Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC- High-performance liquid chromatography) là một kỹ thuật phân tích để tách, xác định và định lượng các thành phần trong một hỗn hợp. Đây là kỹ thuật sắc ký cao nhất và cần thiết cho hầu hết các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới.
Bạn đang xem: Hplc là gì
Phương pháp này ra đời vào năm 1967-1968 trên cơ sở phát triển và cải tiến từ phương pháp sắc ký cột cổ điển.
2- Tại sao tất cả các phòng thí nghiệm lớn đều sử dụng nó?
Phương pháp này ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến vì nhiều lý do: Có độ nhạy cao, khả năng định lượng tốt, thích hợp tách các hợp chất khó bay hơi hoặc dễ phân hủy nhiệt.Phạm vi ứng dụng của phương pháp HPLC rất rộng, như phân tích các hợp chất thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh, các chất phụ gia thực phẩm trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, môi trường…
3- HPLC hoạt động như thế nào?
Trong sắc ký cột, dung môi dược cho chảy qua cột chứa chất hấp phụ dưới tác dụng của trọng lực. HPLC là một dạng sắc ký cột được cải tiến giúp tăng hiệu quả quá trình. Một máy bơm đẩy dung môi hay pha động đi qua cột dưới áp suất cao có thể lên đến 400 atm. Chất hấp phụ hay còn gọi là pha tĩnh thường là vật liệu dạng hạt được làm từ các hạt rắn như silica hoặc polyme.
Áp suất cao làm cho thời gian xử lý mẫu nhanh hơn nhiều so với sắc ký cột. Điều này cho phép sử dụng chất hấp phụ có kích thước hạt nhỏ hơn. Chính vì các hạt nhỏ hơn này làm diện tích bề mặt tiếp xúc lớn hơn nhiều cho tương tác giữa pha tĩnh và các phân tử chảy qua nó nên hiệu quả của việc phân tách các thành phần của hỗn hợp tốt hơn.
Dung môi thường được sử dụng là hỗn hợp của các dung môi như nước, acetonitrile và/hoặc methanol.
Xem thêm: Be Like Là Gì
Các thành phần của hỗn hợp được tách ra khỏi nhau do mức độ tương tác khác nhau của chúng với các hạt hấp thụ. Điều này làm cho tốc độ rửa giải khác nhau của giữa các chất trong hỗn hợp tạo nên sự phân tách các thành phần khi chúng ra khỏi cột. So với sắc ký cột, HPLC có tính tự động hóa cao và cực kỳ nhạy.
4- Các loại HPLC
Hai dạng phổ biến nhất là HPLC pha thường và pha đảo.
HPLC pha thườngCột chứa chất hấp phụ là các hạt silica nhỏ và dung môi thường không phân cực, ví dụ như n-hexane. Cột điển hình có đường kính trong từ 4,6 mm trở xuống và chiều dài từ 150 đến 250 mm. Các hợp chất không phân cực trong hỗn hợp sẽ đi qua cột nhanh hơn, vì các hợp chất phân cực sẽ bám lâu hơn vào silica phân cực hơn các hợp chất không phân cực.
HPLC pha đảo Kích thước cột trong HPLC pha đảo thường giống với loại sử dụng trong HPLC pha thường. Tuy nhiên, chất hấp phụ là các hạt silica đã được biến đổi để làm cho chúng không phân cực. Điều này được thực hiện bằng cách gắn các chuỗi hydrocacbon dài (8–18 nguyên tử C) lên bề mặt của nó. Vì vậy mà pha động ở đây là các dung môi phân cực ngược lại với HPLC pha thường, ví dụ như hỗn hợp của nước methanol. Các hợp chất phân cực trong hỗn hợp cần phân tách sẽ đi qua cột nhanh hơn vì xảy ra lực hút mạnh giữa chúng với dung môi phân cực. Còn các phân tử không phân cực bị giữ lại và ra chậm hơn do có cùng tính chất với chất hấp phụ, các chất này tạo thành liên kết với các nhóm hydrocacbon chủ yếu thông qua lực phân tán van der Waals và các tương tác kỵ nước. Chúng cũng ít hòa tan trong các thành phần pha động tạo điều kiện thuận lợi cho tương tác của chúng với các nhóm hydrocarbon.
Xem thêm: Driver Booster Là Gì – Thông Tin, Link Download, File Hỗ Trợ
HPLC pha đảo là dạng HPLC được sử dụng phổ biến hơn pha thường.
Ngoài ra dựa vào sự khác nhau về cơ chế tách chiết sử dụng trong HPLC, người ta chia HPLC thành 4 loại:
Chuyên mục: Hỏi Đáp