yếu. Tham luận của Trương Lê Thu Thảo (đoàn TP.HCM) thì qua việc học tập theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ cũng nhấn mạnh đến việc tự rèn luyện của từng cá nhân, trong đó Thảo nhấn mạnh đến yếu tố kỷ luật trong học tập và rèn luyện, cũng như việc học tập và nghiên cứu khoa học một cách chủ động.

Chủ động, tự thân chủ động, chìa khóa mở cánh cửa đầu tiên cho thành công của mỗi cá nhân để tạo tiền đề cho việc cống hiến, cộng đồng trách nhiệm cùng xã hội.

Phải làm mới tổ chức của mình

Trình bày tại đại hội, anh Nguyễn Đắc Vinh thay mặt đoàn chủ tịch đại hội thừa nhận bên cạnh những thành công, Hội SV VN cũng còn nhiều hạn chế, cụ thể là sức lan tỏa chưa cao, nặng về thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhẹ về gắn kết, hỗ trợ SV, hình thức chậm đổi mới, thiếu tính tự thân của SV. Hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của SV chưa đáp ứng được nhu cầu của SV. Công tác tuyên truyền về Hội chưa được thực hiện tốt. Đội ngũ cán bộ Hội còn thiếu, hạn chế về năng lực.

Đại biểu Nguyễn Triều Trung (TP.HCM) cho rằng báo cáo của ban chấp hành T.Ư Hội SV khóa 7 đã nhìn nhận thẳng thắn ưu khuyết điểm của tình hình SV, mặt hạn chế của công tác Hội thời gian qua. “Lớp SV mới hiện nay đang ở thế hệ 9X, trẻ trung trong suy nghĩ và hành động. Thời gian tới Hội SV phải nhanh chóng nắm bắt suy nghĩ của SV để có những thay đổi phù hợp trong công tác Hội, đặc biệt là công tác chăm lo đời sống SV…” – Trung thẳng thắn nêu yêu cầu với Hội SVVN.

Thay đổi, đồng nghĩa với tự làm mới mình để theo kịp thời đại là yếu tố sống còn. Những đề nghị Hội phải là chiếc cầu nối, phải lắng nghe nhiều hơn nữa tiếng nói của SV; hay đại biểu Trương Lê Thu Thảo đề nghị Hội phải là môi trường để SV rèn luyện… không phải là điều gì đó mới mẻ, nhưng lại là yếu tố tiên quyết và sống còn cho Hội, với tư cách là tổ chức chính trị xã hội của giới SV.

Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Thúy đến từ Sơn La thú thật mình thật sự choáng ngợp với sự hoành tráng của lễ khai mạc và quy mô của đại hội. Nhưng sự hoành tráng của lễ hội hay tính chất quy mô của đại hội sẽ ý nghĩa hơn với kỳ vọng của xã hội, chứ không chỉ của các đại biểu, giới SV đang đặt vào Hội SVVN một trách nhiệm thật sự: lực lượng vững mạnh góp phần quan trọng vào sự phát triển đất nước hôm nay.

Theo Đ.BÌNH – TR.HUỲNH – TÚ ANH – THANH HẰNG (Tuổi Trẻ)

Chiều qua 15-2, 647 đại biểu (ĐB) dự đại hội đã chia thành bốn trung tâm, tập trung thảo luận các vấn đề liên quan trực tiếp đến việc học tập, rèn luyện, cống hiến của SV cũng như SV trước thời cơ hội nhập thế giới…

*

Quang cảnh Đại hội Hội SVVN lần 8 sáng 15-2 – Ảnh: Việt Dũng

Trời Hà Nội chiều qua mát mẻ, nhưng không khí thảo luận rất “nóng” ngay từ phút đầu tiên.

Rèn luyện kỹ năng

Tại trung tâm “SV rèn luyện kỹ năng, hội nhập cùng thế giới” (ĐH Ngoại thương), phó chủ tịch Hội SVVN Lê Quốc Phong cho biết: “SVVN đang bộc lộ nhiều hạn chế, như khả năng ngoại ngữ, kiến thức văn hóa, xã hội, lịch sử, kỹ năng làm việc nhóm… SV sẽ rèn luyện kỹ năng hội nhập cùng thế giới như thế nào?”.

