Hiện nay, các tài liệu liên quan đến ngành kế toán luôn được bạn trẻ quan tâm để làm cẩm nang cho việc chọn trường học và ngành nghề theo học. Vậy kế toán doanh nghiệp là gì? Làm kế toán doanh nghiệp cần có những kiến thức gì? Hãy tìm hiểu với thienmaonline.vn ở bài viết sau nhé!

Kế toán doanh nghiệp là gì?

Kế toán doanh nghiệp là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động tại doanh nghiệp. Kế toán doanh nghiệp thương mại bao gồm hai mảng bộ phận chính đó là kế toán thuế và kế toán nội bộ.

Bạn đang xem: Kế toán doanh nghiệp là gì

Trong đó:

– Kế toán nội bộ là một bộ phận không thể thiếu trong các mỗi doanh nghiệp, công việc chủ yếu của bộ phận này là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. Bản báo cáo này có trách nhiệm ghi nhận chi tiết và chính xác cho các nhà quản trị, lãnh đạo của doanh nghiệp.

– Kế toán thuế là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Kế toán thuế làm những công việc bao gồm thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán. Nhân viên kế toán thuế sẽ quan tâm tới đối tượng là cơ quan thuế chủ quản của doanh nghiệp hoặc ngân hàng.

*

Để làm kế toán doanh nghiệp bạn cần nắm rõ các kiến thức gì?

Điều đầu tiên để trở thành kế toán doanh nghiệp là bạn phải nắm vững chuẩn mực kế toán và luật kế toán.

– Nắm rõ tình hình của doanh nghiệp để xử lý các vấn đề có liên quan.

– Sắp xếp các dữ liệu, tài liệu vào sổ kế toán của mình một cách minh bạch và rõ ràng.

Những điều cần có của một kế toán doanh nghiệp

– Bạn cần được đào tạo một cách bài bản và chuyên sâu các kiến thức chuyên ngành kế toán.

– Bạn phải làm việc hằng ngày với các con số “biết nói” nên hãy rèn luyện cho mình tính cẩn thận và tỉ mỉ.

– Cẩn trọng trong lời nói để không làm tiết lộ các thông tin không cần thiết. Điều này cũng thể hiện bạn là người rất cẩn thận và tỉ mỉ – yếu tố quan trọng của người làm kế toán.

– Trau dồi thêm kỹ năng tiếng anh và học tin học văn phòng để phục vụ cho việc đọc tài liệu có liên quan đến công việc.

Quy trình làm việc của một kế toán doanh nghiệp

*

Bước 1: Tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh

Kế toán sẽ có nhiệm vụ tổng hợp lại các công việc tài chính phát sinh hàng ngày trong công ty từ các phòng ban khác nhau trước khi lập chứng từ gốc..

Xem thêm: Runtime Là Gì – Từ điển Anh Việt Run

Bước 2: Lập chứng từ gốc

Chứng từ gốc sẽ là căn cứ pháp lý để ghi nhận các giao dịch vào những phương tiện sau khi kiểm tra chứng từ và phân tích các giao dịch, được kế toán viên lập ra khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế.

Bước 3: Xử lý kiểm tra chứng từ gốc

Chứng từ gốc được lập ra sẽ được chuyển vào phòng kế toán cho kế toán tổng hợp, kiểm tra tính chính xác và chân thực của các bảng chứng từ trước khi trình lên kế toán trưởng xét duyệt. Điều này giúp phát hiện những sai phạm đầu tiên cũng như hạn chế sai sót theo dây truyền sau này.

Bước 4: Tiến hành ghi sổ sách kế toán

Sau khi chứng từ gốc được thiết lập hoàn chỉnh, kế toán sẽ bắt đầu nhập liệu chứng từ, làm sổ sách kế toán,… Bao gồm: sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết,…

Bước 5: Sắp xếp chứng từ kế toán

Kế toán sau khi lập xong chứng từ sẽ tiến được sắp xếp theo thứ tự từ trước đến sau do kế toán lập tới chứng từ do các phòng ban khác lập.

*

Bước 6: Thực hiện bút toán cuối kỳ và bút toán kết chuyển

Bút toán cuối kỳ và bút toán kết chuyển đồng thời khóa sổ kế toán là công việc cuối tháng mà kế toán phải làm. Mục đích để tổng hợp dữ liệu trong một tháng đồng thời xác định số dư của tài sản và nguồn vốn và lãi, lỗ trong kỳ.

Bước 7: Khóa sổ, xác định số dư

Sau khi hoàn thiện bút toán cuối kỳ, chứng từ đã được kiểm tra, tổng hợp lại cụ thể thông tin trên sổ cái sẽ được khóa, không thể sửa đổi . Đây được coi là căn cứ chính xác để lập báo cáo tài chính cuối cùng.

Bước 8: Lập bảng cân đối số phát sinh

Bảng cân đối số phát sinh được lập dựa trên sổ cái và sổ chi tiết. Chúng được lập tại bước 7. Bảng cân đối số phát sinh được lập để kế toán đánh giá được tổng quan về toàn bộ sổ cái phát sinh, bao gồm những loại sổ cái nào và đã đúng hay chưa.

Nếu đã hoàn thiện và không cần sửa đổi kế toán sẽ thực hiện bút toán mở sổ cái, sổ chi tiết, kết hợp với bảng cân đối số phát sinh để tiến hành thực hiện báo cáo tài chính.

Bước 9: Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế

Đối với các quy trình kế toán thì bút toán lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế là quan trọng nhất vì nó phức tạp cần nhiều nghiệp vụ, kỹ năng xử lý tình huống cân đối… mà mà không phải bất cứ kế toán nào cũng thực hiện được tốt. Kế toán sẽ dựa vào sổ cái và sổ chi tiết để tiến hành lập BCTC.

Cần phải lập theo 4 biểu mẫu chính là: “Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính”.

Xem thêm: Maintenance Là Gì – định Nghĩa Thuật Ngữ Maintenance

Trên đây là những điều bạn cần biết về kế toán doanh nghiệp để có sự lựa chọn đúng đắn nhất về nghề nghiệp cũng như công việc sau này.

Chuyên mục: Hỏi Đáp