Bài viết này được biên soạn bởi Tiếng Anh Mỗi Ngày,nơi phát triểnHọc tiếng Anh PRO,chương trìnhhọc tiếng Anh onlinehiệu quả và dễ học.

Bạn đang xem: Job là gì

Chắc hẳn nhiều bạn đang luyện thi TOEIC tại Tiếng Anh Mỗi Ngày đang muốn đạt điểm cao TOEIC để bổ sung vào hồ sơ xin việc đúng không nào! Tìm kiếm một công việc phù hợp với bản thân chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. Để được chọn vào vị trí đăng tuyển đó là cả một quy trình chuẩn bị rất lâu dài trước buổi phỏng vấn chính thức.

Từ việc đọc mẫu quảng cáo tìm việc, cho đến việc chuẩn bị lý lịch và viết đơn xin việc, rồi chuẩn bị cho buổi phỏng vấn cũng như cách thể hiện tại buổi phỏng vấn như thế nào để thuyết phục nhà tuyển dụng, và nếu trúng tuyển chúng ta phải tạo ấn tượng tốt với bộ phận nhân sự ra sao trước khi bước vào giai đoạn thử việc.

Tất cả những nỗi lo trên của các bạn là không bao giờ dư thừa, và hiểu được những điều này Tiếng Anh Mỗi Ngày xin được đồng hành cùng bạn trên từng bước của việc nộp hồ sơ xin việc. Đây cũng là một dạng bài khá phổ biến trong đề thi TOEIC nữa đấy!

Chúng ta cùng nhau bắt đầu bằng việc đọc quảng cáo tìm việc (job postings/ads) các bạn nhé. Bước đầu tiên lúc nào cũng là bước quan trọng cả, nếu chúng ta đọc không kỹ những mẫu tin đăng tuyển này rất có thể chúng ta sẽ không được gọi phỏng vấn hoặc không được nhận vào làm sau khi phỏng vấn đâu đấy.

Về cầu trúc của một mẩu quảng cáo công việc chúng ta sẽ thường thấy những mục chính sau:

1. Job title: chức danh công việc

Chức danh này sẽ tùy thuộc vào ngành nghề mà công ty đang tuyển dụng theo đuổi mà chúng khác nhau. Ví dụ nếu công ty tuyển vị trí civil engineer (kỹ sư xây dựng) thì đó chính là một công ty về xây dựng, còn electrical engineer (kỹ sưđiện) sẽ xuất hiện trong mẩu quảng cáo việc của công ty liên quan đến điện lực. Như vậy nhìn vào chức danh chúng ta sẽ biết được liệu đây có phải là vị trí phù hợp với chúng ta hay không ngay từ ban đầu.

Bên cạnh đó, chức danh này cũng khơi gợi đôi điều về những yêu cầu khác đấy nhé. Ví dụ họ tuyển chief accountant (kế toán trưởng) thì chắc hẳn những yêu cầu đặt ra sẽ cao hơn, trách nhiệm sẽ cao hơn và mức lương dĩ nhiên cũng sẽ cao hơn một nhân viên kế toán bình thường. Một số công ty còn tuyển một người nhưng kiêm chức vụ của người khác thì trong phần chức danh công việc sẽ xuất hiện từ cum. Ví dụ: sales manager cum secretary chính là chức trưởng nhóm kinh doanh kiêm thư ký cho sếp tổng.

Chức danh thì vô số kể, nên chúng tôi xin liệt kê một số chức danh thông dụng nhất:

*

Bạn cũng có thể gặp một số chức danh trên trong quá trình luyện thi TOEIC onlinenữa đấy, nên hãy “bỏ túi” 50 từ vựng trên ngay cho mình nhé.

