Bạn đang xem: Học vị là gì
Hệ thống phân cấp trình độ giáo dục chuyên môn ở Việt Nam hiện nay bao gồm học vị và học hàm. Phân cấp càng cao thì chứng tỏ trình độ chuyên môn càng cao. Vậy sự khác biệt giữa học vị và học hàm là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu tường tận thông qua bài viết dưới đây nhé!
Học vị và học hàm là gì
Học vị và học hàm là gì?
Học vị là gì?
Học vị (degree) là văn bằng do một cơ sở giáo dục hợp pháp trong hoặc ngoài nước cấp cho người tốt nghiệp một cấp học nhất định.
Một cơ sở giáo dục của nhà nước hoặc được nhà nước cấp phép để mở các chương trình đào tạo từ trung học phổ thông, đại học, sau đại học. Người tham gia các chương trình này và đủ điều kiện tốt nghiệp mỗi chương trình sẽ được nhà trường cấp văn bằng. Và loại văn bằng được cấp chính là học vị của người đó
Phân cấp học vị bao gồm:
Học vị tú tài: là học vị của những người đã tốt nghiệp trung học phổ thông.Cử nhân, kỹ sư, bác sỹ, dược sỹ…: là học vị của những người tốt nghiệp đại học. Nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế, văn hóa, luật… sẽ được cấp bằng cử nhân; tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật sẽ được cấp bằng kỹ sư; tốt nghiệp chuyên ngành y khoa sẽ được cấp bằng bác sỹ, dược sỹ…Thạc sỹ (Master): Cấp cho những người nghiên cứu chuyên sâu thông qua chương trình đào tạo thạc sỹ thuộc một chuyên ngành nào đó. Đây là chương trình đào tạo sau đại học nên chỉ có những người đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành mới được đăng ký chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành tương ứng. Nước ta đã có nhiều chương trình đào tạo thạc sĩ trong nước và các chương trình đào tạo thạc sĩ liên kết với nước ngoài. Các chương trình học được Bộ Giáo Dục và Đào tạo công nhận.Tiến sỹ (Doctor of Philosophy – Ph.D): là một học vị do một trường đại học cấp sau khi nghiên cứu sinh hoàn thành khóa học sau đại học và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ… Tương tự, chỉ những người đã có bằng thạc sỹ chuyên ngành liên quan mới được dự tuyển làm nghiên cứu sinh cho chương trình đào tạo trình độ tiến sỹ của chuyên ngành đó.
Học hàm là gì?
Học hàm (Academic rank) là các danh hiệu trong hệ thống giáo dục và đào tạo được Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước hoặc cơ quan nước ngoài công nhận cho một người có trình độ chuyên môn cao đáp ứng đủ các tiêu chí do luật định trong các hoạt động thuộc lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Quy trình xét tiêu chuẩn công nhận học hàm của Việt Nam khác với một số các nước phát triển ở phương Tây. Ở Việt Nam, chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước xét dựa trên các tiêu chuẩn nhất định, nếu đạt tiêu chuẩn chủ tịch Hội đồng sẽ ra quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS cho các nhà giáo. Chức danh này sẽ được công nhận vĩnh viễn và được nhà nước chi trả các khoản phúc lợi ngay cả khi người này đã về hưu. Ở các nước phương Tây, việc phong hàm GS, PGS thuộc thẩm quyền của trường đại học nơi người đó tham gia giảng dạy. Một GS, PGS rời trường Đại học phong hàm thì sẽ mất đi chức danh đó cho đến khi có một trường Đại học khác phong lại. Ngân sách chi cho các chức danh này là do trường Đại học tự phân bổ và chi trả, chính vì vậy các trường Đại học sẽ giới hạn số lượng GS, PGS trong trường của mình và chỉ bổ nhiệm cho những người thực sự có năng lực giảng dạy và nghiên cứu.
