Trang ChínhKinh ThánhGây Dựng Tâm LinhThần HọcTham KhảoTìm Hiểu Tin LànhChứng ĐạoThư ViệnThánh NhạcXem VideoBản đồ

*

Trong gian truân tôi cầu khẩn Đức Giê-hô-va; Đức Giê-hô-va bèn đáp lời tôi, để tôi nơi rộng rãi, Đức Giê-hô-va binh vực tôi, tôi chẳng sợ; Loài người sẽ làm chi tôi?Thi Thiên 118:5-6

*

*

*

*

*

*

Khải Huyền The Revelation of Jesus Christ to St. John. Apocalypse de Saint Jean.

Bạn đang xem: Khải huyền nghĩa là gì

I. Tên sách nầy nguyên văn Hy-lạp là Apokalupsis, tiếng La-tinh là Revelatio, có nghĩa là cất bỏ bức màn: cũng có nghĩa là bày tỏ hay giải bày ra trước mắt, và theo nghĩa bóng thì là cách tốt nhất để bày tỏ lẽ thật.

Trong Cựu Ước, không chép hẳn hoi hai chữ Khải Huyền song có nghĩa đó trong Châm Ngôn 11:13, “kẻ đi thèo lẻo tỏ ra điều kín đáo”, ý là cho biết những sự bí mật; và về Đức Chúa Trời tỏ ý Ngài cho loài người (Phục truyền 29:29; Ê-sai 22:14; Đa-ni-ên 2:19, 22, 28; A-mốt 3:7). Trong Tân Ước, Khải Huyền dùng về Đức Chúa Trời, Đấng Christ, hay Thần lẽ thật bày tỏ những điều thuộc về Chúa chưa ai từng biết (Rô-ma 16:25; 1Cô-rinh-tô 14:6, 26; 2Cô-rinh-tô 12:1; Ga-la-ti 1:12; Khải Huyền 1:1), hoặc bày tỏ bổn phận tín đồ (Ga-la-ti 2:2), kế đến bày tỏ cho con người biết trước những biến động trong ngày Chúa đến (Rô-ma 2:5; 2Phi-e-rơ 1:13). Trong thần đạo, khải thị nghĩa là sự thông cáo lẽ thật từ Đức Chúa Trời cho loài người, thường chỉ về sự thông cáo bởi những việc phi thường của Đức Chúa Trời.

II. Trước giả và chứng cớ sách là thật.

Có phải trước giả là Thánh Giăng, Sứ đồ và người Truyền đạo không? Những chứng cớ tỏ Giăng thật là tác giả là:

1. Nhờ những lời chứng của chính tác giả.

2. Nhờ lời truyền khẩu.

Những bằng cớ chứng minh cho điều này là:

(1). Tác giả tả chính mình trong đoạn 1 và 22, chứng thật mình là Sứ đồ, xưng mình cách đơn sơ là Giăng, cũng chép là tôi tớ của Đấng Christ, đã làm chứng bởi mắt thấy về lời Đức Chúa Trời và chứng cớ của Chúa Jêsus Christ. Điều này chứng tỏ tác giả là một với người viết Giăng 19:35; 1:14 và 1Giăng 1:2. Giăng ở đảo Bát-mô vì lời và chứng cớ của Chúa, cũng đồng chịu khổ với những người mà mình đạt thơ cho. Chúa dùng Giăng gởi thơ để thông báo điều rất quan trọng cho bảy Hội Thánh tại xứ A-si mà Giăng lúc đó là người cai quản rất thuộc linh và dạy dỗ họ. Cuối cùng tác giả cũng là bạn tôi tớ với thiên sứ và là một anh em của các tiên tri. Vậy, hết thảy những dấu chứng nầy hiệp lại trong Sứ đồ Giăng, và ngoài người không còn ai trong lịch sử có thể làm tác giả được.

