Huyết trắng bình thường thì chứng tỏ sức khỏe vùng kín tốt. Và khi nó có dấu hiệu bất thường, chứng tỏ vùng kín của chị em đang không khỏe và cần phải điều trị. Để biết cách phân biệt huyết trắng khi nào là bình thường, khi nào cần điều trị, tham khảo tư vấn từ chuyên gia sản phụ khoa giàu kinh nghiệm của chúng tôi trong bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Huyết trắng là gì

Huyết trắng là gì? Huyết trắng thế nào là bình thường?

Huyết trắng là dịch tiết không thể thiếu ở “vùng kín” của phụ nữ, là dịch tiết của hệ thống tuyến từ bộ phận sinh dục nữ. Huyết trắnglà hiện tượng sinh lý bình thường của người phụ nữ trưởng thành (thường bắt đầu từ tuổi dậy thì, ra trong suốt độ tuổi có sinh hoạt tình dục đến khi mãn kinh).

Huyết trắng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của người phụ nữ, giúp che phủ niêm mạc, bôi trơn và tăng khoái cảm trong quan hệ tình dục, giúp giữ độ ẩm chuẩn và ổn định PH cân bằng cho môi trường âm đạo để vi khuẩn có lợi sinh sống và ngăn cản sự xâm nhập của các vi khuẩn, nấm gây bệnh. Huyết trắng còn là môi trường giúp tinh trùng khỏe mạnh và di chuyển vào gặp trứng tại vòi trứng để thụ thai.

Bình thường, huyết trắng sẽ không có hoặc ra rất ít. Nhưng có một số thời điểm hoặc giai đoạn, huyết trắng sẽ ra nhiều hơn bình thường, đó là thời điểm rụng trứng, trước kỳ kinh, trong thai kỳ, hoặc khi quan hệ tình dục. Đây là những giai đoạn sinh lý không đáng lo ngại nhưng chị em cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ vì thời điểm này, nấm, vi khuẩn dễ tấn công gây viêm nhiễm.

Huyết trắng bình thường có màu trắng trong, dai, hơi dính, hơi tanh, tựa như lòng trắng trứng.

*

Huyết trắng thế nào là bệnh lý, cần điều trị?

Huyết trắng bình thường thì chứng tỏ sức khỏe vùng kín tốt, còn khi nó có dấu hiệu bất thường, chứng tỏ vùng kín của chị em đang không khỏe và cần phải điều trị.

Theo bác sĩ Trần Văn Hùng – Bác sĩ Chuyên khoa II, Giảng viên bộ môn sản phụ khoa, Đại học Y Hà Nội, huyết trắng được coi là bệnh lý khi nó không còn bình thường nữa và có những dấu hiệu bất thường như số lượng ra nhiều hơn, kèm theo mùi hôi, màu sắc thay đổi và có thể kèm theo cảm giác ngứa, rát, đôi khi bệnh nặng thì huyết trắng còn kèm theo ít máu. Những biểu hiện như vậy, chủ yếu là do chị em đã bị viêm nhiễm phụ khoa, một số ít trường hợp là do các bệnh phụ khoa khác.

Như trường hợp của chị Cao Thị Trang ở Hà Nội, khoảng 2 năm nay chị thường xuyên bị ra dịch màu trắng đục, như bã đậu, kèm ngứa rát, nhất là sau kỳ kinh. Lúc đầu chị cứ nghĩ đó là hiện tượng bình thường nên cũng không khám chữa gì, sau thấy mãi không hết mà còn rất ngứa rát, nhất là sau mỗi lần quan hệ vợ chồng. Lúc đó chị mới tìm cách chữa trị, nhưng khổ nỗi, cứ khỏi được 1, 2 tháng lại bị lại. Khiến chị cảm thấy rất khó chịu, bất tiện và mất tự tin trong cuộc sống.

