Nghiên cứu xuyên ngành là một chủ đề thời sự trên thế giới trong vài thập niên qua. Bài viết giới thiệu khái niệm về nghiên cứu đa ngành, liên ngành, và xuyên ngành. Tiếp đó, bài viết thảo luận về một số thành quả và hạn chế trong thực tế nghiên cứu đa ngành, liên ngành, và xuyên ngành ở Việt Nam; kêu gọi một chương trình hành động thúc đẩy hơn nữa nghiên cứu xuyên ngành ở Việt Nam.
Bạn đang xem: Interdisciplinary là gì
INITIAL REMARKS ON MULTIDISCIPLINARY, INTERDISCIPLINARY, AND TRANSDISCIPLINARY RESEARCH IN VIET NAM. Transdisciplinary research has been a worldwide hot topic for several decades. The paper introduces the concept of multidisciplinary, interdisciplinary and transdisciplinary research. Next, the paper discusses some achievements and limitations in the multidisciplinary, interdisciplinary and transdisciplinary research in Vietnam. And finally, it calls for an action plan to further promote transdisciplinary research in Vietnam.
So với các nước phát triển hơn, nền khoa học ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, so với chính nó thì có thể nói rằng khoa học ở Việt Nam đã phát triển nhanh và sâu rộng trong nhiều thập niên qua. Đến mức khó ai có thể nói gì khái quát cho chỉ một bộ môn chứ chưa nói là vài bộ môn gần nhau. Khi tiếp cận vấn đề “nghiên cứu đa/ liên/ xuyên ngành ở Việt Nam”, tôi thực sự choáng ngợp với phạm vi rộng lớn của chủ đề. Cho đến nay, có lẽ còn rất hiếm những công trình về lịch sử các ngành/ chuyên ngành khoa học ở Việt Nam, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt bức tranh phát triển khoa học ở nước ta. Thường chỉ thấy phổ biến những cuốn sách tên gọi đại loại như “Viện/ Trường ***: ** năm xây dựng và phát triển”. Bài viết này chỉ là vài nhận xét ban đầu, phiến diện và cảm tính, chủ yếu dựa trên hiểu biết hạn chế của tác giả trong một vài bộ môn nghiên cứu xã hội.
Ý tưởng về xuyên ngành (transdisciplinarity) nổi lên từ thập niên 1970 (Dannecker, 2017). Từ đó, ở châu Âu và cả châu Á đã xuất hiện vô số công trình nghiên cứu tổng quan, lý thuyết, phương pháp, và thực nghiệm về xuyên ngành (Schaffar, 2017). Để có một điểm xuất phát cho suy nghĩ và thảo luận, cần nêu lên định nghĩa làm việc về nghiên cứu đa ngành, liên ngành, và xuyên ngành. Phần này dựa chủ yếu từ công trình của Gertrude Hirsch Hadorn và cộng sự chủ biên (Hadorn, Gertrude Hirsch, et al. (editors), 2007).
Nghiên cứu đa ngành (multidisciplinary research) là sự tiếp cận một vấn đề từ nhận thức của một số bộ môn khoa học, nhưng mỗi bộ môn làm việc theo cách khuôn vào bên trong bản thân, rất ít bổ sung chéo cho nhau giữa các bộ môn, hoặc hợp lực trong đầu ra.
Nghiên cứu liên ngành nói đến một hình thái cùng làm việc mang tính hợp tác và định hướng hội nhập giữa các nhà nghiên cứu từ những bộ môn khoa học khác nhau.
Nghiên cứu xuyên ngành được đặt ra khi người ta thấy không chắc chắn đối với tri thức về một trường vấn đề có ảnh hưởng đến xã hội, khi bản chất cụ thể của vấn đề bị tranh cãi, và khi có nhiều bên tham gia hoặc có liên đới với vấn đề. Nghiên cứu xuyên ngành đối phó với những trường vấn đề theo cách có thể đem lại một số kết quả có ý nghĩa. Thứ nhất, nắm bắt được tính phức tạp của vấn đề. Thứ hai, cân nhắc đến tính đa dạng của thế giới sống và nhận thức khoa học về vấn đề. Thứ ba, kết nối giữa tri thức trừu tượng và tri thức đặc thù trường hợp. Thứ tư, phát triển tri thức và thực hành thúc đẩy cái được xem là ích lợi chung.
