Kênh phân phối là những phương thức để nhận sản phẩm từ nhà sản xuất. Trong kinh doanh kênh phân phối đóng một vị trí rất quan trọng. Vậy để hiểu hơn về kênh phân phối là gì hãy cùng theo dõi bài viết này!

Kênh phân phối là gì?

Kênh phân phối hay còn được biết đến với tên gọi là Marketing channel distribution – là tập hợp các tổ chức, cá nhân phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào hoạt động đưa sản phẩm đến tay người dùng. Đây được coi là phần trọng yếu đối với những nhà kinh doanh, đặc biệt là những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất hàng hóa.

Bạn đang xem: Kênh phân phối là gì

*

Kênh phân phối là gì?

Kênh phân phối khác với hình thức phân phối, đây là hai khái niệm cần phải phân biệt rõ khi làm Marketing. Hình thức phân phối chỉ là cách thức mà những khách hàng mua sản phẩm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Kênh phân phối sẽ bao gồm tất cả mọi hoạt động trong khâu lưu thông. Đó sẽ là cầu nối trung gian liên kết người tiêu dùng với nhà sản xuất thông qua sản phẩm. Những nội dung ở các kênh phân phối sẽ là hàng loạt dịch vụ sau quá trình sản xuất và trước quá trình tiêu dùng.

Ý nghĩa của kênh phân phối với doanh nghiệp sản xuất

Việc lựa chọn kênh phân phối sẽ có những ảnh hưởng quan trọng đối với một doanh nghiệp sản xuất hàng hóa. Mọi quyết định lựa chọn kênh phân phối sẽ có tác động không nhỏ đến những kế hoạch marketing. Kênh phân phối cũng có tác động lên việc định toán giá cả của sản phẩm mà họ quyết định đưa ra thị trường.

Vậy nên, những quyết định trong kế hoạch Marketing, quảng cáo sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào nguồn kênh phân phối sản phẩm. Bên cạnh đó nó còn liên quan đến việc hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau.

Các loại kênh phân phối trong Marketing

Trong ngành Marketing kênh phân phối được chia thành 3 nhóm chính, cụ thể như sau:

*

Các loại kênh phân phối

Kênh phân phối trực tiếp (không có đối tượng trung gian)

Với kênh phân phối trực tiếp sẽ không có bất kì một kênh trung gian nào can thiệp vào, chỉ có sự tham gia của nhà sản xuất và người tiêu dùng. Tất cả những sản phẩm sau khi được sản xuất ra sẽ được đưa trực tiếp đến tận tay khách hàng, không sử dụng bên trung gian kết nối.

Xem thêm: Hook Up Là Gì – Cùng Làm Quen Với Cụm Từ Lóng To Hook

Kênh phân phối gián tiếp

Khác với nhóm phân phối trực tiếp thì kênh phân phối gián tiếp cần đến một bên trung gian để liên kết nhà sản xuất với người tiêu thụ. Nhóm kênh phân phối này sẽ được chia thành:

Kênh phân phối kiểu truyền thống: có nghĩa là sản phẩm sau khi được sản xuất sẽ được phân phối qua các trung gian rồi mới đến tay khách hàng. Kênh phân phối hiện đại: Nhà sản xuất và những bên trung gian sẽ kết hợp thành một thể thống nhất. Khi hàng hóa được sản xuất xong sẽ qua tay bộ phận lưu thông trung gian để trực tiếp đến tay người dùng. Kênh phân phối đa cấp: Những bên tham gia trong kênh phân phối này trừ nhà sản xuất đảm nhận vai trò vừa là trung gian vừa là người tiêu dùng sản phẩm.

Chiến lược phát triển các kênh phân phối

Để có thể phát triển các kênh phân phối một cách hiệu quả nhất, cần đến những chiến lược phát triển sau:

*

Chiến lược phát triển kênh phân phối

Lựa chọn đúng kênh phân phối

Việc lựa chọn đúng kênh phân phối phù hợp sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiêu thụ hàng hóa. Để có thể phát triển các chiến lược Marketing hiệu quả nhất nên xác định cho mình một kênh phân phối phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp nhất.

Hãy nhớ rằng kênh phân phối càng dài thì lợi nhuận thu được cuối cùng sẽ càng ít đi. Vậy nên, trong nhiều trường hợp nhà sản xuất sẽ lựa chọn trực tiếp sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để có được những lợi nhuận tốt nhất. Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp sản xuất bỏ qua trình tự bán buôn mà trực tiếp bán lẻ sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Phân tích đối tượng khách hàng 

Việc phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ giúp nhà sản xuất biết được khách hàng của mình cần gì, bạn cần đáp ứng những gì cho họ. Đây được coi là một quá trình cần thời gian tìm hiểu lâu dài, không thể vội vàng, qua loa được.

Biết rằng việc trực tiếp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng là hình thức đem lại nhiều lợi nhuận nhất. Tuy nhiên, những bên trung gian thường có sự hiểu biết về khách hàng tốt hơn, lượng khách hàng cũng đông hơn. Vậy nên bước phân tích đối tượng khách hàng là rất quan trọng và cần thiết để đưa ra những chiến lược tốt nhất.

Xem thêm: Multi Tenant Là Gì – Thuật Ngữ Máy Chủ

Đánh giá và thích ứng

Đánh giá mức độ hiệu quả của kênh phân phối rất quan trọng trong việc cải thiện chiến lược phát triển. Việc đánh giá kênh phân phối của nhiều doanh nghiệp sẽ được thực hiện bằng việc sử dụng mô hình lợi nhuận chiến lược, kiểm tra các chỉ số quan trọng về hiệu suất tài chính của kênh.

Sẽ có những kênh phân phối hiệu quả hơn và ngược lại, việc đánh giá sẽ giúp doanh nghiệp chọn lọc được những kênh hiệu quả. Đây là quy trình cần thiết, lại rất quan trọng không thể bỏ qua vì vậy rất cần đến khi phát triển kênh phân phối

Chuyên mục: Hỏi Đáp