(2). Có một số đông văn sĩ Hội Thánh đầu tiên chứng minh Khải Huyền là do Sứ đồ Giăng đã chép: Justin Martyr, độ 150 S.C., viết: “Một người giữa chúng ta tên là Giăng, một Sứ đồ của Đấng Christ, trong sự hiện thấy ban cho người, nói tiên tri rằng các tín đồ của sẽ sống một ngàn năm tại Giê-ru-sa-lem “. Tác giả bạn liệt kê Muratori, độ 170 S.C.; Mélito ở Sạt-đe, độ 170 S.C. có viết một sách giải nghĩa sách Khải Huyền của Giăng, và Eusèbe làm chứng về sách đó, Theophilus, giám mục thành An-ti-ốt, độ 180 S.C., khi biện luận với Hermogène trích nhiều câu ở Khải Huyền của Giăng, Irénée, độ 195 S.C., cũng vậy, và lời làm chứng của ông là đáng tin hơn hết. Apolonius, độ 200 S.C., khi biện luận với phe tà giáo Montanus ở Phi-ri-gi cũng trích nhiều câu ở Khải Huyền và thuật một phép lạ Giăng đã làm tại Ê-phê-sô. Clément ở Alexandrie, độ 200 S.C., Tertullien, độ 206 S.C, và Origène độ 233 S.C., cũng vậy. Trong thế kỷ thứ III và IV S.C., nhiều văn sĩ trong Hội Thánh cũng đồng ý như vậy.

Hết thảy các giáo phụ Hội Thánh kể ở trên đều tin sách Khải Huyền là một phần của Kinh Thánh. Sách nầy được Công giáo hội nghị thứ ba họp tại Carthage năm 397 S.C. công nhận vào số các sách Kinh Thánh.

III. Niên hiệu và nơi chép sách.

Đa số các nhà giải nghĩa cho rằng niên hiệu sách Khải Huyền vào năm 95-97 S.C. Irénée viết: “Sách Khải Huyền không phải đã có từ lâu, song nó ra đời như chính trong đời ta, gần hết đời trị vì của Domitien”. Eusèbe cũng thuật rằng, trong cuộc bắt bớ nhằm đời Domitien thì Sứ đồ Giăng, người Truyền đạo, vì làm chứng về Chúa đã bị đày ra đảo Bát-mô làm mỏ. Trong ba thế kỷ đầu tiên S.C., không ai viết có tác giả khác, hoặc nơi khác nữa. Dầu lịch sử không minh chứng, song vài nhà giải nghĩa đoán định sách nầy viết sớm hơn tức trong đời vua Néron, một hai năm trước khi Giê-ru-sa-lem bị phá (70 S.C.). Giả thuyết này chỉ nhờ vào tài liệu của sách. Có người tưởng theo 1:2, 9, 10, sách nầy chép tại Ê-phê-sô ngay sau khi Sứ đồ từ Bát-mô về. Tuy nhiên, căn cứ trên nội dung những sứ mạng cho bảy Hội Thánh gợi ý sách viết tại Bát-mô là đúng hơn.

IV. Tài liệu.

Sách Khải Huyền là sách cuối cùng của Tân Ước. Sở dĩ có tên đó vì sách tỏ ra những điều giấu kín trong tương lai, như lời mở đầu của sách: “Sự mặc thị”. Tác giả tả sách như là bản thông cáo về “những điều kíp phải xảy đến” mà Đức Chúa Trời ban cho Chúa Jêsus Christ, và bởi thiên sứ Ngài, Đấng Christ ban lại cho đầy tớ Ngài là Giăng, để cho Hội Thánh biết (Khải Huyền 1:1-3). Các bức thơ được gởi cho bảy Hội Thánh xứ A-si: Ê-phê-sô, Si-miệc-nơ, Bẹt-găm, Thi-a-ti-rơ, Sạt-đe, Phi-la-đen-phi và Lao-đi-xê (1:4, 11). Chắc số bảy được chọn vì là số thánh chỉ về sự trọn vẹn, nên tỏ ra sách và viết cho Hội Thánh chung. Tác giả xưng mình theo lối các tiên tri Hê-bơ-rơ (so Ê-sai 1:1; Giô-ên 1:1; A-mốt 1:1, v.v…, là Giăng (Khải Huyền 1:1, 4, 9; 22:8), và thuật lại mình đã thấy những sự hiện thấy chép trong sách lúc bị đày ở đảo Bát-mô “vì có lời Đức Chúa Trời và chứng của Đức Chúa Jêsus” (1:9). Bát-mô ở Địa-trung-hải phía Tây nam bờ Tiểu A-si, Giăng bị đày ở đó vì là một tín đồ của Đấng Christ. Khi ấy là thời kỳ bắt bớ của chính phủ La-mã.

