Tomorrow Marketers – Thường bị đánh đồng với làm marketing mảng client, in-house marketing ít khi được nhắc đến hơn khi marketers lựa chọn nơi làm việc cho mình. Tuy nhiên, đây lại là một lĩnh vực hết sức thú vị và có thể đem lại cơ hội học hỏi không kém gì cả hai môi trường client và agency. Hãy cùng Tomorrow marketers tìm hiểu về in-house marketing trong bài viết này nhé.

1. In-house marketing là gì?

In-house marketing có nghĩa mọi hoạt động marketing của doanh nghiệp đều được thực hiện bởi bộ phận marketing thuộc doanh nghiệp ấy, từ khâu lên ý tưởng, kế hoạch cho tới thực thi và đánh giá hiệu quả mà không, hoặc rất ít thuê bên đối tác hỗ trợ (agency). Để hoạt động hiệu quả và không phụ thuộc vào bên ngoài, bộ phận marketing in-house cần phải đảm nhiệm rất nhiều lĩnh vực khác nhau của marketing, từ các vấn đề kĩ thuật như thiết lập & theo dõi quảng cáo online, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), email marketing, quản trị website… cho tới nghiên cứu thị trường, sáng tạo nội dung, quan hệ báo chí…

Mô hình doanh nghiệp cũng ảnh hưởng tới hoạt động của bộ phận marketing in-house. Các tập đoàn, doanh nghiệp đa quốc gia thường hoạt động với một quy trình chặt chẽ, mọi thủ tục và đề xuất đều cần thông qua các bước xét duyệt, trong khi đó, marketing in-house tại các doanh nghiệp start-up và doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có cách làm việc linh hoạt hơn, các ý tưởng và kế hoạch vì thế cũng có thể nhanh chóng được tiến hành.

2. In-house có gì khác so với agency và client?

Làm marketing tại bộ phận in-house, bạn sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm nuôi dưỡng và duy trì thương hiệu của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian dài, chừng nào bạn vẫn còn làm việc tại công ty. Trái lại, agency thường chỉ chịu trách nhiệm đáp ứng yêu cầu của client (thường được đo lường bởi chỉ số KPI đã được thống nhất từ trước) theo từng dự án hay chiến dịch cụ thể và không có nghĩa vụ “gồng gánh” danh tiếng, doanh số hay định hướng phát triển trong tương lai của client. Đối với công ty client, các công ty này có hoặc không có bộ phận marketing riêng, thường chỉ có nghĩa vụ lên kế hoạch tổng thể hay đặt ra yêu cầu để agency thực hiện. Vì không có đủ thời gian để tập trung tối đa cho hoạt động thực thi chi tiết từng chiến dịch nên các công ty client thường phụ thuộc rất nhiều vào nguồn lực marketing bên ngoài, khả năng chủ động sẽ thấp hơn in – house và có nguy cơ rơi vào tay các agency chuyên môn thấp nếu không lựa chọn kĩ càng.

Để thành lập được một đội ngũ marketing in-house chuyên nghiệp về mọi lĩnh vực là một điều khá khó khăn, do đó một người thường đảm nhiệm nhiều đầu việc khác nhau để có thể đáp ứng mục tiêu marketing và mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đặt ra. Trái lại, mặc dù làm việc với nhiều khách hàng nhưng agency thường có tính chuyên biệt hóa khá cao, do đó tồn tại nhiều loại agency khác nhau (VD: Digital agency, branding agency, research agency…). Tùy theo chuyên môn và định hướng phát triển nghề nghiệp mà các marketer sẽ lựa chọn làm việc tại agency có chuyên môn nào.

3. Lợi thế khi làm marketing in-house

Hiểu biết sâu sắc về ngành

Trong nhiều trường hợp, làm việc tại bộ phận marketing in-house, bạn sẽ chỉ phục vụ công ty mẹ hoạt động trong một lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như may mặc, thực phẩm, du lịch,….

