Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 100 trang )

Bạn đang xem: Hồi kí là gì

thời gian mà người viết trực tiếp trải qua và thực sự mới được tái hiện. Cho nên
trong hồi kí, nhân vật chính, vẫn là cái tôi cá nhân của tác giả, người cung cấp
thông tin về con người, hiện thực quanh mình. Như Huy Cận nói: Viết hồi kí là
sống lại một lần nữa cuộc đời mình, mà cũng là san sẻ cho người khác trong
thiên hạ vui buồn của mình, thân phận của mình và phần nào những trải nghiệm
dọc đời tôi đã sống. Có nhiều nhà văn lớn viết hồi kí và không ít trường hợp, các
cuốn hồi kí đó đã trở thành sáng tác làm nên sự nghiệp văn chương của họ.
Hồi ký thường mang đậm tính chủ quan, các sự kiện được kể lại ở đây là ấn
tượng của trí nhớ nhưng không phải lúc nào cũng chính xác và đầy đủ tuyệt đối.
Kí ức luôn bị bao phủ bởi lớp sương mờ ảo của thời gian, cho nên đôi khi những
sự kiện, thông tin từ hồi kí còn mang tính phiến diện, chủ quan. Tuy nhiên ở một
khía cạnh nào đó những sự thiếu hụt về sự kiện, sự phiến diện đó lại được bù đắp
bằng sự diễn đạt sinh động của tác giả. Chính điều này đem đến cho hồi kí giá trị
như một tư liệu của đương thời. Do không đòi hỏi nhiều ở tính định hình cấu trúc
và định hướng thẩm mĩ nên một số tác phẩm hồi kí có mối quan hệ gần giống
với: văn xuôi lịch sử, truyện, chân dung văn học, tự truyện, nhật kí…Tôn trọng
tính chân thật về số liệu, thời gian, địa điểm hồi kí gần với văn xuôi lịch sử và có
cốt truyện, tình tiết, đề tài cuộc sống như truyện. Ở một phương diện nào đó, khi
các nhà văn, nhà thơ viết hồi kí, nhớ lại về bạn bè, về đồng nghiệp thì hồi kí gần
với chân dung văn học. Nhưng phải nói rằng hồi kí giống với nhật kí và tự
truyện hơn cả.
Nhật ký là loại văn ghi chép hàng ngày, vốn thiên về tóm tắt sự kiện đang
diễn ra trong chính cuộc sống thường nhật của người viết theo hình thức trần
thuật ngôi thứ nhất số ít, có đáng số ngày tháng. Nhật kí là sự ghi chép lại câu
chuyện, cảm xúc của cá nhân, nó thường rất chân thành, không hề có yếu tố hư
11
cấu hay bịa đặt. Nhật kí ghi lại những gì đã xảy ra, đã trải nghiệm. được viết ra
chỉ cho bản thân người ghi chứ không tính đến việc công bố ra dư luận. Người
viết nhật kí tôn trọng sự thật, nhưng cũng có cách đánh giá theo cảm nhận chủ
quan của mình. Nhật kí giống hồi kí ở chỗ không có sự cách biệt giữa thời gian
viết và thời gian được nói tới.
Tự truyện bao gồm cả yếu tố truyện (hình thức, một thể loại tự sự) và yếu tố
tự thân (nội dung, bản thân) của người của người viết truyện. Tác phẩm tự truyện
thường có thiên hướng lý giải cuộc sống đã qua của tác giả như một chỉnh thể,
tạo nên những đường nét mạch lạc cho cuộc sống kinh nghiệm của mình. Người
viết tự truyện có khi vận dụng hư cấu, thêm thắt hoặc xắp xếp lại các chi tiết của
cuộc đời mình. Nếu tác giả tự truyện thường tập trung vào quá trình hình thành
và lịch sử thế giới nội tâm của mình trong sự tương tác với thế giới bên ngoài, thì
hồi ký thường lưu ý trước hết đến thế giới bên ngoài ấy, với những con người,
cảnh quan đã được tác giả tiếp xúc, nếm trải. Sự khó khăn trong việc phân định
loại thể của tự truyện so với hồi ký sẽ chỉ được các nhà nghiên cứu, phê bình văn
học giải quyết với từng trường hợp cụ thể, tác phẩm nhấn mạnh ở khía cạnh tự
truyện hơn hay hồi ký hơn, mà thôi.