Xem thêm: Yummy Là Gì – Nghĩa Của Từ Yummy, Từ Từ điển Anh
Nghiên cứu xuyên ngành là kiểu nghiên cứu bao gồm sự hợp tác trong cộng đồng khoa học, nhưng cũng bao gồm cả sự tranh luận giữa khoa học và xã hội. Vì thế, nghiên cứu xuyên ngành vượt lên mọi ranh giới giữa các bộ môn, giữa khoa học và các lĩnh vực xã hội khác. Nó phải bao gồm thảo luận về các sự kiện, thực tiễn và giá trị.
Trong thời kỳ thuộc Pháp, ở Việt Nam đã xuất hiện một số cơ sở đào tạo cao đẳng/ đại học, và cùng với chúng là những nghiên cứu khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn. Sau 1954, nghiên cứu và đào tạo có những phát triển rõ rệt ở cả hai miền Nam và Bắc Việt Nam. Thập niên 1970, những thuật ngữ và ý tưởng về “nghiên cứu đa ngành, liên ngành” trên thế giới cũng đã có những tiếng vọng vào Việt Nam. Từ đầu thập niên 1980, đã hình thành những chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước. Nhìn vào quy chế, nội dung và thực tiễn vận hành của những chương trình ấy, ta có thể nói đó là những cố gắng đầu tiên về nghiên cứu đa/ liên và xuyên ngành.
Sau khi thực hiện chính sách Đổi Mới và Mỹ nới lỏng cấm vận, từ cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990, hàng loạt tổ chức đa phương quốc tế như WB, ADB, UNDP và các NGO quốc tế đặt chân đến Việt Nam hỗ trợ phát triển. Cùng với hỗ trợ tài chính là trợ giúp kỹ thuật, bao gồm những quan niệm, phương pháp và thực hành mới trong nghiên cứu và thực hiện phát triển. Trong đó có các quan niệm và định chế nghiên cứu đa/ liên/ xuyên ngành. Chẳng hạn, các nhà tài trợ quốc tế áp dụng nguyên tắc các công trình nghiên cứu dự án phát triển khả thi luôn phải có hợp phần về kinh tế, xã hội, giới, và môi trường. Và các hợp phần này luôn phải thể hiện tiếng nói và sự tham gia của người dân hưởng lợi hay chịu ảnh hưởng của dự án phát triển. Những quy tắc như thế đã tạo cơ hội chưa từng có trước đây cho sự tham gia sâu rộng của các nhà kinh tế học, xã hội học, nhân học vào các dự án kỹ thuật.
Trong bối cảnh nêu trên, quan niệm, định chế và thực tiễn nghiên cứu đa/ liên/ xuyên ngành ở Việt Nam cũng có nhiều thay đổi rõ rệt. Chẳng hạn, ta nhận thấy ngay từ đầu thập niên 1980 đã xuất hiện xu hướng hình thành và xét duyệt đề tài nhấn mạnh vào định hướng chính sách. Quy định các đề tài cấp nhà nước phải có nhiều người ở nhiều cơ quan tham gia, sau này còn nhấn mạnh thêm phải có đào tạo trên đại học. Tinh thần ấy còn thể hiện cả ở đề tài cấp Bộ và tỉnh thành. Ở cấp tỉnh thành, việc xét duyệt danh mục đề tài, đề cương, và nghiệm thu đề tài thường do một hội đồng hỗn hợp các nhà khoa học, nhà quản lý, đại diện doanh nghiệp, và tổ chức xã hội. Các quy định cũng đề cao vai trò đặt hàng từ phía cơ quan quản lý. Ta cũng thấy có quy định đề tài phải gửi kết quả đến những cơ quan quản lý hoặc tổ chức xã hội liên quan. Từ đầu thập niên 1990 đến nay, thủ tục xây dựng chính sách đã nhấn mạnh việc lấy ý kiến của nhiều ban ngành và công luận.
