Một ngày đẹp trời, ai đó nói thế này, “Anh ta không thể là một hướng nội được, vì anh ta có bao giờ chịu ngừng nói đâu. “

À, dường như đây là nghịch lý với những người hướng nội khi họ lại giỏi hoạt ngôn. Chúng ta đều biết rất rõ điều này. Có lẽ chúng ta đã từng như thế. Họ có thể rất bối rối với những người bạn hay các đồng nghiệp hướng ngoại của mình. Phút bất chợt, những người người thích nói chuyện phiếm này cũng giống những người bạn hướng ngoại, dường như đột nhiên “biến mất” chỉ để được ở một mình. Họ bị căng thẳng hoặc buồn bã gì đó không? Không. Họ chỉ muốn làm điều này trong khoảng một thời gian để tự nạp lại nguồn năng lượng, điều mà hầu như tất cả những người hướng nội khác thường xuyên làm việc này.

Bạn đang xem: Hoạt ngôn là gì

Khi gặp được chủ đề hay người nghe thích hợp, không có lý do gì để ngăn cản người hướng nội trở thành tâm điểm chú ý trong đám đông. Các hoàn cảnh xã hội và nghề nghiệp phù hợp có thể dễ dàng vén bức màn bí mật của của người hướng nội thầm lặng.

*

Ảnh : Quora

Trên thực tế, đôi khi những người hướng nội lại là những người nói nhiều nhất trong một căn phòng. Ví dụ, để tránh bị công chúng quên lãng, bạn có thể dễ nhận thấy một số người hướng nội hoạt động trong lĩnh vực giải trí và nhân vật công chúng. Nếu họ có kế hoạch xây dựng trở thành người nổi tiếng hoặc một người chính trị gia thành công, thì chắc chắn họ không thể làm điều đó bằng cách chỉ đứng im lặng và khiến mọi người cảm thấy hoặc đưa ra nhận xét họ trông thật ưa nhìn. Bằng cách nào đó họ phải nói chuyện và……. phải nói nhiều.

Vì vậy, ở đâu sự nhầm lẫn và tại sao một số người bối rối bởi quan điểm của người hướng nội hoạt ngôn? Hãy cùng nhau xem xét một số quan điểm dưới đây :

Thứ nhất, và có lẽ quan trọng nhất, mọi người thường có sự nhầm lẫn giữa tính hướng nội và sự nhút nhát. Người hướng nội là những cá nhân thiên về cách tìm kiếm năng lượng và sức mạnh của mình khi họ hướng vào bên trong tâm hồn. Họ thích một thế giới im lặng và có sự kiểm soát trong suy nghĩ của mình. Những người hướng nội thường hay mất năng lượng khi hoạt động tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Họ luôn cảm thấy như bị rút hết năng lượng bởi các yếu tố ấy . Họ thường cảm thấy hạnh phúc nhất khi ở một mình hoặc trong một nhóm bạn bè đồng nghiệp ít người, những người cũng yêu thích sự yên tĩnh. Cho nên điều này không hề liên quan gì đến sự sợ hãi người khác cả. Mọi thứ đều liên quan đến năng lượng cảm xúc.

Trái lại, sự nhút nhát lại liên quan đến sự sợ hãi. Người nhút nhát sợ làm hay nói những điều sai trái trước mặt người khác. Họ có thể hay làm quá mọi thứ về những gì người khác suy nghĩ đến họ. Mọi thứ lúc này chỉ liên quan đến sự sợ hãi.

Xem thêm: Dgw Là Gì – Giới Thiệu

Vì cả hai kiểu tính cách người nhút nhát và người hướng nội hay có xu hướng “ẩn mình”, mặc dù có nhiều lý do khác nhau, người hướng nội và người nhút nhát có thể chỉ trông giống nhau trên bề mặt. Để làm rõ hơn điều này, nếu người hướng nội cũng có xu hướng “nổi loạn”, họ cũng có xu hướng giống với một người nhút nhát bằng cách nhìn trước ra sau rất nhiều về ý kiến ​​của người khác. Tuy nhiên, đó là một kết quả của sự “nổi loạn” và không có gì liên quan đến người hướng nội. Tuy nhiên với những điểm tương đồng, không có gì ngạc nhiên khi sự nhút nhát và người hướng nội lại thường hay bị lẫn lộn.

Mặc dù có sự tương đồng nhưng sự khác biệt vẫn rất rõ ràng. Không giống những người nhút nhát, người hướng nội không nhất thiết bị ràng buộc bởi sự sợ hãi. Nếu họ không muốn phát biểu, đó là bởi vì họ không thích chứ không phải vì sợ. Mặt khác của vấn đề đó là không có gì ngăn được họ nói nhiều bao nhiêu tùy thích.

Thứ hai, ở nhiều nền văn hoá – đặc biệt ở phương Tây – hướng ngoại được xem là ông vua của những quốc gia này. Trên thế giới, có vẻ như có nhiều người hướng ngoại hơn là người hướng nội. Người hướng ngoại có thể được hiểu là bề ngoài của mọi thứ . Họ là những người mà chúng ta thường hay gặp. Phong cách hướng ngoại của họ khiến mọi thứ như vượt trội. Do đó, nghiên cứu cũng cho thấy họ kiếm được nhiều tiền hơn, có thêm nhiều bạn bè và cũng là những người hạnh phúc hơn.

Trong nhiều trường hợp, những người hướng nội dễ thích nghi có thể thấy mình có cách hành xử giống người hướng ngoại vì liên quan đến yếu tố lợi ích xã hội và nghề nghiệp. Điều này không làm cho họ mất đi tính hướng nội ấy vì họ vẫn còn rất thích được ở một mình để khôi phục năng lượng và nhìn vào bên trong tâm mình để tìm ra câu trả lời cho những vấn đề của cuộc sống. Tuy nhiên, những người đi theo một số “đường lối” nhất định có thể đôi khi học cách “nói chuyện” với bạn bè và đồng nghiệp hướng ngoại để thành công. Vì điều này, họ có thể nói nhiều hơn. Khi đó, thế giới được dẫn dắt bởi người hướng nội sẽ không còn là thế giới mà chỉ dựa trên các tiêu chuẩn hướng nội đơn thuần.

Xem thêm: Muslim Là Gì – Người Hồi Giáo

*

Ảnh :thriveglobal.com

Thứ ba, người hướng nội thường có rất nhiều điều ý nghĩa để nói và thường hay xuất hiện cùng một lúc. Họ thường là những người sâu sắc đầy chiêm nghiệm. Tại sao họ không chịu chia sẻ một số suy nghĩ của mình nhỉ? Không có gì là lạ vì họ luôn có xu hướng giữ những suy nghĩ bí mật này cho riêng bản thân mình.

Có rất nhiều câu chuyện đã “tam sao thất bản” của một câu chuyện vui đã khá lâu về chú chó cưng nói chuyện với ông chủ của mình sau nhiều năm. Tất nhiên, ông chủ nhân vô cùng ngạc nhiên hỏi: “Tại sao trước đây cậu chưa bao giờ nói chuyện thế?” Chú chó khôn ngoan trả lời một cách đầy logic rằng: ” Đơn giản là tôi không có điều gì thú vị để nói cả.” Người hướng nội luôn trầm ngâm dành thời gian cho việc suy nghĩ đầy triết lý tương tự như câu nói nổi tiếng của Fido “Im lặng là vàng, nhưng nếu không có gì thú vị để nói thì còn tốt hơn nhiều”

Chuyên mục: Hỏi Đáp