Trong thực tế sáng tác, hồi ký có thể được khai thác theo nhiều hướng. Có tác
phẩm chủ yếu nhằm miêu tả cuộc sống khách quan với những bức tranh xã hội
rộng rãi mà người viết có dịp chứng kiến và thể nghiệm. Tác giả ít nói đến mình,
cái tôi như lui về bình diện thứ hai, còn nhân vật chính là quần chúng, là nhân
dân.
1.1.2 Quan niệm về hồi kí của người viết
Viết hồi kí là một nhu cầu chính đáng của con người nhằm kể lại cuộc đời của
mình hoặc một giai đoạn lịch sử mà mình là nhân chứng tham gia.
12
Hồi kí là thể loại đặc biệt. Nó làm sống lại thời kì lịch sử mà tác giả đã trải
qua với những dấu tích độc đáo về mọi phương diện của cuộc sống. Hồi nghĩa là
quay lại, trở lại. Hồi kí nghĩa là ghi lại những sự việc, sự kiện thuộc về quá khứ
đã đi qua, nó là phần hồi ức, kỉ niệm sâu đậm của người viết. Mọi câu chuyện
trong hồi kí đề được khơi lại từ màn sương kí ức của tác giả.
Hồi kí là một thể loại thuộc loại hình kí kể lại những biến cố đã xảy ra trong
quá khứ, thuộc về cái đã qua. Hồi kí có thể nặng về người hoặc việc, có thể theo
dạng kết cấu – cốt truyện hoặc kết cấu – liên tưởng. Trên cơ sở những ấn tượng
của hồi ức, người viết hồi kí tiếp nhận và ghi chép lại hiện thực ở bình diện ngôi
thứ nhất. Vì vậy, hồi kí có thể không tránh khỏi phiến diện, mang tính chủ quan.
Theo quan niệm của nhà văn Tô Hoài, một người có rất nhiều tác phẩm hồi kí
xuất sắc, muốn viết cho được hồi kí, người viết rất cần có sự dũng cảm và trung
thực. Trong cuộc sống bộn bề phức tạp, dám nhìn thẳng vào sự thật là một điều
hết sức đáng quý. Không phải ai cũng sẵn sang và đủ bản lĩnh để đối đầu lại với
những cái đã qua đặc biệt là những cái đã qua mang ấn tượng không vui, không
tốt đẹp. Viết hồi kí, cũng như sáng tác các thể loại khác cần phải có tài năng,
kinh nghiệm sống dồi dào được đào sâu tích luỹ từ hiện thực khách quan. Nếu ai
cho rằng viết hồi kí là dễ dàng bởi chỉ đơn thuần là trần thuật lại sự việc, biến cố,
kỉ niệm theo trí nhớ thì thật sai lầm. Nhớ lại quá khứ thì dễ, nhưng làm sông dậy
quá khứ ấy lại chẳng dễ chút nào.
Trải qua biết bao nhiêu phong ba bão táp của lịch sử với cả vinh quang và cay
đắng, con người càng muốn được viết lại, ôn lại kí ức. Nhiều cái hồi trẻ ta thấy
đúng thấy hay, về già lại thấy sai thấy xấu, đó cũng là đối cực tạo cảm xúc, nhu
cầu muốn viết lại. Thời đã qua đối với người đọc mọi thế hệ đều là kho thông tin
bí mật và giàu có để có thể hiểu sâu sắc hơn về xã hội về cuộc đời. Hồi kí giống
13
như những thước phim quay ngược lại để “xem” lại những gì mình trải qua trong
quá khứ. Hồi kí ghi nhận lại dòng hồi tưởng, hồi ức bằng trí nhớ nhớ về những
sự việc đã xảy ra đối với bản thân trong quá khứ. Tất nhiên chỉ những sự kiện
thực sự có ấn tượng mạnh mới đủ sức in sâu đậm trong tâm trí người viết, ít có
yếu tố hư cấu, thường kể ở ngôi thứ nhất. Hồi kí rất gần với tiểu thuyết tự truyện
khi cùng khai thác về cuộc sống của cá nhân mình và đem vào đó cuộc sống của
nhiều người khác nữa. Viết hồi kí là thêm một lần được “sống lại” như Lưu
Trọng Lư đã nói. Thời gian cuộc đời chẳng chờ đợi ai cả, chẳng cho ai cái quyền
được thắm lại lần thứ hai. Nhưng con người hoàn toàn có quyền cho mình cơ hội
được là mình, được kinh qua lại những cảm giác xa xưa bằng cách hồi tưởng,
bằng cách nhớ nhung. Và tất nhiên bao giờ niềm thương, nỗi nhớ ấy cũng để lại
trong tâm hồn chúng ta sự xót xa vì hoài niệm và nhớ tiếc, “tiếc nhớ những cái gì
chỉ đến một lần mà thôi” (Lưu Trọng Lư). Tôn trọng và yêu thương quá khứ là
tôn trọng và yêu thương bản thân mình. Dù cái ngày đã qua nhiều tiếng cười hay
thấm đẫm nước mắt nó vần là một phần không thể nào chối bỏ.