Xem thêm: Tpbank Là Ngân Hàng Gì, Sản Phẩm Dịch Vụ Ngân Hàng Tpbank

Bắt bệnh thông qua biểu hiện bất thường của huyết trắngHuyết trắng ra nhiều vừa phải, đặc, lợn cợn bột trắng (như sữa chua) kèm theo cảm giác ngứa rát dữ dội (ngứa rát hơn khi quan hệ tình dục): Đây là dấu hiệu của viêm âm đạo do nấm Candida Albican. Bệnh này có thể lây qua đường tình dục nhưng thường chỉ có biểu hiện ở người phụ nữ.Huyết trắng ra nhiều vừa phải, có màu trắng đục hoặc vàng xanh, đặc quánh như keo hoặc có bọt, để lâu thì có biểu hiện cô cứng và tạo thành mảng dưới đáy quần lót, cảm giác ngứa âm đạo nhưng không dữ dội, có thể đau khi giao hợp: Biểu hiện của viêm âm đạo do tạp khuẩn hoặc do trùng roi Trichomonas vaginalis. Viêm âm đạo do trùng roi có lây qua đường tình dục, nhưng viêm do tạp khuẩn thì không lây.Huyết trắng ra nhiều suốt cả kỳ kinh, có màu sữa đục hoặc màu xanh hoặc vàng như mủ, dính bệt thành từng mảng, có mùi hôi… có thể bị xuất huyết nhẹ sau khi giao hợp: Dấu hiệu của bệnh viêm lộ tuyến tử cung.Huyết trắng ra nhiều và có lẫn chút máu đi kèm với cảm giác đau bụng dưới râm ran kéo dài: Rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh viêm phần phụ nặng hoặc ung thư tử cung.Huyết trắng ra nhiều kèm rối loạn kinh nguyệt, ra máu bất thường: Hãy nghĩ tới bệnh u xơ tử cung hoặc do tiết quá nhiều nội tiết tố nữ.

Trong nhiều trường hợp, có thể chị em bị nhiều loại viêm nhiễm hoặc bệnh lý khác nhau cùng một lúc.

Chuyên gia chỉ rõ cách điều trị huyết trắng bệnh lý hiệu quả, tránh tái phát, biến chứng

Huyết trắng bất thường do các bệnh lý kể trên, nếu và không được điều trị kịp thời thì sẽ gây nhiều hậu quả xấu cho phụ nữ. Đó là gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, tâm lý mất tự tin; Gây khó thụ thai, vô sinh; Gây sảy thai, đẻ non, chửa ngoài tử cung; Gây 1 số bệnh cho trẻ sơ sinh. Thậm chí có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung và phần phụ.

Vậy làm sao để điều trị huyết trắng bất thường hiệu quả?

Bác sĩ Hùng chia sẻ, viêm nhiễm phụ khoa gây ra huyết trắng bất thường, điều trị không khó, tuy nhiên lại rất hay tái phát, dai dẳng và khó trị dứt điểm là do tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh và PH âm đạo hoặc do suy giảm sức đề kháng của cơ thể.

Bởi vậy, để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, tránh tái phát hoặc dai dẳng thì bên cạnh việc nên đi khám và điều trị theo đơn tây của bác sĩ để diệt các tác nhân gây viêm nhiễm, thì việc cân bằng lại PH vùng kín, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa các biến chứng của viêm nhiễm phụ khoa là vô cùng quan trọng.

*

Để làm được điều này, chị em hãy sử dụng sản phẩm có chứa Immune Gamma kết hợp với các thảo dược như Trinh nữ hoàng cung, hoàng bá, khổ sâm, diếp cá, dây ký ninh. Sản phẩm này sẽ giúp tăng cường khả năng chống viêm và giúp làm lành các tổn thương do viêm; kiểm soát lượng huyết trắng, cân bằng pH và hệ vi sinh vùng kín; giảm thiểu ung thư cổ tử cung và biến chứng của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa; đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Sau khoảng 2 tuần sử dụng với liều mỗi ngày 9 viên chia 3 lần, chị em sẽ thấy huyết trắng sẽ giảm về lượng, hết bất thường.

Xem thêm: Iui Là Gì – Bơm Tinh Trùng

Ngoài ra, trong và sau thời gian điều trị, chị em hãy vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng sản phẩm vệ sinh phụ nữ có độ PH = (4-6), chứa thành phần sát khuẩn tốt như Nano bạc, tinh chất trà xanh, tinh dầu bạc hà để giữ cho vùng kín luôn khô thoáng, ngăn ngừa viêm nhiễm nấm ngứa.

Chuyên mục: Hỏi Đáp