Nhìn lại lịch sử, ngay cả Napoleon, Hoàng đế nước Pháp, cũng chỉ được chữa trị bằng những phương pháp mà y học đương đại đánh giá là “man di mọi rợ”. Và không biết những bác sĩ của 50 năm sau sẽ nhìn chúng ta như thế nào?

Song song với phương pháp điều trị, cách thức mà các bác sĩ đối xử với bệnh nhân cũng đã có nhiều tiến bộ, được minh họa qua các câu chuyện sau.

Bạn đang xem: Informed consent là gì

Câu chuyện số 1

Một bệnh nhân đã đồng ý để được gây mê và mở ổ bụng để chẩn đoán xem khối u là ác tính hay lành tính. Khi xác nhận rằng khối u là ác tính, ngay trong ca mổ, bác sĩ đã TỰ TIỆN cắt bỏ đi mà không thông qua ý kiến của bệnh nhân.

Bác sĩ này có thể bị kiện không?

Đây là chuyện đã xảy ra trên thực tế, tại một bệnh viện ở New York vào năm 1914 mà sau này thường được nhắc đến với tên “vụ án Schloendorff”. Phán quyết của tòa án cũng đã được trích dẫn nhiều lần trong các tài liệu lịch sử luân lý y học với tuyên bố:

“Tất cả người trưởng thành với tâm thần bình thường có quyền quyết định những gì nên được thực hiện trên cơ thể của mình. Một bác sĩ ngoại khoa mà phẫu thuật không có sự đồng ý của bệnh nhân được xem như đã bạo hành bệnh nhân và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.”

Như vậy, mọi hành vi y tế xâm hại đến cơ thể bệnh nhân, dù với mục đích tốt, đều bị xem là một dạng bạo hành nếu không nhận được sự đồng ý của họ!

Câu chuyện này cũng đã khơi mào cho rất nhiều tranh luận liên quan đến quyền quyết định của bệnh nhân, giúp hình thành nên khái niệm mới là “ĐỒNG Ý”: Bác sĩ phải có nghĩa vụ xác nhận sự đồng ý của bệnh nhân trước khi can thiệp vào cơ thể của họ.

Câu chuyện số 2

Một bệnh nhân 55 tuổi được bác sĩ khám và nghi ngờ là có thuyên tắc ở động mạch chủ. Đồng ý chụp ảnh để xác định vị trí thuyên tắc, bệnh nhân được tiêm sodium urokon (chất nhuộm) vào động mạch chủ qua vùng thắt lưng. Tuy nhiên sáng hôm sau thức dậy, ông ta không thể nhấc nổi chân của mình vì đã bị liệt cả hai chi dưới!

Bệnh nhân này có tên là Martin Salgo, đã đâm đơn kiện các bác sĩ ở bệnh viện Đại học Stanford vì việc không giải thích và cảnh báo rõ ràng về nguy cơ bị liệt do thủ thuật. Tòa án đã đứng về phía bệnh nhân với lập luận rằng lẽ ra các bác sĩ đã phải cung cấp và giải thích TOÀN BỘ thông tin cần thiết để giúp bệnh nhân đưa ra quyết định. Tức là ĐỒNG Ý phải kèm điều kiện.

Xem thêm: Product Range Là Gì – Các Thuật Ngữ Cơ Bản Về Brand

Năm 1957 là năm mà cụm từ “Informed consent” (tạm dịch “Đồng ý sau khi được giải thích”) được sử dụng lần đầu tiên trong lịch sử loài người. Khái niệm mới này đã phải mất 15 năm (1957-1972) để dần dần được phổ biến và chấp nhận sau nhiều phiên tòa về y tế khác. Như trong phiên tòa năm 1960 có đề cập cụ thể:

“Bác sĩ phải nỗ lực thuyết minh cho bệnh nhân, bằng ngôn ngữ dễ hiểu, về đặc điểm của bệnh tật, nội dung điều trị, khả năng thành công, những lựa chọn thay thế cũng như những biến chứng có thể xảy ra và cách ứng phó.”