Xem thêm: away là gì

Xem thêm: Môn đăng Hộ đối Là Gì, Chuyện Chữ Nghĩa: Môn đăng Hộ đối

Soi vào kí ức là
để nhận ra mình, để được cùng buồn, cùng vui với cái ngày xưa.
Mười năm trở lại đây, khi các tác phẩm văn học ít gây được tiếng vang đối
với bạn đọc thì các cuốn hồi kí hay tự truyện xuất bản và không xuất bản lại tạo
ra một làn sóng xã hội mạnh mẽ. Vậy tại sao hồi kí lại thu hút được đông đảo
người viết và người đọc trong xã hội Việt Nam những năm gần đây đến như vậy?
Sự phát triển mạnh mẽ của nó có đơn thuần chỉ là sự a dua theo trào lưu hay thực sự
là nhu cầu tự thân của người viết?
Tất nhiên trước hết, viết hồi kí là một nhu cầu khách quan. Nhưng không phải
ai, tác giả nào khi bắt tay viết hồi kí đều có sự suy xét kĩ về hiệu ứng dư luận khi
hồi kí được tung ra. Cho nên không phải cuốn hồi kí nào được xuất bản, hay
14
được truyền tải đến độc giả đều thực sự có giá trị. Có những cuốn hồi kí tạo ra ấn
tượng mạnh mẽ tác động vào lương tâm bạn đọc, có cuốn dựng lên sự choáng
váng bởi nó vén mở một bí mật hay một nhân vật một sự thật nào đấy, và cũng
có những cuốn hồi kí u ám hận thù. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin, tự do
ngôn luận, tự do báo chí đặc biệt là báo chí mạng (internet)…đôi khi lại trở
thành công cụ hữu dụng cho những cuốn hồi kí “đen”. Thực tế xã hội cho thấy,
có nhiều cuốn hồi kí, hay trang hồi kí ra mắt bạn đọc đem đến tranh luận gay gắt
trong cộng đồng về nhiều vấn đề thậm chí cả những vấn đề liên quan bí mật quốc
gia, hay bôi nhọ, xuyên tạc khía cạnh nào đó của lịch sử. Không phải chưa từng
có cuốn hồi ki nào bị cấm xuất bản hay bị Cục Văn hóa thông tin cấm lưu hành
(trường hợp hồi kí của Nguyễn Đăng Mạnh). Lịch sử vẫn diễn ra liên tục, người
viết hồi kí mang sứ mệnh như một nhà sử gia, ghi chép và phản ánh chân thực
đời sống xã hội này chứ không phải tô nhọ, bôi đen hay bóp méo, xuyên tạc sự
thật, con người nào đó. Nếu đi quá xa, người viết hồi kí không những sẽ làm ảnh
hưởng tới cuộc sống của người khác mà còn xúc phạm đến danh dự của người
khác. Khi viết hồi kí, không thể vì ý nghĩa cá nhân mà sao lãng mối quan hệ với
đồng loại. Khi ấy, chính người viết hồi kí sẽ trở thành “thủ phạm” bóp méo hình
ảnh của mình. Hồi kí dựa trên sự hồi tưởng của kí ức một cách khách quan góp
phần xác minh khôi phục sự thật lịch sử, liên quan đến một thời đại, một cộng
đồng lớn hoặc nhỏ, cho đến một nhóm người hoặc một cá nhân. Trong những
trường hợp nào đó, hồi kí nhằm đính chính lại những sai lầm về nhận thức quá
khứ, trả lại công bằng và công lao đích thực cho những nhân vật bị lãng quên
hay bị hiểu lầm, tìm lại chính xác nguyên nhân của những thất bại, những thiếu
sót trước đây. Như thế có thể thấy, hồi kí là một phương tiện hữu hiệu để con
người bày tỏ quan điểm một cách công khai về chính bản thân mình cũng như về
15
người khác, để thực hiện trên diễn đàn công khai sự minh oan chính đáng cho
những con người mà mình yêu mến, cảm phục. Nhưng viết hồi kí cũng là một
công việc thực sự khó khăn, bởi mấy ai can đảm nhìn vào sự thật một cách công
tâm, khách quan, nhất là những sự thật phũ phàng. Khi nói không đúng sự thật
thì không phải là hồi kí nữa. Viết hồi kí là đấu tranh với bản thân mình.