2. Responsibilities (trách nhiệm) hay job description (mô tả công việc)

Các từ chúng ta thường bắtgặp trong phần miêu tả yêu cầu của công việc:

Require: yêu cầuDuties: trách nhiệmTo be in charge of something: phụ trách việc gì đóApply: áp dụngto be able + to V: đủ khả năng làm việc gì đó.Carry out something: thực hiện công việc gì đó.Conduct: chỉ đạo

Mục này chính là công việc cụ thể mà bạn cần đảm nhiệm là gì và những đối tượng mà có thể bạn sẽ phải làm việc chung trong tương lai. Ví dụ, “to be in charge of daily transaction record” có nghĩa là chịu trách nhiệm ghi chép các giao dịch hàng ngày, hay“lead the ABC team in making XYZ” có nghĩa là bạn phải lãnh đạođội ABC để hoàn thành việc XYZ, hay “create weekly sales report and submit it to general director” là bạn phải làm báo cáo doanh số hàng tuần nộp cho tổng giám đốc.

*

Như vậy tùy vào ngành nghề cụ thể mà phần yêu cầu công việc sẽ được diễn giải chi tiết khác nhau. Để biết chúng ta có thích hợp với vị trí này không, hãy xem lại những kinh nghiệm mà bạn tích lũy được từ các công việc trước đây xem có tương tự với những việc mà bạn sẽ phải làm hay không. Nếu chúng khớp với nhau thì còn chần chờ gì mà không liệt kê những kinh nghiệm bạn đã làm được vào lý lịch rồi gởi cho nhà tuyển dụng nào.

Một cụm hay bắt gặp trong mục mô tả công việc đó là “other duties as assigned” (những việc khác được giao). Thực sự khi nhà tuyển dụng ghi câu này có nghĩa là chính họ cũng chưa biết việc khác đó là những việc gì. Nếu bạn là người ham học hỏi, không ngại làm mấy việc linh tinh để có thêm kinh nghiệm thì cứ mạnh dạn gởi hồ sơ cho nhà tuyển dụng, và nếu bạn thể hiện được bạn là người sẽ chịu đảm đương những việc mà trong công ty không ai chịu làm đó thì khả năng trúng tuyển là rất cao bạn nhé.

Cũng như phần yêu cầu về bằng cấp và kinh nghiệm, nếu bạn thấy bạn thỏa được khoảng 2/3 số đầu dòng liệt kê trong mục trách nhiệm công việc thì đây là tín hiệu cho thấy vị trí này bạn hoàn toàn có thể làm tốt nó đấy.

Ngoài ra, khi nói về thời gian yêu cầu làm việc, chúng ta có thể bắt gặp một số cụm từ như sau:

Working hours: thời gian làm việcFull-time: toàn thời gianPart-time: bán thời gian.Permament workers: nhân viên dài hạnTemporary workers: nhân viên thời vụ (dành cho các công việc như tổ chức sự kiện, giao hàng,…)

3. Qualifications (bằng cấp) hay Requirements (những yêu cầu của công việc)

Một số từ vựng thường gặp trong mục yêu cầu về công việc hoặc bằng cấp

Education level: trình độ học vấn

Elementary school: tiểu học

Secondary school: trung học cơ sở

High school: trung học phổ thông

High school diploma: bằng tốt nghiệp phổ thông

Undergraduate: Trình độ đại học 4 năm

Bachelor of Science: Kỹ sư các ngành học khoa học tự nhiên

Bachelor of Arts: Cử nhân các ngành học khoa học xã hội

Bachelor of Philosophy: áp dụng cho các ngành học sau đại học liên quan nhiều đến nghiên cứu

Graduate: Trình độ hậu đại học

Master of Arts: Thạc sĩ các ngành học xã hội

Master of Science: Thạc sĩ các ngành tự nhiên

Docterate: Trình độ trên đại học

Doctor of Philosophy: Tiến sĩ.

Thông thường nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn có prior experience in… (có kinh nghiệm về lĩnh vực nào đó trước đây) hoặc 3 years of experience (3 năm kinh nghiệm với vị trí tương ứng) hay to be able to work in a team (có khả năng làm việc nhóm).