Bắt đầu với sự giận thấy tỏ ra Đấng Christ được tôn quí, trong một bức tranh có nghĩa bóng như Đấng Christ đang đứng ở giữa bảy chơn đèn vàng chỉ về bảy Hội Thánh (1:10-20). Đấng Christ cho người tiên kiến những sứ mạng cho bảy Hội Thánh, rồi sau có những sự hiện thấy kế tiếp. Sự hiện thấy đó “nhằm ngày của Chúa” (câu 10), chắc là ngày thứ nhất trong tuần lễ. Khi phân tích có nghĩa bóng rất cao. Nhiều hình và lời nói có lấy trong các sách tiên tri Cựu Ước, nhất là Đa-ni-ên và Ê-xê-chi-ên, nên phải nhờ các sách đó mới hiểu được.

Khi xem xét sách kỹ hơn, thấy sau lời mở đầu chào thăm (1:1-8), có bảy đoạn lớn cho đến 22:7, sau đó tận cùng sách bằng một phần phụ thêm (22:8-21). Bảy đoạn lớn đó thật là bảy sự hiện thấy, hay bảy lớp, và mỗi sự hiện thấy thường chia làm bảy phần nữa. Mỗi lớp mở đầu với sự hiện thấy, tỏ ra ý của toàn thể lớp đó, và tiếp theo phần nhiều bày tỏ bảy phần về ý đó. Những sự hiện thấy đó không những chỉ bày tỏ các biến động tiếp theo nhau trong lịch sử có theo trật tự của thời gian, nhưng còn là những bức tranh đầy hình bóng về lẽ thật hoặc nguyên lý của tôn giáo sẽ được đạt đến trong sự từng trải của Hội Thánh. Cả thảy đều có ý yên ủi và cảnh cáo Hội Thánh giữa những sự tranh đấu của thời gian, để sửa soạn Hội Thánh trong khi chờ Chúa mình tái lâm (1:7, 8; 22:7, 10, 17, 20). Bảy lớp sự hiện thấy đó trong sách Khải Huyền được phân tích như sau:

1. Sự hiện thấy của Đấng Christ được vinh hiển ở giữa Hội Thánh Ngài, tiếp theo bảy sứ mạng cho bảy Hội Thánh xứ A-si (1:9-3:22). Nội dung trọng yếu là dạy dỗ, cảnh cáo, và giục lòng Hội Thánh trong những cảnh ngộ hiện tại.

2. Sự hiện thấy về Đức Chúa Trời đang cai trị trên số mệnh của cả vũ trụ, và cả mọi vật thọ tạo đều thờ lạy Ngài. Cũng có Chiên Con của Đức Chúa Trời được tôn vinh, và đang cứu chuộc, cầm nơi tay một cuốn sách có đóng ấn viết những nghị định Chúa (4:1–5:1-). Tiếp theo có sự mở ấn trong bảy sự hiện thấy, tả ra bảy phần mục đích của Đức Chúa Trời từ khi Đấng Christ hiện ra chinh phục cho đến ngày phán xét sau cùng (6:1-8:1). Giữa ấn thứ sáu và bảy, có truyện xen vào tỏ ra sự an ổn của dân Chúa giữa sự phán xét xảy ra trên thế gian (7:1-).

3. Sự hiện thấy về bảy ống loa (8:2-11:19). Khởi đầu với sự hiện thấy một thiên sứ dâng những lời cầu nguyện của các thánh đồ cho Đức Chúa Trời (8:2-6). Kế đến mỗi ống loa có một sự hiện thấy theo sau về sự phá hoại trên thế gian tội lỗi, cũng tận cùng bằng sự đoán xét sau cùng. Giữa ống loa thứ sau và bảy, còn có một thời tả vẽ Hội Thánh đang làm chứng được giữ gìn (10:1-11:14). Ý tưởng quan trọng ở đây dường như những lời cầu nguyện của các thánh đồ với Đức Chúa Trời để binh vực lẽ thật Ngài được đáp lại, tức là các thánh đồ đó được thấy những sự tan nát xảy ra trên thế gian tội lỗi mà họ đang làm chứng cho.

