Bạn đang xem: Hygiene là gì
Xem thêm: Interpretation Là Gì – Phân Biệt Interpretation Và Interpreting
Xem thêm: đoạn Thẳng Là Gì – Lý Thuyết Về đoạn Thẳng
Ðã đến lúc cần tách biệt và phân biệt các khái niệm “vệ sinh an toàn thực phẩm”, “an toàn vệ sinh thực phẩm”, thậm chí “chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm”, để những người giỏi tiếng Anh nhất cũng có thể dịch được sang tiếng Anh hay dịch sang bất cứ thứ tiếng chính thống nào trong thương mại quốc tế khi chúng ta đang thật sự muốn hội nhập. Từ “vệ sinh thú y” cũng thường được hiểu là kiểm dịch động vật. Ðiều này đã gây khốn khổ cho biết bao doanh nghiệp. Phàn nàn nhiều nhất là sữa bột và thịt hộp các loại (đã qua chế biến tiệt trùng ở nhiệt độ cao) vẫn bị kiểm dịch thú y. Về nguyên tắc, việc kiểm dịch chỉ có thể thực hiện bằng quan sát khi con vật còn sống hoặc tại lò giết mổ (khi có thể mổ tìm ổ bệnh ở phủ tạng). Kiểm soát trong quá trình chăn nuôi thì gọi là vệ sinh thú y, còn kiểm dịch động vật hay kiểm dịch thú y là bước đầu tiên của vệ sinh thú y để phòng dịch cho đàn gia súc, đàn gia cầm và là bước cuối cùng của vệ sinh thú y để phòng dịch có thể truyền từ động vật sang người. Sau bước kiểm dịch thì đến kiểm tra vệ sinh thực phẩm và nếu cần thì thêm kiểm tra chất lượng. Thịt tươi đã qua lò giết mổ được bày bán tại chợ ở dạng khúc, mảng nhỏ, cán bộ kiểm dịch vẫn đóng dấu kiểm dịch thú y là việc chưa từng thấy ở bất cứ nước phát triển nào chỉ vì chúng là… sản phẩm động vật.Lương thực, thực phẩm cần được quản lý cả quá trình từ “trang trại đến bàn ăn”, hay “từ cái cày đến cái đĩa thức ăn”. Tại các nước phát triển, để có nguồn nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm sữa và thịt an toàn, đàn gia súc được quản lý theo lý lịch sức khỏe của từng con, được ghi chép và theo dõi chặt chẽ trước khi đến lò giết mổ để kiểm dịch. Riêng các nhà máy chế biến thực phẩm đương nhiên phải đạt tiêu chuẩn GMP (thực hành sản xuất tốt) ngay từ khi bắt đầu hoạt động. Tất cả các công đoạn đều phải được kiểm soát bởi thanh tra chuyên ngành. Ðây chính là vấn đề mấu chốt nhất, quyết định sự nghiêm minh của luật pháp và kỷ cương trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Thiếu thanh tra chuyên ngành, bất cứ nhà nước nào cũng không thể bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng. Tuy nhiên ở Việt Nam, chưa có một bộ, ngành nào kiểm soát nổi tất cả các lĩnh vực cần quản lý trên toàn bộ chuỗi thực phẩm “từ trang trại đến bàn ăn”. Vì vậy, từng công đoạn cần được phân công quản lý hợp lý, khả thi với bộ máy của các ngành: khâu nuôi, trồng; khâu chế biến thành phẩm (gồm phục vụ người tiêu dùng và phục vụ lại khâu sản xuất ban đầu); khâu lưu thông sản phẩm của hai khâu trên ngoài thị trường. Trong ba khâu trên, khâu lưu thông ngoài thị trường cần có sự phối hợp quản lý của liên ngành và kiểm soát của toàn xã hội, còn hai khâu đầu là quản lý các điều kiện sản xuất và tiêu chuẩn an toàn của sản phẩm.
Chuyên mục: Hỏi Đáp