Nhưng nếu bạn chỉ mới có 1 hay 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trên thì cũng đừng nên bỏ qua công việc này nhé. Bởi vì khi nhà tuyển dụng ghi số năm kinh nghiệm lên trên yêu cầu có nghĩa là họ chỉ đang kiếm những người đã từng chịu trách nhiệm công việc trên, họ không muốn phải tốn thời gian để đào tạo lại mà thôi, đừng vì con số năm yêu cầu mà chùnbước bạn nhé.

Lưu ý làtrong lúc đọc phần yêu cầu công việc nếu chúng ta thấy những yêu cầu kèm theo cụm “must have” hoặc “required” hoặc “nice to have” thì đây là những yêu cầu mang tính bắt buộc. Nếu bạn cảm thấy bản thân không đáp ứng được những yêu cầu này thì tốt nhất hãy bỏ qua vị trí này và kiếm vị trí khác chứ đừng nên tốn công sức nộp đơn để cuối cùng cũng nhận “trái đắng” về mà thôi.

Ví dụ: Both spoken and written English skills required (yêu cầu rành về tiếng Anh nói và viết) hay must have strong communication skills (phải có kĩ năng giao tiếp tốt) hoặc it’s nice to have MS Excel and Word skills (tốt hơn là có kỹ năng về Excel và Word).

Còn khi chúng ta gặp những cụm như “preferred” hay “desired” thì đây là những kỹ năng giúp bạn ghi điểm hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Ví dụ prior experience in working with children preferred (nếu có kinh nghiệm làm việc với trẻ em thì được ưu ái hơn).

Xem thêm: Tu Từ Là Gì – Biện Pháp Cho Ví Dụ Phân Biệt

Nhà tuyển dụng thường đưa ra một danh sách dài những yêu cầu như vậy. Tuy nhiên thông thường những yêu cầu được ghi phía trên cùng chính là những yêu cầu chính mà công việc đòi hỏi bạn cần có, nếu bạn đáp ứng được 2/3 những yêu cầu đó thì hãy mạnh dạn nộp đơn xin việc. Trên thực tế mẩu quảng cáo tìm việc chính là khuôn mẫu để tìm ứng cử viên hoàn hảo, mà trên đời này thì sẽ chả ai đáp ứng được hai chữ hoàn hảo cho nhà tuyển dụng đâu!

4. Benefits and Pay: lợi ích và tiền công

Ngoài những vấn đề như health insurance (bảo hiểm y tế), bonus (thưởng), welfare (chế độ đãi ngộ), paid holidays (ngày nghỉ trả lương), sick pay (lương ngày bệnh, ốm), hay extra payment for overtime work (lương tăng ca)…vấn đề chúng ta thường quan tâm nhất đó chính là salary (lương). Thông thường chúng ta sẽ thấy các từ như “negotiable” (thương lượng), “competitive” (cạnh tranh), hay “salary commensurate with experience” (lương theo kinh nghiệm).

Theo kinh nghiệm của nhiều nhà tuyển dụng khi họ ghi những câu trên thì bạn cũng chả thể biết được mức lương là khoảng bao nhiêu cả, và một số người còn nhận định những câu trên đồng nghĩa với việc mức lương sẽ không cao lắm.

*

Ngoài ra chúng ta còn quan tâm lương trả như thế nào nữa. Hourly salary thì là lương được tính theo giờ và salaries are paid on the fifth day of the month (lương trả vào ngày 5 hàng tháng) hay paid on a biweekly basis (trả lương 2 tuần một lần) sẽ là những cụm từ thường thấy trong mục này.

Một số điểm nho nhỏ bạn cần lưu ý trong mẩu quảng cáo đó chính là dress code (trang phục đi làm) hay working time (giờ làm việc bắt đầu và kết thúc khi nào).

Nếu mẩu quảng cáo sử dụng từ ngữ thân thuộc đời thường (informal) thì có thể công ty sẽ không có những quy định quá khắt khe, ví dụ như thứ 6 sẽ là ngày nhân viên được ăn mặc theo ý thích chứ không phải mặc đồng phục. Nhưng nếu họ dùng ngôn ngữ trang trọng (formal) thì bắt buộc bạn cũng phải trang trọng từ lúc viết đơn xin việc đến lúc phỏng vấn và ngay cả khi bắt đầu vào làm việc nhé.