4. Sự hiện thấy về Hội Thánh bằng một hình ảnh người đàn bà sanh ra Đấng Christ. Con rồng, là Sa-tan, tranh chiến với Hội Thánh (12:1-), sau có sự hiện thấy về con thú mà quỉ Sa-tan dùng làm tay sai (13:1-), về Hội Thánh đang chiến đấu với tội ác (14:1-5), và về những phương diện chiến thắng của Đấng Christ (14:6-20). Ấy có thể gọi là sự hiện thấy về chiến tranh.

5. Sự hiện thấy về bảy bát đựng bảy tai nạn sau cùng hoặc sự phán xét của Đức Chúa Trời (15:1–16:1-). Mở đầu (15:1-) tả vẽ sự chiến thắng của các thánh đồ, còn bảy bát chỉ về bảy lần phán xét của Đức Chúa Trời trên thế gian gian ác (16:1).

6. Sự hiện thấy của thành kỵ nữ, Ba-by-lôn (17:1-), kế đến có sự đắc thắng của Đấng Christ trên thành đó và trên những kẻ thù Ngài đồng minh với thành, và cũng tận cùng bằng sự phán xét sau cùng (18:1-20:15). Giữa cảnh thứ sáu và bảy về cuộc đắc thắng Ngài có một thời (20:1-10) tả vẽ sự an ổn trọn vẹn và sự giải thoát thuộc linh của dân Đấng Christ trải qua cơn tranh chiến lâu đời đó. Song có nhà giải nghĩa để truyện nầy giữa cảnh thứ sáu và thứ bảy ở 19:11.

7. Sự hiện thấy về Hội Thánh trọn vẹn, Vợ mới của Đấng Christ hay thành Giê-ru-sa-lem mới (21:1-8), theo sau mô tả sự vinh hiển của Hội Thánh (21:9-22:7).

V. Những sự giải nghĩa.

Vì là một sách có ý an ủi Hội Thánh ở dưới sự đau khổ hiện tại và tương lai, nên tác giả nói rằng: “Phước cho kẻ đọc cùng những kẻ nghe… và giữ theo điều đã viết ra đây” (1:3; 22:7). Chắc tác giả biết dầu độc giả có thể hiểu đại ý song có nhiều hình bóng mầu nhiệm khó hiểu phải đợi chờ lúc được ứng nghiệm mới hiểu rõ. Sách nầy chép “những điều kíp phải xảy đến” (1:1), tức là mở đầu rồi; và những lời giải nghĩa khác nhau về các điều tiên tri đó làm chứng thật khó hiểu dường nào!

Tuy vậy, có ba phương pháp để giải nghĩa những lời tiên tri đó:

1. Prétérit, tức là coi những lời tiên tri đó như đã ứng nghiệm rồi, như Moses Stuart thấy những điều tiên tri chép ở 6:1–11:1- được ứng nghiệm lúc Giê-ru-sa-lem bị tàn phá, và 13:1–19:1- trong đời hoàng đế Néron. Dầu vậy, phải công nhận đoạn 20:1–22:1- là thuộc về tương lai.

2. Future, tức coi những lời tiên tri đó như đều thuộc tương lai, có quan hệ đến thời giờ Chúa tái lâm và một ngàn năm bình an. Con thú là một người lúc đó hiện ra và chính là Antichrist. Những lời tiên tri đó dường như bắt đầu được ứng nghiệm ngay với đời tương lai của tác giả.

3. Historique, tức là coi những lời tiên tri đó như đang được ứng nghiệm trong lịch sử Hội Thánh từ đời Giăng cho đến cuối cùng. Ấy liên lạc những hình bóng khác nhau với các biến động xảy ra: như có nạn ngoại xâm lật đổ Đế quốc La-mã (ứng nghiệm 4 loa đầu), người Sarrasins (loa “khốn nạn” thứ nhứt), người Thổ-nhĩ-kỳ (loa “khốn nạn” thứ nhì), Tòa thánh La-mã (con thú 13:1-; đàn bà mặc áo đỏ sặm 17:1-) v.v…. Theo lối tính một ngày bằng một năm để định những thời kỳ (tức 1.260 ngày bằng 1.260 năm).