Những thay đổi trong quan niệm và định chế chính sách đã có những kết quả rõ rệt. Giới hàn lâm ở Việt Nam chú ý hơn đến nhu cầu thực tiễn. Người ta quan sát thấy sự phối hợp ngày càng tăng giữa các bộ môn khoa học và giữa các tổ chức nghiên cứu. Phối hợp cũng tăng lên giữa nghiên cứu với các khu vực thực tiễn khác như chính quyền, kinh doanh, và xã hội. Theo dõi trên báo chí gần đây, ta thấy tiếng nói và áp lực của công luận đối với khoa học và dự án phát triển cũng ngày càng mạnh mẽ và có tác động thật sự.
Tuy nhiên, ta cũng thấy khoảng cách đáng kể giữa sự phát triển của các định chế với thực tế thực hiện trong nghiên cứu đa/ liên/ xuyên ngành ở Việt Nam hiện nay. Nhìn vào những bản thuyết minh đề cương nghiên cứu ở mọi cấp, người ta đều thấy nhóm nghiên cứu bao gồm nhiều cá nhân và tổ chức. Nhưng trong quá trình thực hiện sau đó, còn khá phổ biến tình trạng nhóm cốt lõi và tổ chức chủ trì đề tài thực hiện là chính, sự tham gia của các bên còn hiếm và chưa thực chất. Điều này cũng đúng với cả bên tham gia là người làm thực tiễn và người dân. Khác biệt ngôn ngữ giữa các nhà nghiên cứu thuộc các ngành khác nhau là một trở ngại đáng kể và là điều hiển nhiên. Song, nhìn chung các nhà chuyên môn chưa có thái độ đúng và nỗ lực thực sự để vượt qua rào cản ấy. Điều này cũng đúng đối với tình trạng khác biệt ngôn ngữ giữa các nhà nghiên cứu và những người làm thực tiễn (trong lĩnh vực chính sách, tổ chức xã hội, doanh nghiệp). Người ta cũng có thể đặt câu hỏi về quy định đề tài nghiên cứu phải có đặt hàng của các cơ quan Nhà nước. Thực sự thì trong thực tế quy định này thực hiện như thế nào? Nó có phản ánh yêu cầu của ngành/ lĩnh vực đó không, chưa nói là nó có phản ánh “đặt hàng” thực sự là của xã hội không, hay chỉ phản ánh nhận thức và lợi ích của một nhóm nhỏ chuyên viên và lãnh đạo ban ngành ấy?
Dù nghiên cứu đa/ liên/ xuyên ngành ở Việt Nam đã có một lịch sử khá lâu rồi và có những thành quả nhất định, song rõ ràng còn rất nhiều việc phải làm để nâng cao quy mô, phạm vi và chất lượng của kiểu nghiên cứu liên/ xuyên ngành ở nước ta. Phần trên cho thấy cần tiếp tục quảng bá tri thức về nghiên cứu liên ngành và nhất là xuyên ngành, tạo thay đổi rõ rệt trong thái độ và nhận thức của giới hàn lâm, thực tiễn và công luận đối với kiểu nghiên cứu này. Mặt khác, cần hoàn thiện và đổi mới các định chế nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng kiểu nghiên cứu đó ở Việt Nam.
Trong hướng đi ấy, Dự án “Thúc đẩy Mạng lưới Tri thức Đa phương Nghiên cứu Xuyên ngành Ứng phó với Thách thức Toàn cầu” (KNOTS) hứa hẹn có đóng góp. Đây là dự án quốc tế do Đại học Vienna chủ trì, thực hiện trong ba năm (2017-2019), nhằm thúc đẩy đào tạo và nghiên cứu xuyên ngành, với sự tham gia của tám cơ sở đại học và nghiên cứu, trong đó có ba cơ sở ở Việt Nam (Đại học Vienna, Đại học Bonn, Đại học Charles ở Prague, Đại học Chulalongkorn, Đại học Chiang Mai, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam). Mục tiêu tổng quát của Dự án là xây dựng các mạng lưới tri thức khu vực và quốc tế về nghiên cứu xuyên ngành. Những mạng lưới ấy sẽ nâng cao năng lực đổi mới trong việc đào tạo và phát triển nhân lực hàn lâm và chuyên môn ở các cơ sở tham gia Dự án (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, 2017).
Xem thêm: 14/2 Là Ngày Gì
Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. 2017. Thúc đẩy Mạng lưới Tri thức Đa phương Nghiên cứu Xuyên ngành Ứng phó với Thách thức Toàn cầu. Giới thiệu Dự án.
Chuyên mục: Hỏi Đáp