2 Cách trình bày trình độ học vấn của bạn trong một CV xin việc3 Một vài lời khuyên khi viết CV xin việc.

Bạn đang xem: Học vấn là gì

Trình độ học vấn là cụm từ thường xuất hiện trong các văn bản như đơn xin việc, sơ yếu lí lịch, tuy nhiên, nó cũng rất dễ nhầm lẫn với trình độ chuyên môn. Vậy trình độ học vấn chính xác là gì và cách trình bày trình độ học vấn trong CV như thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng?

*

Trình độ học vấn là gì

Trình độ học vấn là gì?

Trình độ học vấn của một người là lớp học cao nhất mà người đó đã hoàn tất trong hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm hệ thống giáo dục chính quy và hệ thống giáo dục thường xuyên, bắt đầu từ bậc giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, dạy nghề cho đến các bậc giáo dục chuyên nghiệp.

Có ba khái niệm thường được sử dụng khi khảo sát về trình độ học vấn là:

– Tình trạng đi học: Là hiện trạng của một người đang theo học tại một cơ sở giáo dục được Nhà nước công nhận, như các trường, lớp mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường, lớp dạy nghề và các trường chuyên nghiệp từ bậc trung học chuyên nghiệp trở lên.

– Biết đọc, biết viết: Là người có thể đọc, viết đầy đủ những câu đơn giản bằng chữ quốc ngữ, chữ dân tộc hoặc ngoại ngữ.

– Trình độ học vấn cao nhất đạt được bao gồm học vấn phổ thông, dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học.

Ví dụ: 10/12 là người học xong lớp 10 của hệ 12 năm.

Trình độ học vấn thường gặp trong các loại giấy tờ như đơn xin việc, sơ yếu lý lịch, cv…

Thông thường chúng ta hay bị nhầm lẫn giữa trình độ học vấn và trình độ chuyên môn. Vậy trình độ chuyên môn là gì? Trình độ chuyên môn là trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo, bồi dưỡng tại thời điểm kê khai như: Tiến sĩ khoa học, Thạc sĩ quản trị kinh doanh, Cử nhân kinh tế, kỹ sư phần mềm…

*

trình độ học vấn của bạn trong một CV

Cách trình bày trình độ học vấn của bạn trong một CV xin việc

Vai trò của trình độ học vấn trong CV.

CV (Curriculum Vitae) là một bản tóm tắt sơ lược thông tin về trình độ học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm nằm trong bộ hồ sơ xin việc của bạn. Để xác định xem bạn có phù hợp với công việc yêu cầu của nhà tuyển dụng hay không, họ sẽ xem trình độ học vấn bạn trình bày như thế nào trong bảng CV. Một bản CV với trình độ học vấn chi tiết như chuyên ngành, khóa học, trường học… sẽ gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Trình độ học vấn đặt ở đâu trong một CV?

Một CV có bố cục rõ ràng, khoa học sẽ giúp nhà tuyển dụng tiếp cận với thông tin của ứng viên một cách nhanh chóng. Nếu bạn là một người có nhiều kinh nghiệm trong công việc, hãy đưa phần kinh nghiệm của mình ra trước phần trình độ học vấn. Còn nếu bạn là sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tiễn, hãy nhấn mạnh vào trình độ học vấn của mình trước để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Hoặc nếu bạn là người có kinh nghiệm nhưng những kinh nghiệm đó lại không phù hợp với tiêu chí của nhà tuyển dụng thì hãy để mục trình độ học vấn của bạn lên trước mục kinh nghiệm làm việc.

Cách viết quá trình học vấn như thế nào trong CV?

Hãy làm ấn tượng quá trình học vấn của mình trong CV bằng cách:

– Hãy bắt đầu với trình độ học vấn cao nhất, tiếp theo là những cấp bậc học vấn khác theo thứ tự thời gian gần nhất tới xa nhất.

– Nêu chi tiết các thông tin về tên trường học, chuyên nghành, bằng cấp…tại mỗi trình độ.

Xem thêm: Luxury Là Gì – Nghĩa Của Từ Luxury Trong Tiếng Việt

– Chia nhỏ các mục về học vấn chuyên môn, giải thưởng, chứng chỉ nghiệp vụ…

– Nếu bằng cấp chuyên môn của bạn khác với yêu cầu của nhà tuyển dụng, hãy liệt kê các khóa học, chương trình đào tạo mà bạn đã tham gia có liên quan đến công việc mà bạn ứng tuyển.

– Nếu điểm trung bình của bạn khá hoặc giỏi, nhớ hãy liệt kê nó trong mục trình độ học vấn để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.

– Cung cấp thông tin về các khóa học, đào tạo ngắn hạn như ngoại ngữ, tin học, các lớp tập huấn.

– Không nên bỏ qua các thành tích hoặc giải thưởng mà bạn nhận được trong quá trình học tập.

– Bỏ qua các thông tin về cấp 1, cấp 2 để tránh tình trạng lan man, dài dòng. Có thể bỏ qua thông tin về cấp 3 nếu như bạn không có thành tích gì đặc biệt trong các cấp học đó. Nếu bạn chỉ học tới 12 và không học tiếp, hãy ghi trình độ học vấn là 12/12.

Khi viết về trình độ học vấn của bạn trong CV xin việc, luôn ghi nhớ những quy tắc sau:

– Lựa chọn thông tin quan trọng, không nên trình bày quá dài dòng. Nếu bạn tham gia rất nhiều các khóa học trong quá trình học tập, hãy chọn lựa những khóa học phù hợp với yêu cầu của công việc ứng tuyển.

– Trình bày khoa học, rõ ràng với các gạch đầu dòng…

– Mạnh dạn bỏ qua những chi tiết không hữu ích như bảng điểm, thành tích nếu nhà tuyển dụng không yêu cầu.

– Luôn trình bày sự thật về trình độ học vấn của mình, không bơm phồng quá mức.

Một vài lời khuyên khi viết CV xin việc.

Khi viết một CV xin việc, nên chú ý rằng nội dung của CV phải phù hợp với yêu cầu của công việc bạn đang ứng tuyển. Hãy nêu bật được những kỹ năng, phẩm chất năng lực để nhà tuyển dụng có thể đánh giá được bạn. Khi viết một CV xin việc, bạn cần phải chú ý đến những vấn đề sau:

– Ngôn ngữ CV phải cụ thể, mạch lạc, viết đúng sự thật, viết một cách khoa học để nhà tuyển dụng chỉ lướt qua nhưng vẫn có thể nắm được những ý chính mà bạn đã trình bày.

Xem thêm: Wacc Là Gì – Công Thức Tính Wacc Chuẩn Nhất 2020

– Chú ý các lỗi về chính tả, ngữ pháp, không bỏ quên các thông tin liên lạc như email, số điện thoại, CV không quá dài hoặc quá ngắn…

– Không nên viết tắt, đánh số thứ tự cho các mục, sử dụng tiếng lóng, gián đoạn nội dung trong một mục khi chuyển qua trang khác…

– Nhất quán về nội dung và format, sử dụng dấu cách, gạch chân, viết hoa để nhấn mạnh, liệt kê các hạng mục chính theo trình tự mức độ quan trọng, liệt kê thông tin theo thời gian từ gần đến xa…

Nếu bạn gởi email cho nhà tuyển dụng, thì hãy lưu ý đến những chi tiết như viết tiêu đề email, nội dung email, định dạng CV bằng file PDF…

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã nắm rõ được trình độ học vấn là gì và cách trình bày trình độ học vấn trong bảng CV của mình để gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Chuyên mục: Hỏi Đáp