Nhưng bác sĩ phải giải thích cụ thể và dễ hiểu đến đâu, theo tiêu chuẩn nào?

Nói theo tiêu chuẩn “chuyên môn” của bác sĩ?

theo tiêu chuẩn “chủ quan” của bệnh nhân?

hay theo tiêu chuẩn “trung bình” mà một người bình thường cũng hiểu được?

Câu chuyện số 3

Một bệnh nhân bị đau lưng nặng, được chẩn đoán là do vỡ đĩa đệm (gian đốt sống thắt lưng) và cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên bác sĩ không nói với bệnh nhân thông tin chi tiết về phương pháp mổ. Bác sĩ chỉ trấn an MẸ của bệnh nhân rằng mặc dù là ca phức tạp, cách xử lý không khó khăn mấy so với các trường hợp khác.

Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phát hiện ra tủy sống bị sưng phù và không hề thuyên giảm trước tất cả nỗ lực của ekip mổ. Trong quá trình hồi phục sau mổ, bệnh nhân còn bị trượt khỏi giường vì không có thanh ray chắn giường và y tá kề bên. Bệnh nhân gần như hoàn toàn tê liệt.

Bệnh nhân đã kiện bác sĩ (và cả bệnh viện) về những tắc trách trong quá trình hậu phẫu và việc không giải thích CHO BỆNH NHÂN về những nguy cơ liên quan trước khi mổ. Không hề có giấy tờ nào chứng tỏ việc cung cấp thông tin đã được tiến hành!

Phía bệnh viện thì bào chữa rằng việc bị liệt cũng có thể xảy ra với xác suất là 1%, ngay cả khi bệnh nhân không bị té sau mổ. Hơn nữa, bác sĩ đã lo ngại việc truyền đạt các nguy cơ trong điều trị sẽ làm bệnh nhân hoang mang lo lắng, gây biến động tâm lý ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị…

Vụ án Canterbury v. Spence năm 1972 này dấy lên nhiều tranh luận sôi nổi sau đó và đã góp phần thay đổi chuẩn mực của cả một xã hội. Trong trường hợp này, vì bệnh nhân là người giữ quyền quyết định đối với cơ thể của mình, người chọn lựa phương thức điều trị là BỆNH NHÂN chứ không thể là ai khác. Vì bác sĩ có nghĩa vụ giúp đỡ bệnh nhân chọn lựa, phạm vi thuyết minh không thể theo tiêu chuẩn “chuyên môn” của bác sĩ mà phải theo tiêu chuẩn mà một người bình thường vẫn có thể hiểu được! Cũng phải nói thêm rằng, phán quyết này đã làm nên bước ngoặc lịch sử vì tiêu chuẩn “chuyên môn” đang thống trị vào thời điểm đó!

Qua 3 câu chuyện trên, chúng ta thấy rằng những khái niệm mới không tự nhiên sinh ra hay được áp đặt một cách miễn cưỡng. Trái lại, những vận động của xã hội đã dần dần được chuyển đổi thành ngôn ngữ của pháp luật và thay đổi cách hành xử của con người.

Xem thêm: Đi Tàu Viễn Dương Là Gì – Những Thủy Thủ Tàu Viễn Dương Bật Khóc Trên Biển

Cuối cùng, chúng ta không thể quên đi một sự thật quan trọng và đáng buồn:

MỘT thay đổi trong cách hành xử y tế đã phải

“khởi động” từ thiệt thòi của NHIỀU bệnh nhân“tiếp sức” bằng NHIỀU quan tâm của dư luận, và“về đích” bằng sự đấu tranh MÃNH LIỆT và BỀN BỈ cho công bằng trong xã hội.

Y tế Việt Nam đang ở giai đoạn nào của lịch sử?

Chúng ta cần thay đổi điều gì và đã có những gì cho sự thay đổi đó?

Tài liệu tham khảo

「生命倫理の成立―人体実験・臓器移植・治療停止」_香川 知
Chuyên mục: Hỏi Đáp