Tiến sĩ Scofield có viết tiểu dẫn cho sách Khải Huyền như sau:

Tác giả.– Sứ đồ Giăng (1:1).

Niên hiệu.– 96 S.C.

Đại ý.– Đại ý của sách là Jêsus Christ (1:1), được tỏ ra theo ba lối:

1. Về thời giờ: Đấng hiện có, đã có, và còn đến” (1:4).

2. Về những sự tương quan với các Hội Thánh (1:9-3:22), với bảy năm đại nạn (4:1-19:21), với nước Ngài (20:1-22:21).

Xem thêm: Tải Game Minecraft – ‎minecraft Trên App Store

3. Về chức vụ Ngài: Thầy Cả thượng phẩm (8:3-6). Tân lang (19:7-9), Vua kiêm chức Quan-xét (20:1-15).

Dầu Đấng Christ là trung tâm điểm của sách, nhưng mục đích của sách là nói đến sự xuất hiện một nước của giao ước. Câu chìa khóa là: lời bá cáo tiên tri của “những tiếng lớn vang ra trên trời” (11:15); tức “Nước của thế gian thuộc về Chúa chúng ta, và Đấng Christ của Ngài” đã đến rồi. Vậy, ấy là sách tiên tri (1:3).

Phải chia Khải Huyền làm ba đoạn lớn, như thế mới giải nghĩa phải lẽ và có sự liên lạc với nhau: Chúa truyền Giăng phải “viết” về ba loại các “điều” (1:9).

I. Việc quá khứ, tức “việc ngươi đã thấy”, nghĩa là sự hiện thấy ở đảo Bát-mô (1:1-20).

II. Việc hiện tại, tức “những việc nay hiện có”, nghĩa là đang xảy ra, rõ ràng điều này chỉ về các Hội Thánh. Đền thờ bị phá hủy rồi, người Do-thái tan lạc; lời chứng của Đức Chúa Trời đã giao phó cho các Hội Thánh (1Ti-mô-thê 3:15). Vậy, theo ý đó, thấy có bảy sứ mạng cho bảy Hội Thánh làm đại biểu (2:1-3:22). Nên chú ý danh từ “Hội Thánh” không có chép trong 5:1–18:1-.

III. Những việc tương lai, tức “những việc sau sẽ đến”, nghĩa chính là “sau những việc nầy, ấy là sau sự cuối cùng của Hội Thánh (4:1-22:21). Đoạn lớn thứ ba có từng lớp sáu số bảy, có năm khúc xen vào, gồm lại với phần Hội Thánh kể trên là bảy số bảy. Sáu số bảy là:

1. Bảy ấn, 4:1-8:1;

2. Bảy loa, 8:2-11:19;

3. Bảy người, 12:1-14:20;

4. Bảy bát, 15:1-16:21;

5. Bảy sự khốn nạn 17:1-20:15;

6. Bảy điều mới, 21:1-22:21.

Năm khúc xen vào sách là:

1. Dân Do-thái sót lại và các thánh đồ trong cơn đại nạn, 7:1-17.

2. Thiên sứ, cuốn sách nhỏ, hai người làm chứng, 10:1-11:14.

3. Chiên Con, Dân sót lại, Tin lành đời đơi, 14:1-13.

4. Các vua nhóm hiệp tại Ha-ma-ghê-đôn, 16:13-16.

5. Bốn tiếng A-lê-lu-gia ở trên trời, 19:1-6.

Năm khúc nầy không mở mang ý nghĩa về phần tiên tri; nhưng khi xem xét kỹ trước sau thì tóm tắt kết quả đã trọn, và nói về kết quả sẽ được dường như có rồi. Như 14:1, nói về Chiên Con và Dân sót lại về phần tiên tri đứng trên núi Si-ôn, dầu chưa thật ở đó cho đến 20:4-6.

