CTYPE html> HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ – ĐẶC ĐIỂM & GIÁ TRỊ PHÁP LÝ – Luật Sư Nha Trang Khánh Hòa – Luật sư Vũ Như Hảo

*

Trong thời gian gần đây, cụm từ “Thời đại 4.0” được nhắc đến trên rộng khắp các phương tiên truyền thông như tivi, báo chí, mạng xã hội… Bắt kịp với xu thế đó, hiện nay nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã bắt đầu thực hiện việc ký kết các Hợp đồng điện tử thay cho Hợp đồng giấy truyền thống.

Bạn đang xem: Hợp đồng điện tử là gì

Vậy Hợp đồng điện tử có những đặc điểm đặc biệt nào, có gì khác so với Hợp đồng truyền thống? Trong phạm vi bài viết này, Công ty Luật TNHH Vũ Như Hảo & Cộng sự xin đưa ra những kiến thức căn bản tới quý khách hàng về loại Hợp đồng này.
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 hiện hành thì Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Giao dịch dân sự nói chung và hợp đồng dân sự nói riêng có thể được giao kết dưới dạng lời nói, hành vi cụ thể hoặc bằng văn bản.
Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên các bên giao kết hợp đồng truyền thống phải trực tiếp gặp mặt nhau rồi mới đi đến kí kết hợp đồng.

Xem thêm: Cqd Là Gì – Điều Kiện Cqd Trong Hợp Đồng Thuê Tàu Chuyến

Hợp đồng điện tử được quy định tại Điều 33 Luật Giao dịch điện tử 2005 như sau: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này”.
Về nguyên tắc thì các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng. Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về hợp đồng. Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.Hợp đồng điện tử có một số điểm khác biệt so với hợp đồng truyền thống như sau:Thứ nhất, về luật điều chỉnh:Ngoài các quy định chung về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Hợp đồng điện tử còn chịu sự điều chỉnh của Luật Giao dịch điện tử, Luật về Giao kết hợp đồng điện tử, Luật về Thương mại điện tử, Luật về Chữ ký điện tử, …Thứ hai, về quy trình giao kết hợp đồng điện tử:Đối với hợp đồng truyền thống, các bên gặp trực tiếp nhau hay trao đổi với nhau bằng các phương tiện “giấy tờ”, “vật chất” và ký bằng chữ ký tay để tiến hành việc giao kết Hợp đồng.Hợp đồng điện tử sẽ được giao kết bằng phương tiện tử và hợp đồng sẽ được “ký” bằng chữ ký điện tử. Hai phương thức giao kết hoàn toàn khác nhau sẽ làm phát sinh những điểm khác biệt lớn liên quan đến quy trình giao kết: việc xác định thời gian và địa điểm giao kết hợp đồng điện tử sẽ trở nên khó khăn hơn so với hợp đồng truyền thống vì thời điểm “gửi” và “nhận” một thông điệp dữ liệu (chính là một chào hàng hay một chấp nhận chào hàng) trở nên khó xác định trong môi trường điện tử.Thứ ba, về nội dung của hợp đồng:Hợp đồng điện tử có một số điểm khác biệt so với hợp đồng truyền thống:+ Địa chỉ pháp lý: ngoài địa chỉ pháp lý thông thường (địa chỉ bưu điện) hợp đồng điện tử còn có địa chỉ email, địa chỉ website, địa chỉ xác định nơi, ngày giờ gửi thông điệp dữ liệu, … Những địa chỉ này có ý nghĩa rất lớn để xác định tính hiện hữu, sự tồn tại thật sự của các bên giao kết hợp đồng với tư cách là chu thể của việc giao kết hợp đồng điện tử.+ Các quy định về quyền truy cập, cải chính thông tin điện tử. Ví dụ như việc thu hồi hay hủy một đề nghị giao kết hợp đồng trên mạng Internet.+ Các quy định về chữ ký điện tử hay một cách thức khác như mật khẩu, mã số, … để xác định được các thông tin có giá trị về các chủ thể giao kết hợp đồng.+ Việc thanh toán trong các hợp đồng điện tử cũng thường được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Vì vậy, trong hợp đồng điện tử thường có những quy định chi tiết về phương thức thanh toán điện tử. Ví dụ: thanh toán bằng thẻ tín dụng, tiền điện tử, ví điện tử, …Thứ tư, về các chủ thể tham gia vào việc giao kết hợp đồng điện tử:Trong giao dịch điện tử, ngoài các chủ thể tham gia vào giao kết như đối với thương mại truyền thống (người bán, người mua, …) đã xuất hiện các bên thứ ba có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng điện tử. Đó là các nhà cung cấp các dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Những bên thứ ba này có nhiệm vụ chuyển đi, lữu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời họ cũng có thể đóng vai trò trong việc xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.Với đặc thù được giao kết dưới dạng phi giấy tờ, việc giao kết hợp đồng điện tử sẽ gặp rủi ro nếu không có các nhà cung cấp dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng có trách nhiệm duy trì hệ thống mạng (mạng nội bộ của doanh nghiệp cũng như mạng quốc gia) luôn ở trong tình trạng hoạt động tốt với cơ chế 24/24 giờ. Hệ thống mạng trục trặc lập tức sẽ ảnh hưởng đến việc giao kết hợp đồng điện tử. Cơ quan chứng thực chữ ký điện tử sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và tạo ra được một cơ chế sao cho các hợp đồng điện tử không thể bị giả mạo và không thể bị phủ nhận khi tranh chấp phát sinh.Những người thứ ba này không tham gia vào quá trình đàm phán, giao kết hay thực hiện hợp đồng điện tử. Họ tham gia với tư cách là các cơ quan hỗ trợ nhằm đảm bảo tính hiệu quả và giá trị pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.

Xem thêm: Game Lái Xe Tải – Trò Chơi Xe Tải

Tác giả: Công ty Luật TNHH Vũ Như Hảo & Cộng sự.

Chuyên mục: Hỏi Đáp