SV Hoàng Thu Huyền (CĐ Kinh tế kỹ thuật Hải Dương) nói ngay: “Chỉ cần mỗi SV cố gắng, nỗ lực học tập, rèn luyện kỹ năng thì có thể tự tin bước ra thế giới”. Theo Huyền, là nguồn giúp đất nước nhanh chóng hội nhập, SV phải xác định vai trò của mình, không ngừng học tập, rèn luyện. Trong đó phải hết sức chú trọng các kỹ năng (làm việc nhóm, giao tiếp, quản lý; giải quyết vấn đề, tư duy phản biện…). Bạn Lê Hồng Sơn (Học viện Tài chính) đề nghị: SV phải biết lắng nghe để thu thập thông tin và không nên nghĩ rằng hội nhập là điều gì đó xa vời, là không phải trách nhiệm của mình. Lâm Thị Thúy Hà (ĐH KHXH&NV TP.HCM) nhấn mạnh: “Muốn hội nhập, trước tiên cần phải giỏi ngoại ngữ”.

Để đạt được các mục tiêu này, SV nên và rất cần tham gia các CLB ở ngay khoa mình, trường mình nhiệt tình, có trách nhiệm để tập và rèn luyện các kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, thuyết phục, lập kế hoạch, tổ chức chương trình, đối ngoại giao tiếp và nhiều kỹ năng khác…

CLB, đội nhóm học thuật: công cụ hiệu quả

Hội sinh viên: cần đồng hành hơn với sinh viên

Tại diễn đàn “Hội SVVN – người bạn đồng hành của SV” (tại ĐH Kinh tế quốc dân), ĐB Trương Tiến Anh (Hội SV Hà Nội) thẳng thắn: “Hội SV vẫn chưa nắm bắt được các nhu cầu của SV”. Nhiều SV vẫn chưa nhận ra vai trò quan trọng của hội SV trong đời sống học tập và sinh hoạt của mình.

Tại diễn đàn “Học tập, sáng tạo – chìa khóa thành công” được tổ chức tại ĐH Quốc gia Hà Nội, nhiều tham luận của các ĐB khẳng định việc học trong mỗi con người là rất quan trọng từ việc xác định mục đích, động cơ và phương pháp học.

Nhiều ý kiến nhấn mạnh lợi thế và vai trò của các CLB – đội nhóm học thuật trực thuộc hội SV các trường trong việc tạo ra môi trường nâng cao kiến thức chuyên ngành cho SV – một trong những công cụ hiệu quả để thu hút SV và nâng cao chất lượng học tập của SV.

ĐB Phan Thị Thanh Phương (ĐH KHTN TP.HCM) cho rằng mức độ học tập ở cấp bậc ĐH, CĐ nhất thiết cần đến sự chủ động, sáng tạo, tự ý thức của SV rất cao. Nên xác định nhiệm vụ hàng đầu của hội SV là tạo môi trường nâng cao chất lượng học tập trong SV. “Đặc biệt, trong xu hướng sắp tới, việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ sẽ được áp dụng rộng rãi, đòi hỏi vai trò định hướng phương pháp học tập càng phải rõ ràng, thường xuyên và đầu tư nhiều hơn. Hội SV cần phát huy các nhóm học tập mẫu, nhóm chia sẻ phương pháp học tập tại từng chi hội để đáp ứng nhu cầu thực tế của SV…”.

Xem thêm: Courier Là Gì – Nghĩa Của Từ Courier

Nhiều ĐB cho rằng hội cần định hướng cho SV để phát huy vai trò tự học trong SV. Với tham luận về vấn đề “Hội SV và việc thu hút sự đóng góp tri thức của du học sinh vào quá trình phát triển đất nước qua các đề tài nghiên cứu khoa học”, ĐB Đặng Tất Dũng (đoàn Hội SV TP.HCM) đã thu hút nhiều sự quan tâm của các ĐB. Theo Dũng, hiện nay lực lượng du học sinh rất lớn. Những ĐH danh tiếng nhất trên thế giới đều có SVVN đang theo học ĐH và sau ĐH. “Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, Hội SVVN cần sớm thành lập diễn đàn, sàn giao dịch ý tưởng nghiên cứu. Các SV trong nước chia sẻ ý tưởng nghiên cứu với các du học sinh, theo dõi tình hình phát triển của các chuyên ngành trên thế giới”.

Xã hội hóa hoạt động tình nguyện

Việc tổ chức các hoạt động tình nguyện gắn với chuyên môn và tìm kiếm kinh phí cho các hoạt động tình nguyện là hai vấn đề được nhiều ĐB quan tâm nhất tại diễn đàn “Chúng tôi là SV tình nguyện” (ĐH Bách khoa Hà Nội).

ĐB Nguyễn Triều Trung (Hội SV TP.HCM) đưa ra hướng phát triển các hoạt động tình nguyện: hoạt động tình nguyện = chuyên môn + vấn đề xã hội. ĐB Võ Văn Thanh (ĐH Y Hà Nội) trình bày “mô hình và kinh nghiệm tổ chức các hoạt động tình nguyện gắn với chuyên môn được đào tạo”. Theo Thanh, khó khăn nhất trong việc tổ chức các hoạt động tình nguyện là kinh phí.