Cuối cùng của thời kỳ Hội Thánh (2:1–3:1-) không chép. Khi tới 1Tê-sa-lô-ni-ca 4:14-17 thì mới hết. Thời gian Khải Huyền 4:1–19:1-, có người tin, hiệp với 70 tuần lễ trong Đa-ni-ên (9:24, lời chú thích). Cơn đại nạn bắt đầu giữa “tuần lễ”, và cứ tiếp trong ba năm rưỡi (Khải Huyền 11:3-19:21). Cuối cùng cơn đại nạn là khi Chúa hiện đến và có chiến trận tại Ha-ma-ghê-đôn (Ma-thi-ơ 24:29-30; Khải Huyền 19:11-21). Kế tiếp có nước (Khải Huyền 20:4-5); sau có sự rối loạn (Khải Huyền 20:7-15), và sự vĩnh viễn.

Các nhà giải nghĩa Khải Huyền nên chú ý đến hai khúc quan trọng: 2Phi-e-rơ 1:12; 2Phi-e-rơ 1:20-21. Chắc nhiều chỗ Chúa để cho tối nghĩa với chúng ta hiện nay, nhưng sẽ trở nên rõ ràng với người sống gần thời kỳ ấy.

1:9.– Từ 1:1-20, người Tiên kiến ở trên đất, đang thấy những sự trên đất. Từ 2:1-3:22, người ở trên đất nhìn thấu suốt cả thời kỳ Hội Thánh. Từ 4:1-11:1, người chịu “Thánh Linh cảm hóa” (4:2 so Ê-xê-chiên 3:12-14), xem thấy những điều ở trên trời và dưới đất. Từ 11:1-12, người ở Giê-ru-sa-lem với hai người làm chứng. Từ 11:13 đến hết sách, người ở trên trời xem và biên những sự ở trên trời và dưới đất.

1:20.– “Các thiên sứ” chắc là những sứ giả mà bảy Hội Thánh đã sai tới cùng sứ đồ già yếu bị đày trên đảo Bát-mô để hỏi tin và giúp đỡ (so Phi-líp 4:18). Song cũng chỉ về người nào đem sứ mạng Chúa cho một Hội Thánh.

1:20.– Những sứ mạng cho bảy Hội Thánh có bốn sự ứng dụng:

1. Gởi trực tiếp cho chính bảy Hội Thánh ở địa phương đó.

2. Gởi cho các Hội Thánh trong mọi thời đại để khuyên giục và lấy đó làm tấm gương để soi thử địa vị thuộc linh thật của mình trước mặt Chúa là thể nào.

3. Gởi cho cá nhân, khuyên “ai có tai, hãy nghe”, và cho “kẻ nào thắng” được những lời hứa.

4. Đối với các Tiên tri, là những người đã bày tỏ bảy phần lịch sử thuộc linh của Hội Thánh từ độ 96 S.C. cho đến cùng. Thật khó tin trong một sách tiên tri gồm tóm cả thời kỳ Hội Thánh, mà lại không có tiểu dẫn; vậy thì, bảy sứ mạng nầy chắc là tiểu dẫn đó, miễn là có trong sách, vì sau đoạn 3:22 không chép về Hội Thánh nào nữa. Vả lại, những tư tưởng trong bảy sứ mạng chẳng những chỉ gởi trực tiếp cho bảy Hội Thánh, song cũng rộng hơn nữa. Điều chắc chắn hơn hết là những sứ mạng đó tỏ ra trước lịch sử thuộc linh của Hội Thánh và theo thứ tự nữa: Ê-phê-sô chỉ về địa vị chung của Hội Thánh lúc chép sách: Si-miệc-nơ chỉ về thời kỳ bắt bớ rất lớn; Bẹt-găm chỉ về Hội Thánh trong thế gian là nơi của ngôi quỉ Sa-tan, là sau khi hoàng đế Constantin trở lại đạo, độ 316 S.C.; Thi-a-ti-rơ (500-1500 S.C.) chỉ quyền chức vị giáo hoàng, chức vị này được xuất hiện nhờ tình hình của Bẹt-găm: tức là Ba-la-am (hướng về thế gian), và Ni-cô-la (chức tế lễ cầm quyền quá lẽ) đều đắc thắng. Như Giê-sa-bên đem sự thờ hình tượng vào trong dân Y-sơ-ra-ên thì cũng vậy, La-mã giáo liên lạc lẽ đạo Đấng Christ với sự thờ cúng của người ngoại đạo. Sạt-đe chỉ về thời Cải chánh của Hội Thánh Tin lành, song công việc đó chưa được thành; Phi-la-đen-phi chỉ về phần tín đồ Hội Thánh chứng rõ cho Kinh Thánh Jêsus trong một thời gian. Lao-đi-xê là sự hâm hẩm, tự thỏa mãn trên những điều mình có.

