Huyết tương là một trong những thành phần chính cấu tạo nên máu. Nó không chỉ đảm bảo sự sống của con người mà còn giúp phản ánh tình trạng sức khỏe thông qua việc xét nghiệm. Vậy huyết tương là gì? Thành phần, chức năng và vai trò chính của nó như thế nào? Sau đây là những thông tin quan trọng mà bạn nên nắm rõ.
Bạn đang xem: Huyết tương là gì
Tổng quan về huyết tương là gì?
Huyết tương được khá nhiều người nhắc đến nhưng lại rất ít người biết rõ về cấu trúc, thành phần cũng như sự khác biệt của nó so với huyết thanh. Việc phân biệt rõ hai thành phần này cũng là thông tin quan trọng mà bạn cần nắm rõ.
Huyết tương là gì?
Huyết tương là gì? Huyết tương hay còn gọi là plasma là chất dịch có màu vàng nhạt. Tuy nhiên, màu sắc của chúng cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào thời gian hay trạng thái sinh lý của cơ thể người. Ví dụ, thông thường sau khi ăn, huyết tương lại đục. Sau khoảng vài tiếng nữa nó lại ngả màu vàng chanh.
Huyết tương giúp tạo áp suất keo của máu
Đáng chú ý, những bệnh lý về gan thường xuất phát từ việc albumin trong máu bị giảm. Chính vì vậy, áp suất keo của máu cũng giảm xuống, lượng nước có trong mạch máu bị thoát ra ngoài và đọng lại ở những khoảng gian bào, từ đó gây nên hiện tượng phù gan.
Chức năng kháng khuẩn
Globulin có chứa trong protein huyết tương sẽ tham gia vận chuyển các chất lipid, axit béo, steroid… trong cơ thể. Mục đích của việc này là tăng khả năng miễn dịch bảo vệ cơ thể trước tác động của các vi khuẩn gây hại. Nhờ đó có thể giúp cơ thể người tránh được các bệnh lý thông thường.
Xem thêm: Tải Game Xe Buýt – Download Game Lái Xe Bus
Chức năng cầm máu
Fibrinogen có trong huyết tương là thành phần chính tham gia vào quá trình đông máu. Nhờ vậy, nó được ứng dụng rộng rãi trong việc cầm máu – công đoạn quan trọng trong bất cứu cuộc phẫu thuật nào như mổ sỏi thận, mổ sỏi đường mật,….
Chỉ định truyền huyết tương cho những đối tượng nào?
Trong y học hiện đại, huyết tương có trong máu người thường được tách riêng các ra để truyền cho những người cần. Điều này được ứng dụng phổ biến trong điều trị nhiều bệnh lý liên quan đến việc thiếu máu. Tuy nhiên chỉ huyết tương giàu tiểu cầu và được đông lạnh mới được ưu tiên sử dụng.
Huyết tương thường được chỉ định truyền cho những đối tượng sau:
Người bệnh bị giảm một yếu tố đông máu bẩm sinh nhưng lại không có chế phẩm chuyên biệt để có thể truyền.Bệnh nhân bị viêm mao mạch dị ứng do giảm tiểu cầu trong trường hợp phải thay huyết tương.Người bắt buộc phải truyền máu nhiều do bị mất máu và có triệu chứng rối loạn.Đối tượng bị thiếu antithrombine III nhưng lại không có antithrombine III đậm đặc để truyền thay thế.Người bệnh bị chảy máu cấp đồng thời các yếu tố đông máu bị giảm toàn bộ.Người hội chứng tiêu sợi huyết kèm giảm mạnh các yếu tố giúp đông máu.
Xem thêm: Bisexual Là Gì – Nhận Biết Phụ Nữ Song Tính
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin bổ ích xoay quanh vấn đề: Huyết tương là gì, thành phần cũng như chức năng chính. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho nhiều độc giả. Tuy nhiên để hiểu sâu hơn về huyết tương, bạn có thể nhờ tới sự tư vấn của các chuyên gia, các bác sĩ đầu ngành.
Chuyên mục: Hỏi Đáp