Làm sao để có kinh phí cho hoạt động tình nguyện là điều không chỉ Hội SV Trường ĐH Y Hà Nội quan tâm. Nguyễn Giao Linh (Hội SV Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) khẳng định việc xã hội hóa các hoạt động tình nguyện là hoàn toàn có thể thực hiện được. Điều này được minh chứng tại ĐH Bách khoa Hà Nội, khi nơi đây đã thực hiện xã hội hóa các hoạt động tình nguyện từ năm 2003 và thu được nhiều kết quả tốt.

Theo Đ.BÌNH – TRẦN HUỲNH – THU HẰNG – TÚ ANH (Tuổi Trẻ)

Đến dự có: nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười; các nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Trần Đức Lương; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; Phó thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng; Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ VN Huỳnh Đảm; Trưởng ban Dân vận T.Ư Hà Thị Khiết; Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN VN Võ Văn Thưởng cùng nhiều lãnh đạo các bộ ngành, các vị lão thành cách mạng, mẹ VN anh hùng…

Phát biểu tại đại hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho rằng các phong trào Thi đua học tập tốt – rèn luyện tốt, Sinh viên (SV) tình nguyện, Tiếp sức mùa thi… với nhiều hoạt động phong phú sôi nổi từ cơ sở thu hút hàng triệu lượt thanh niên, SV tham gia đã góp phần từng bước tạo nên một thế hệ SV sớm có tinh thần tự chủ, năng động, bắt kịp những yêu cầu của xã hội trong cơ chế quản lý mới.  Nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm to lớn của thanh niên, SV trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng nhắc nhở “những người đang trên ghế nhà trường hôm nay phải tranh thủ mọi điều kiện, tận dụng mọi thời gian, ra sức học tập, rèn đức luyện tài, chuẩn bị mọi mặt để gánh vác trọng trách, coi đây là mục tiêu phấn đấu thiết thân hằng ngày”. Sau khi biểu dương số đông SV học tập chuyên cần, có ý thức trau dồi đạo đức, Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ ra những yếu kém của một bộ phận SV chưa xác định đúng mục tiêu, động cơ học tập, thiếu ý chí vươn lên, chưa trung thực trong việc học việc thi, chưa thể hiện rõ ước mơ, hoài bão, thậm chí có biểu hiện lệch lạc về định hướng giá trị, về lối sống, mắc phải tệ nạn xã hội, dễ bị lợi dụng, lôi kéo vào những hoạt động không lành mạnh hoặc với mục đích xấu. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Việc quyết định tương lai, tiền đồ, sự nghiệp của các bạn đang nằm trong chính tay các bạn. Thời cơ sẽ qua đi nếu các bạn thờ ơ và thiếu trách nhiệm trên con đường đã chọn. Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn đặt niềm tin yêu và hy vọng ở thế hệ SV đang tiếp bước các lớp cha anh, phát huy những giá trị của một dân tộc hiếu học, trọng người tài, tôn vinh những ai có nhiều cống hiến”, đồng thời tin tưởng “bằng ý chí, tài năng và nghị lực sáng tạo của tuổi trẻ, thế hệ SV hiện nay cũng như phong trào SV, Hội Sinh viên VN sẽ tiếp tục có bước phát triển mới, xứng đáng với tầm vóc của một dân tộc anh hùng trong thời đại Hồ Chí Minh”.

Cũng trong buổi khai mạc, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Võ Văn Thưởng phát biểu nhấn mạnh đến sự không ngừng tự đổi mới của Hội Sinh viên VN, trong đó cần tập trung thực hiện sáng tạo hiệu quả cuộc vận động “Tuổi trẻ VN học tập và làm theo lời Bác”, tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và việc làm của mỗi SV; chú trọng phát hiện, xây dựng, tuyên dương các tập thể, cá nhân điển hình trong học tập, sinh hoạt, tổ chức nhân rộng để các điển hình tỏa sáng, đem đến giới trẻ niềm lạc quan, tin yêu cuộc sống, thôi thúc họ vươn lên.

Nhân dịp Đại hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã trao tặng SV và Hội Sinh viên VN bức trướng của Ban Chấp hành T.Ư Đảng mang dòng chữ “Sinh viên Việt Nam làm theo lời Bác, rèn đức luyện tài vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.

Theo Thu Hằng (Thanh Niên)

Chuyên mục: Hỏi Đáp