Xoa bóp bấm huyệt là biện pháp phòng và chữa bệnh đơn giản. Đặc điểm là dùng bàn tay, ngón tay là chính để tác động lên huyệt, da thịt, gân khớp của người bệnh. Nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, đúng chỉ định, xoa bóp bấm huyệt có thể mang lại những hiệu quả tốt.

Bạn đang xem: Huyệt là gì

Đó là nền tảng đem lại những ứng dụng đột phá trong phòng, điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe.

*

Y học cổ truyền cho rằng ngoài việc dùng thuốc để phòng và chữa bệnh thì các phương pháp điều trị không dùng thuốc có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt phương pháp xoa bóp bấm huyệt. Phương pháp này đã được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng trong thực tế, sử dụng đúng kỹ thuật, đúng chỉ định, xoa bóp bấm huyệt không chỉ giúp bạn khỏe khoắn, phòng bệnh tốt mà còn có tác dụng điều trị hiệu quả nhiều bệnh như: các bệnh cơ xương khớp, đau cổ – vai – gáy, mất ngủ, đau nửa đầu, tê chân, táo bón…Điều trị hiệu quả nhiều bệnh bằng xoa bóp, bấm huyệt
Đối với bệnh đau nhức xương khớp, xoa bóp bấm huyệt kết hợp với châm cứu là những kích thích vật lý tác động tại chỗ vào da, cơ, thần kinh, mạch máu có tác dụng tại chỗ là giảm đau, giãn cơ và lưu thông khí huyết. Xoa bóp, bấm huyệt làm tăng tuần hoàn tại chỗ nên có tác dụng tăng cường dinh dưỡng, giảm đau, hạn chế quá trình thoái hóa của xương khớp.
Đối với bệnh mất ngủ, y học cổ truyền sử dụnng phương pháp xoa nắn các mô của cơ thể một cách khoa học và hệ thống, tác động lên hệ thần kinh, hệ cơ và hệ tuần hoàn tổng thể giúp giảm triệu chứng cứng cơ ở vùng cổ, cơ ở vai và bụng nên sẽ giúp người bệnh thoải mái hơn, thư giãn các cơ bắp nên dễ ngủ hơn.

*

Việc xoa bóp, bấm huyệt giúp thư giãn các cơ còn có tác dụng giảm tê cứng chân, tay, kích thích nhu động ruột đúng cách có tác dụng cải thiện tuần hoàn, tăng nhu động ruột nên hạn chế được tình trạng táo bón.

Xem thêm: Sinh năm 1988 là tuổi gì

Xoa bóp, bấm huyệt có hiệu quả cao trong việc điều trị tổn thương về phần thần kinh như: Liệt dây thần kinh VII ngoại biên, đau thần kinh liên sườn, đau thần kinh hông to, đau thần kinh tọa, đầu đám rối thần kinh cánh tay, rối loạn thần kinh tim, tim đập nhanh, đau đầu do cảm mạo, do tăng huyết áp…;Ngoài ra, xoa bóp bấm huyệt chữa các chứng bệnh và bệnh khác như: bí tiểu sau sinh, cắt cơn hen phế quản, khó thở; rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, chướng bụng, cắt cơn đau dạ dày…Phòng bệnh bằng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt
Đối với mạch máu, việc xoa bóp làm giãn mạch máu, tăng tuần hoàn tại chỗ góp phần chống viêm, giảm phù nề, tăng cường trao đổi chất.
Đối với cơ xương khớp, xoa bóp làm giãn cơ, đặc biệt là những nhóm cơ đã bị co cứng trước đó. Trong các bệnh khớp, gân, dây chằng bao giờ cũng có hiện tượng co cứng các nhóm cơ xung quanh khớp, từ đó gây đau, hạn chế vận động. Xoa bóp thường xuyên làm tăng tính linh hoạt của khớp và làm giảm khả năng bị chấn thương, cải thiện tư thế.
Xoa bóp bấm huyệt còn kích thích làm tăng miễn dịch và cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Phương pháp này tác động trực tiếp lên các thụ cảm thần kinh dày đặc ở dưới da tạo ra các đáp ứng phản xạ thần kinh làm thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung, giảm đau, giãn cơ, điều hòa chức năng nội tạng, tăng cường nhu động của dạ dày, ruột, cải thiện chức năng tiêu hoá, tăng dinh dưỡng của da làm da bóng đẹp, có tác dụng tốt đối với chức năng bảo vệ của da.

Xem thêm: Skin Là Gì – Nghĩa Của Từ Skin Trong Tiếng Việt

Không thể lạm dụng phương pháp xoa bóp bấm huyệt một cách bừa bãi, không khoa học. Trong một số trường hợp, bệnh nhân không được sử dụng phương pháp này trong điều trị như: Những người ở trạng thái thần kinh không ổn định, mắc các bệnh ngoài da, vết thương hở; bệnh nhân mắc bệnh lao; những bệnh do nội tiết có nguy cơ tai biến cao khi bị kích thích.Xoa bóp, bấm huyệt để thực sự đạt được hiệu quả cao nhất phụ thuộc rất nhiều vào đôi bàn tay tài hoa của thầy thuốc. Trong quá trình trị liệu, thầy thuốc dùng các vị trí như: Ô mô ngón tay, góc bàn tay, đốt ngón tay, lòng bàn tay, ô mô ngón út, các đầu và vân ngón tay để làm thủ thuật. Trong một số trường hợp, thầy thuốc còn phải dùng thêm khuỷu tay để kết hợp day huyệt.Khi trị liệu theo phương pháp xoa bóp, bấm huyệt người thầy thuốc phải thường xuyên luyện tập và vận động cổ tay, ngón tay, bàn tay cho thật dẻo, mềm và có độ cứng của ngón thích hợp với tình trạng từng bệnh nhân và chia thành các nhóm động tác phối hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo kết quả điều trị được tốt nhất.

*

Chuyên mục: Hỏi Đáp