Ở góc độ là một tác phẩm văn học, hồi kí là nơi để người viết giãi bày tâm sự,
bộc lộ suy ngẫm của mình, có thể liên quan đến cuộc đời, lẽ sống và cả đến
những vấn đề lớn lao của nhân loại, của đất nước. Yêu cầu giãi bày hay bộc lộ
này thường gặp ở những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sáng tạo nghệ
thuật hay hoạt dộng chính trị – xã hội. Rất nhiều người trong số họ đã để toàn bộ
tâm sức còn lại vào những năm tháng cuối cùng của mình để có được một thiên
hồi kí như cầu mong sự đồng cảm của người đời nay và cả người đời sau.
Từ những trang hồi kí văn học của các nhà văn, nhà thơ bên cạnh tư liệu lịch
sử, cuộc sống chúng ta còn tìm thấy rất nhiều tư liệu quý giá về người viết như
quá khứ tuổi thơ, gia cảnh gia đình, mối quan hệ bạn bè…Cái người ta mong đợi
nhất ở một cuốn hồi kí chính là phần liên quan đến nghề nghiệp của tác giả trên
nền chung của xã hội mà nghề đó có liên quan. Đọc hồi kí của Tố Hữu, ta thấy
ông đã khẳng định mình thuộc dòng văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Hay
Lưu Trọng Lư tự đánh giá mình trong Nửa đêm sực tỉnh qua lời nhận xét của cụ
Phan Khôi về tập truyện ngắn “Người sơn nhân”: “Tôi là người viết truyện giỏi
nhất, từ Hoàng Ngọc Phách đến Tự lực văn đoàn cũng không ai hơn tôi”. Tô
Hoài lại rất tâm đắc với câu nói về mình “Tôi vào nghề văn có trong ngoài ba
mươi năm trước 1945, và viết như chạy thi”.
Tuy nhiên vị trí của hồi kí chưa được chú ý nhiều. Xuân Diệu cũng suy nghĩ
“hồi kí nước mình như một thửa ruộng bắt đầu cày; không ai, hay ít ai chịu viết
16
hồi kí trong khi ở các nước Âu Tây người ta đào sâu từng li, từng tí vào các kỉ
niệm. Các nhà văn ở nước mình ít ai kể lại tỉ mỉ về mình, cũng như thể người ta
ăn mía nhai dâp dập đã nhả bã. Sống qua loa đại khái, chưa hút hết nước mía đã
nhả bả rồi” (3;121).
Do đó, viết hồi kí và nghiên cứu về hồi kí cần được chú ý nhiều hơn nữa. Một
mặt để xây dựng được kho tư liệu sử quý giá, một mặt để có định hướng phát
triển với tương lai. Hồi kí tập trung vào cái đã qua, vào ấn tượng của quá khứ
nên tất nhiên nó sẽ phản ánh, phong tục tập quán, hay đặc điểm cuộc sống của
con người và xã hội thời đó. Đấy là nguồn tư liệu xác đáng và vô cùng dồi dào,
phục vụ đắc lực cho công tác nghiên cứu lịch sử, xã hội, văn hoá… khi nó thực
sự có giá trị và tuân thủ đúng chức năng của một tác phẩm văn học: nhận thức –
giáo dục – thẩm mĩ.