3:21.– “Ngồi với Cha ta trên ngôi Ngài” liên lạc với Lu-ca 1:32-33; Ma-thi-ơ 19:28; Công vụ 2:30, 34, 35; 15:14-16 có nghĩa là Đấng Christ chưa ngồi trên chính ngôi Ngài. Ấy vì giao ước Đa-vít, với các lời hứa của Đức Chúa Trời bởi các tiên tri và thiên sứ Gáp-ri-ên về nước Mê-si còn đợi được ứng nghiệm.

4:1.– “Hãy lên đây” dường tỏ rõ sự ứng nghiệm của 1Tê-sa-lô-ni-ca 4:14-17. Chữ Hội Thánh không còn nữa trong sách Khải Huyền.

5:7.– So Đa-ni-ên 7:13-14. Ta thấy đây là hai sự hiện thấy giống nhau; trong Khải Huyền thêm những sự giấu kín cho sách Đa-ni-ên, tức các vua và thầy tế lễ trong thời kỳ Hội Thánh tương quan với “Con Người” là “một Chiên Con… như đã bị giết”, trong thời trị vì trên mặt đất (5:9, 10).

7:14.– Xem bài Đại Nạn.

12:10.– “Nước Đức Chúa Trời” (xem bài chú thích 2Sa-mu-ên 7:16, Đa-vít) bắt đầu khi Đấng Christ trở lại thế gian, cứ trải qua một ngàn năm Chúa trị vì trên đất và cuối cùng khi Ngài giao nước lại cho Đức Chúa Cha (1Cô-rinh-tô 15:24). Xem bài Nước.

13:2.– Con thú thứ tư của Đa-ni-ên 7:26, xem bài chú thích. “Mười sừng giải nghĩa trong Đa-ni-ên 7:24; Khải Huyền 17:12, là mười vua, và cả sự hiện thấy là hình trạng cuối cùng của cường quốc dân ngoại trên thế gian, tức là một đế quốc bằng mười nước đồng minh gồm lại cả địa phận đế quốc La-mã xưa. Khải Huyền 13:1-3 chỉ về đế quốc bằng mười nước; 13:4-10 chỉ về hoàng đế, chắc là “con thú” (Khải Huyền 19:20, xem bài Con Thú).

13:3.– Có hình bóng của con beo, gấu, sư tử trong Đa-ni-ên 7:4-6 chỉ về những đế quốc trước đế quốc La-mã, và những đặc điểm của ba đế quốc ấy cũng hiệp với tính chất của đế quốc La-mã, tức là: sự chiếm đất cách nhanh chóng của người Ma-xê-đoan, bền lòng đạt tới mục đích của người Ba-tư, sự cắt nuốt của người Ba-by-lôn.

19:8.– “Áo vải gai mịn” trong Kinh Thánh là hình bóng về sự công nghĩa, theo ý xấu thì làm hình bóng về sự tự xưng là công nghĩa (Ê-sai 64:6; Phi-líp 3:6-8 tỏ ra điều tốt nhất mà một người đạo đức có thể làm được nhờ luật pháp). Theo ý tốt, áo chỉ nghĩa bóng về “sự công nghĩa của Đức Chúa Trời… cho mọi người nào tin” (Rô-ma 3:21).

Xem thêm: Xác định Tiếng Anh Là Gì, Ngữ Pháp Tiếng Anh: Mạo Từ A

19:11.– Sự hiện thấy nầy tỏ ra Đấng Christ với các thánh đồ và thiên sứ từ trời xuống trước các cường quốc thế gian dưới quyền Con thú, bị “hòn đá chẳng phải bởi tay đục ra” hủy diệt (Đa-ni-ên 2:34, 35).

Chuyên mục: Hỏi Đáp