Bạn đang xem: In-house là gì

Xem thêm: Tải Game Máy Xúc – Heavy Excavator Construction Simulator Pro

Xem thêm: Segurazo Là Gì – Những ý Nghĩa Của Segurazo

Vì thế, trách nhiệm của bạn là hiểu rõ tình hình kinh doanh của công ty, đặc điểm của ngành, đối thủ cạnh tranh, sự vận động của thị trường ngành vv… Quá trình làm việc sẽ giúp bạn tích lũy được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm và một cái nhìn toàn diện, thấu đáo giúp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing trong ngành đó. Nếu bạn là người ưa thích trau dồi hay thử sức ở nhiều lĩnh vực khác nhau và không chuyên sâu về một mảng nào thì làm việc tại agency sẽ là một lựa chọn phù hợp hơn.

Đội ngũ nhân viên cố định và nhiệt huyết

Ngoài một số lý do khiến công ty thường xuyên thay đổi nhân sự hay nhân sự chưa ổn định, khả năng cao là bạn sẽ làm việc với một đội ngũ đồng nghiệp cố định. Đây là những người sẽ “cùng chiến tuyến” với bạn, chia sẻ cùng mục tiêu, thuận lợi và khó khăn trong suốt quá trình làm việc tại công ty. Khi đã quen với tính tình và phong cách làm việc của nhau, sẽ dễ dàng hơn cho các thành viên trao đổi với nhau về các chủ đề liên quan cũng như giải quyết các bất đồng nảy sinh. Quá trình trao đổi thông tin cũng được thực hiện một cách nhanh chóng hơn do không gặp phải giới hạn về khoảng cách địa lý hay thủ tục. Đồng thời, mức độ cống hiến của từng thành viên cũng có xu hướng cao hơn bởi họ là mộtphần của công ty và có trách nhiệm giúp công ty lớn mạnh.

4. Nhược điểm khi làm marketing in-house

Chỉ tập trung vào một lĩnh vực duy nhất

Đây là lợi thế và cũng là nhược điểm khi làm marketing ở mảng in-house. Bạn sẽ có ít thời gian và cơ hội để tìm hiểu các lĩnh vực khác bên ngoài ngành của công ty mẹ và sẽ không tốt chút nào nếu bạn không hề hứng thú với ngành đó. Nếu chưa muốn gắn bó hay chưa tìm ra được lĩnh vực sở trường của mình, hãy thử sức ở môi trường agency rồi bạn có thể quay lại làm in-house trong những năm tháng sau của sự nghiệp.

Hạn chế sự sáng tạo

Đã là marketing thì dù ở đâu khả năng sáng tạo vẫn là một yêu cầu không thể thiếu. Tuy nhiên, làm việc lâu trong môi trường in-house đôi khi sẽ cản trở bạn phát triển những góc nhìn mới mẻ bởi tính chất công việc thiếu sự đa dạng so với môi trường agency. Kiến thức sâu rộng về ngành có thể giúp bạn đưa ra những giải pháp hiệu quả và thực tế, nhưng kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực lại giúp agency có được những cách tiếp cận độc đáo mà bạn chưa hề nghĩ tới.

Thiếu nhân lực chuyên môn hoá cao

Chuyên môn vẫn luôn là một trong những vấn đề mà bộ phận marketing in-house gặp phải bởi việc tập hợp một đội ngũ marketers có thể đảm nhiệm mọi khâu trong marketing là một điều hết sức khó khăn. Do đó, luôn tồn tại tình trạng content writer phải phụ trách luôn phần thiết kế hay coder kiêm luôn phần chạy ad, dẫn tới khó khăn khi tìm kiếm những giải pháp cho các vấn đề yêu cầu chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn trong một lĩnh vực cụ thể.

Tạm kết

Marketing là một ngành nghề yêu cầu tinh thần học hỏi không ngừng từ sách vở cũng như từ những tình huống trong thực tế. Chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động marketing của doanh nghiệp, từ lên kế hoạch cho tới thực thi, theo dõi và đánh giá hiệu quả, môi trường marketing in-house chắc chắn sẽ giúp các marketer trẻ nhanh chóng thích ứng và trưởng thành với nghề. Và dù làm Marketing ở đâu, hãy chắc chắn bạn đã trang bị đủ cho mình kiến thức marketing nền tảng cùng bộ kĩ năng sống sót với nghề, nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy thử sức với khoá học Marketing Foundation của TM nhé!

*

Chuyên mục: Hỏi Đáp