1.2 Hồi kí trong văn học Việt Nam hiện đại
Viết hồi kí là một nhu cầu chính đáng của mỗi người khi muốn kể lại cuộc
đời của mình hay kể lại một giai đoạn lịch sử đáng nhớ nào đó mà mình là nhân
chứng. Đại hội Đảng năm 1986 không chỉ đặt gạch dấu đầu tiên cho sự nghiệp
Đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực xã hội mà còn đặt ra vấn đề đổi mới văn học
nước nhà. Không phải ngẫu nhiên mà từ cuối những năm 1990 của thế kỉ XX thể
loại hồi kí lại phát triển nhanh mạnh đến thế. Sự ra đời hàng loạt tác phẩm hồi kí
đặc biệt của các nhà văn, nhà thơ đã tạo nên không khí vô cùng sinh động cho
văn học Việt Nam. Nhiều sự kiện văn học, nhiều số phận cùng vô vàn vấn đề
phức tạp của quá khứ gần xa…được trải lên mặt giấy.
Có người viết để tái hiện một thời đại lịch sử với những nhân vật của thời đại
đó. Có người viết để suy ngẫm hay độc thoại với chính mình. Có người viết để
tôn vinh, để bày tỏ tình cảm với người khác…Có nhiều tác phẩm được xuất bản
17
tạo được một ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. Nhiều cuốn hồi kí đã xuất bản từ
lâu khi tái bản vẫn được độc giả yêu mến đón nhận. Cho đến nay, số lượng hồi kí
trong văn học Việt Nam hiện đại là vô cùng đồ sộ và phong phú, bao gồm cả
những tác phẩm được xuất bản thành sách và hàng trăm trang hồi kí đăng tản
mát trên các báo, tạp chí…đã tạo nên bức tranh sinh động trong nền văn học
nước nhà. Tác giả của các cuốn hồi kí không chỉ là những người hoạt động trong
lĩnh vực văn chương, mà còn thuộc nhiều ngành nghề khác nhau: chính trị gia,
ca sĩ, cầu thủ bóng đá, diễn viên, người mẫu… Thậm chí, đôi khi có những
người còn xem viết hồi kí là một cơ hội để nổi tiếng, chứ không hẳn chỉ đơn giản
là nhìn lại quãng thời gian đã sống và trải nghiệm của mình. Chính vì thế không
phải tác phẩm hồi kí nào cũng thực sự có giá trị cho người đọc. Hồi kí phải tôn
trọng sự thực lịch sử, xã hội, kể lại nó với tất cả diễn biến như đã diễn ra, nhưng
khi sự thật đó được tung ra trước công chúng rộng rãi thì không phải chỉ là
chuyện quyền được nói, quyền được biết nữa. Người viết hồi kí không thể vin
vào chiêu bài “sự thật trên hết”, “sự thật lên tiếng” mà quên đi hậu quả xã hội
của nó. Ở đây, chúng tôi chỉ xin được nói tới hồi kí của các nhà văn, nhà thơ, nhà
lí luận phê bình văn học, tức là những tác giả sống và gắn bó với văn chương
nghệ thuật. Hầu hết tác phẩm của họ đều có giá trị đóng góp cho đời sống văn
học Việt Nam hiện đại. Các tác giả phần lớn đều trưởng thành từ trước Cách
mạng tháng tám, trải qua hai cuộc kháng chiến và chứng kiến nhiều biến động
lớn của văn học nước nhà. Hồi kí của họ ra đời cũng tạo nên những tiếng vang
nhất định. Nhiều sự kiện văn học trong quá khứ, nhiều số phận, gương mặt được
tái hiện lại theo cách nhìn mới.
Nhóm nhà văn có: Nguyên Hồng với Những ngày thơ ấu, Nguyễn Công Hoan
với Đời viết văn của tôi, Tô Hoài với Cỏ dại, Tự truyện, Những gương mặt –
18

Chuyên mục: Hỏi Đáp