Một số chữ viết tắt học vị, học hàm tại Việt Nam từ tiếng Anh
Chữ viết tắt của học vị trong tiếng Anh
Học vị | Tên Tiếng Anh | Tên viết tắt | Ngành / lĩnh vực |
Cử nhân | The Bachelor of Science | B.Sc, B.S, Bc. | Ngành khoa học tự nhiên |
The Bachelor of Business Administration | BBA | Ngành quản trị kinh doanh | |
The Bachelor of Commerce and Administration | BCA | Ngành thương mại và quản trị | |
The Bachelor of Accountancy | B.Acy., B.Acc. Xem thêm: Plank Là Gì – Hướng Dẫn Tập Plank đúng Cách | Ngành kế toán | |
The Bachelor of Laws | LLB, LL.B | Ngành luật | |
The Bachelor of public affairs and policy management | BPAPM | Ngành quản trị và chính sách công. | |
Thạc sỹ | The Master of Art | M.A | Lĩnh vực nghệ thuật |
The Master of Science | M.S., MSc | Thạc sĩ khoa học tự nhiên | |
The Master of business Administration | MBA | Thạc sĩ quản trị kinh doanh | |
The Master of Accountancy | MAcc, MAc, hoặc Macy | Thạc sĩ kế toán | |
The Master of Science in Project Management | M.S.P.M. | Thạc sĩ quản trị dự án | |
The Master of Economics | M.Ec. | Thạc sĩ kinh tế học | |
The Master of Finance | M. Fin | Thạc sĩ tài chính học | |
Tiến sỹ | Doctor of Philosophy | Ph.D | Tiến sĩ (các ngành nói chung) |
Doctor of Medicine | D.M | Tiến sĩ y khoa | |
Doctor of Science | D.Sc. | Tiến sĩ các ngành khoa học | |
Doctor of Business Administration | DBA hoặc D.B.A | Tiến sĩ quản trị kinh doanh |
Chữ viết tắt của học hàm trong tiếng Anh
Học hàm | Tên tiếng Anh | Từ viết tắt | Tên đầy đủ |
Phó giáo sư | Associate Professor | AOP | Phó giáo sư |
Assistant Professor | AP | Trợ lý giáo sư | |
Giáo sư | Professor | Prof. | Giáo sư |
Adjunct Professor | AdjProf | Giáo sư bổ trợ | |
Clinical Professor | Clin.Prof | Giáo sư y học thực hành | |
Professor of Practice | Prof.Prac | Giáo sư thực hành | |
Research Professor | Res.Prof | Giáo sư nghiên cứu |
Trình tự bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư
Quy trình công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư
Quy trình công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư
Trình tự bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư
Trường Đại học thông báo số lượng GS, PGS ở các ngành mà đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm theo cơ cấu đội ngũ giảng viên trong cơ sở do Bộ GD-ĐT quy định.Giảng viên có nguyện vọng được bổ nhiệm chức danh GS hoặc PGS nộp hồ sơ tại cơ sở giáo dục đại học.Hiệu trưởng trường đại học căn cứ vào nhu cầu bổ nhiệm chức danh GS, PGS, đề nghị của khoa và ý kiến của Hội đồng khoa học của trường, ra quyết định bổ nhiệm chức danh GS hoặc PGS cho các nhà giáo đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, rồi báo cáo lên thủ trưởng cơ quan chủ quản cơ sở đào tạo và Bộ trưởng GD-ĐT.
Các tiêu chuẩn chức danh GS và PGS mới nhất.
Xem thêm: Phát Triển Là Gì – Về Khái Niệm Phát Triển
5 tiêu chuẩn chung:
Đạo đức nhà giáo;Thời gian làm nhiệm vụ đào tạo;Hoàn thành nhiệm vụ được giao;Thực hiện đủ số giờ chuẩn giảng dạy theo quy định;Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
Tiêu chuẩn giáo sư:
Thời gian được bổ nhiệm chức danh PGS đủ 3 năm trở lên; nếu không đủ thời gian 3 năm thì phải có ít nhất gấp hai lần điểm công trình khoa học quy đổi tối thiểu đóng góp từ các bài báo khoa học hoặc bằng độc quyền sáng chế; giải pháp khoa học…Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, phát triển chương trình đào tạo từ trình độ đại học trở lên hoặc nhiệm vụ khoa học và công nghệ, triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ phù hợp với ngành, chuyên ngành khoa học đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư được Hội đồng khoa học do người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học hoặc cơ quan có thẩm quyền thẩm định và đưa vào sử dụng.Ứng viên phải là tác giả chính đã công bố được ít nhất 3 bài báo khoa học hoặc bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, tác phẩm nghệ thuật…Nếu không đủ 3 công trình khoa học thì phải có ít nhất 2 công trình khoa học 1 chương sách do nhà xuất bản có uy tín trên thế giới xuất bản; hoặc có ít nhất 2 trong số các công trình khoa học và 1 sách chuyên khảo do một nhà xuất bản có uy tín xuất bản.Ứng viên hướng dẫn chính ít nhất 2 nghiên cứu sinh được cấp bằng tiến sĩ. Nếu không hướng dẫn đủ NCS thì được thay thế bằng bài báo khoa học hoặc bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích…Về điểm khoa học quy đổi, ứng viên giáo sư phải có ít nhất 20 điểm quy đổi.Ứng viên không đủ số điểm quy định thì được thay thế bằng điểm quy đổi từ các bài báo khoa học, bằng độc quyền sáng chế; giải pháp khoa học, công nghệ hữu ích; tác phẩm, biểu diễn nghệ thuật, thành tích huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc gia, quốc tế.
Chuyên mục: Hỏi Đáp