Nói đến các thuật ngữ chuyên ngành, ít nhiều bạn cũng đã từng gặp qua các từ như JSC, Ltd, Plc,…Tuy nhiên, rất ít người hiểu rõ JSC là gì và chúng được dùng trong tình huống nào? Để giúp các bạn cũng như những nhà đầu tư trẻ trong tương lai hiểu rõ vấn đề về loại hình công ty này, dưới đây sẽ là một số thông tin cung cấp giúp bạn bổ trợ kiến thức chuyên môn.
Bạn đang xem: Joint stock company là gì
Jsc là gì? Viết tắt của từ nào?
Trên thị trường hiện nay, xuất hiện vô vàng các cụm từ viết tắt từ ngôn ngữ tiếng anh, một trong số đó phải kể đến JSC. Cụm từ với tên gọi đầy đủ là Joint Stock Company và dịch theo nguyên nghĩa tiếng anh là “A business whose capital is held in transferable shares of stock by its joint owners”, hay đơn giản theo nghĩa tiếng việt là một loại hình công ty cổ phần.
Trong số các loại hình doanh nghiệp, thì công ty cổ phần là loại hình rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Mức vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi chung là cổ phần và được phép huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu ra công chúng. Những thành viên trong công ty được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm hữu hạn trên phạm vi số vốn góp đã cam kết góp vào doanh nghiệp.
Holding company là công ty mẹ đa lĩnh vực
Theo một cách hiểu đơn giản thì holding company là loại hình công ty mẹ, hoạt động đa dạng trên các lĩnh vực với khả năng nắm giữ kiểm soát các quyền của công ty khác. Các công ty con sẽ hoạt động trên một lĩnh vực riêng, đồng thời bổ trợ cho nhau khi cần thiết, trong đó holding company sẽ không trực tiếp chi phối điều hành kinh doanh của các công ty này.
Điểm sáng tạo, nổi bật của holding company so với các loại hình tập đoàn khác là nhằm ở quyền điều hành, chi phối các công ty khác. Qua đó có thể thấy các công ty con trực thuộc holding company ít bị kiểm soát hơn, dễ dàng hoạt động theo cách thức riêng lẻ.
Hiện nay, trên thế giới loại hình công ty này đang rất phổ biến điển hình có thể nói đến nhãn hiệu hàng tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe nổi tiếng như P&G, hay hang ô tô Tada, Baidu, Berkshire,…Tại Việt Nam mô hình holding company cũng xuất hiện khá phổ biến bằng cách thức người sáng lập công ty A đi thành lập một công ty B khác sau đó chuyển toàn bộ phần sở hữu công ty A sang B như là một công ty mẹ. Trong đó có thể kể đến tập đoàn Hoa Sen với công ty mẹ nắm giữ quyền kiểm soát là Tam Hỷ, hay công ty chứng khoáng SSI là holding company của công ty NDH Việt Nam,…
Việc chuyển đổi sang loại hình holding company giúp nguồn đầu tư của các công ty con được mở rộng. Bởi thực chất các nhà đầu tư chỉ mong muốn được đầu tư vào các mảng chuyên ngành mà họ biết. So với tập đoàn nắm quyền kiểm soát thì nguồn đầu tư đó không biết sẽ chảy vào đâu. Ngoài ra, các công ty con luôn có một nguồn vốn bổ trợ mạnh mẽ từ việc công ty mẹ sử dụng một công ty con nào đó để thế chấp vay nợ cho công ty còn lại.
Xem thêm: Vấn đề Là Gì – Bản Chất Của
Trong quá trình chi trả cổ tức, holding company sẽ sử dụng chúng sang đầu tư lĩnh vực khác. Qua đó có thể thấy, dựa vào tính toán chi tiết có thể lấy cổ tức của công ty bão hòa hay chậm tăng trưởng sang đầu tư cho công ty con có tiềm lực tăng trưởng mạnh hơn mà vẫn đảm bảo tính bổ trợ cho nhau.
Ngoài ra đối với các giao dịch cho vay, sẽ được thực hiện giữa các doanh nghiệp với nhau nhanh chóng, mức tin cậy cao, hoặc có thể kết hợp với những công ty con khác được lập ở thiên đường thuế.
Loại hình holding company sẽ nắm giữ được một lực lượng dây chuyền bền vững, không bị rủi ro trong quá trình hoạt động. Các công ty con sẽ được phân chia thành những mục đích riêng biệt: một số sẽ đảm bảo phần sản xuất, một số sẽ nắm giữ quyền sở hữu thương hiệu, còn lại nắm giữ bản quyền,… Do đó, cho dù một bộ phận có gặp vấn đề thì các bộ phận khác vẫn có thể hoạt động bình thường.
Giống như loại hình các công ty mẹ khác, không thể tránh khỏi các xung đột về lợi ích giữa holding company và các cổ đông tại các công ty con. Các công ty con sẽ luôn cần phải đối mặt với 2 việc đối lập: một là đem lại lợi ích chung, hai là tối đa hóa lợi ích của các cổ đông trong doanh nghiệp đó. Trong các cuộc mâu thuẫn thường thì holding sẽ chiếm ưu thể bởi chúng nắm toàn quyền kiểm soát lên đến 51% tỷ lệ cổ phiếu.
Phân biệt công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần
Nói đến các loại hình phổ biến trong thị trường hiện nay phải kể đến công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Ngoài những điểm giống nhau, lợi ích bạn cần nắm rõ những điểm khác biệt cũng như nhược điểm của chúng.
Xem thêm: Eva Là Gì – Lợi ích Của Vật Liệu Eva
Về khái niệm chung
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên là loại hình doanh nghiệp cần có ít nhất từ 2 thành viên và tối đa dưới 50 thành viên cùng chung góp vốn thành lập. Các thành viên trong công ty chỉ có trách nhiệm hữu hạn về các nghĩa vụ cũng như khoản nợ của doanh nghiệp trên phạm vi số vốn góp đã cam kết.
Chuyên mục: Hỏi Đáp