English 中文
Trang chủ

Giới thiệu Cổng TTĐT Chính phủBáo điện tử Chính phủThư điện tử công vụ Chính phủChính phủ với Người ngoài nước

Đại hội lần thứ XIII của Đảng|Chống dịch như chống giặc!|Thông tin cập nhật dịch nCoV|Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh-Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng

*

Nước CHXHCN Việt NamChính phủHệ thống văn bảnSố liệu ngân sách Nhà nướcChính sách phát triển kinh tế – xã hộiCác chương trình, dự án phát triển KT – XH trọng điểm của quốc giaCác chương trình Khoa học và Công nghệTình hình kinh tế – xã hộiNghị quyết của Chính phủThông cáo báo chí VBQPPL do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành
*
*

Thông tin tổng hợp

Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Tuyên ngôn
Hiến pháp năm 2013
Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hệ thống chính trị
Ban Chấp hành Trung ương
Các Ban Đảng Trung ương
Văn kiện Đảng
Tư liệu về Đảng
Lịch sử
Địa lý
Dân tộc
Bản đồ hành chính (GIS)
Kinh tế- Xã hội
Văn hoá
Du lịch

CHƯƠNG IX: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN NHÂN DÂN

Ðiều 118

Các đơn vị hành chính của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:

Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã

Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã quận chia thành phường.

Bạn đang xem: Hội đồng nhân dân là cơ quan gì

Việc thành lập Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở các đơn vị hành chính do luật định.

Ðiều 119

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.

Ðiều 120

Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách; về quốc phòng, an ninh ở địa phương; về biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho, làm tròn nghĩa vụ đối với cả nước.

Ðiều 121

Ðại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở địa phương; phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân.

Ðại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động nhân dân thực hiện pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên nhân dân tham gia quản lý Nhà nước.

Ðiều 122

Ðại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và thủ trưởng các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân. Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân trong thời hạn do luật định.

Ðại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan Nhà nước ở địa phương. Người phụ trách cơ quan này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét, giải quyết kiến nghị của đại biểu.

Xem thêm: Beyond Là Gì

Ðiều 123

Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Ðiều 124

Uỷ ban nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân lãnh đạo, điều hành hoạt động của Uỷ ban nhân dân.

Khi quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, Uỷ ban nhân dân phải thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản sai trái của các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân và các văn bản sai trái của Uỷ ban nhân dân cấp dưới; đình chỉ thi hành nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới, đồng thời đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ những nghị quyết đó.

Ðiều 125

Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân ở địa phương được mời tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân và được mời tham dự hội nghị Uỷ ban nhân dân cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên quan.

Xem thêm: workbench là gì

Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình mọi mặt của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân động viên nhân dân cùng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương.

Chuyên mục: Hỏi Đáp

.tags a {
color: #fff;
background: #909295;
padding: 3px 10px;
border-radius: 10px;
font-size: 13px;
line-height: 30px;
white-space: nowrap;
}
.tags a:hover { background: #818182; }

#footer {font-size: 14px;background: #ffffff;padding: 10px;text-align: center;}
#footer a {color: #2c2b2b;margin-right: 10px;}