5. About Us: Về công ty

Đây tuy chỉ là một thông tin rất nhỏ nhưng bạn có thể bắt đầu từ chính thông tin này để tìm hiểu về công ty tuyển dụng đấy. Bạn có thể xem về lược sử hoạt động của công ty cũng như các giá trị văn hóa của công ty xem bản thân có phù hợp hay không trước khi nộp đơn xin việc. Một số thông tin bạn cần nắm như establishment (công ty thành lập năm nào), address (địa chỉ công ty ở đâu), workforce (số lượng nhân viên), contact information (thông tin liên lạc bao gồm số điện thoại mà email).

Nếu công ty không viết phần này trong tin tuyển dụng thì bạn cũng nên truy cập trang web công ty để tìm hiểu về công ty trước. Bạn sẽ để lại ấn tượng tốt trong buổi phỏng vấn nếu bạn cho thấy mình đã có nghiên cứu về công ty đấy!

6. How to apply: Cách ứng tuyển

Cuối cùng, bạn sẽ thấy bước tiếp theo mà nhà tuyển dụng muốn bạn làm để ứng tuyển ở phần này.

*

Ở thời đại công nghệ thông tin hiện nay, hầu hết các công ty đều yêu cầu ứng tuyển trực tuyến. Bạn sẽ có thể được yêu cầu “fill out a profile” (điền vào sơ yếu lý lịch), “upload your resume” (tải CV lên), “send your resume via email” (gửi CV qua email) hay “take an employment test” (làm một bài kiểm tra) khi nộp đơn ứng tuyển online.

Một số từ vựng khác bạn có thể gặp trong phần này:

identity card: chứng minh thư.a passport-size photo: hình chụp cỡ hộ chiếu.résumé/CV: đơn xin việc.

Điều quan trọng của phần này là bạn cần chú ý đọc kỹ để làm đúng theo hướng dẫn. Nếu làm không đúng theo hướng dẫn thì đơn của bạn sẽ lạc mất một cách đáng tiếc đấy.

Với những điều lưu ý trên Tiếng Anh Mỗi Ngày mong sẽ giúp bạn có thể phần nào đó phát hiện ra công việc trên mẩu tin quảng cáo công việc có phù hợp với bản thân hay không để tránh trường hợp tốn thời gian và công sức cho việc không có khả năng thành công cao bạn nhé.

Học và Cải thiện khả năng tiếng Anh của bạncùng Tiếng Anh Mỗi Ngày

Nếu việc nâng cao khả năng tiếng Anh sẽ mang lại kết quả tốt hơn cho việc học hay côngviệc của bạn, thì Tiếng Anh Mỗi Ngày có thể giúp bạn đạt được mục tiêu đó.

Thông qua Chương trình Học tiếng Anh PRO,Tiếng Anh Mỗi Ngày giúp bạn:

Luyện nghe tiếng Anh: từ cơ bản đến nâng cao, qua audios và videos.Học và vận dụng được những từ vựng tiếng Anh thiết yếu.Nắm vững ngữ pháp tiếng Anh.Học về các mẫu câu giao tiếp tiếng Anh thông dụng.

Khi học ở Tiếng Anh Mỗi Ngày (TAMN), bạn sẽ không:

Không học vẹtKhông học để đối phó

Bởi vì có một cách học tốt hơn: học để thật sự giỏi tiếng Anh,để có thể sử dụng được và tạo ra kết quả trong học tập và công việc.

Xem thêm: Hyper Roll Là Gì – Hướng Dẫn Chơi Chiến Thuật Hyper

Giúp bạn xây dựng nền móng cho tương lai tươi sángthông qua việc học tốt tiếng Anh làmục tiêu mà Tiếng Anh Mỗi Ngàysẽ nỗ lực hết sức để cùng bạn đạt được.

Chuyên mục: Hỏi Đáp