Nếu bạn chưa là hội viên hãy trở thành hội viên của thienmaonline.vn để được hỗ trợ và chia sẽ thông tin nhiều hơn. Click Like button để trở thành hội viên của thienmaonline.vn trên facebook.

Bạn đang xem: Hóa tệ là gì

*

Lý thuyết Quản Trị là hệ thống mà thienmaonline.vn đã số hoá toàn bộ Sách giáo khoa của chương trình 4 năm đại học và 2 năm sau đại học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh.Với hệ thống này, bạn có thể truy xuất tất cả hệ thống lý thuyết chuyên ngành Quản trị Kinh doanh trong quá trình nghe giảng, làm bài tập hoặc thi cử.Hệ thống Lý Thuyết Quản Trị được phát triển bởi Viện MBA, thành viên của MBA Institute Global

Nếu còn thắc mắc hoặc tìm hiểu chuyên sâu hơn về Quản trị Ứng dụng, bạn có thể đặt câu hỏi với Chuyên Gia thienmaonline.vn

Kết quả

Hóa tệ:

Một hàng hoá nào đó giữ vai trò làm vật trung gian trao đổi được gọi là hoá tệ, hoá tệ bao gồm hoá tệ không kim loại và hoá tệ bằng kim loại.

– Hoá tệ không kim loại.

Sản xuất và trao đổi hàng hoá ngày càng phát triển. Sự trao đổi không còn ngẫu nhiên, không còn trên cơ sở của định giá giản đơn. Trao đổi đã vượt khỏi cái khung nhỏ hẹp một vài hàng hoá, giới hạn trong một vài địa phương. Sự trao đổi ngày càng nhiều hơn đó giữa các hàng hoá đòi hỏi phải có một hàng hoá có tính đồng nhất, tiện dụng trong vai trò của vật ngang giá, có thể tạo điều kiện thuận lợi trong trao đổi, và bảo tồn giá trị. Những hình thái tiền tệ đầu tiên có vẻ lạ lùng, nhưng nói chung là những vật trang sức hay những vật có thể ăn. Thổ dân ở các bờ biển Châu Á, Châu Phi, trước đây đã dùng vỏ sò, vỏ ốc làm tiền. Lúa mì và đại mạch được sử dụng ở vùng Lưỡng Hà, gạo được dùng ở quần đảo Philippines. Trước Công nguyên, ở Trung Quốc kê và lụa được sử dụng làm tiền…

Tiền tệ bằng hàng hoá có những bất tiện nhất định của nó trong quá trình phục vụ trao đổi như không được mọi người mọi nơi chấp nhận, dễ hư hỏng, không đồng nhất … do đó dẫn đến việc sử dụng hoá tệ bằng kim loại.

– Hoá tệ bằng kim loại.

Xem thêm: Vi Phạm Hợp Đồng Tiếng Anh Là Gì, Hợp Đồng Tiếng Anh Là Gì

Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển kèm theo sự mở rộng phân công lao động xã hội đồng thời với sự xuất thiện của Nhà nước và giao dịch quốc tế thường xuyên. Kim loại ngày càng có những ưu điểm nổi bật trong vai trò của vật ngang giá bởi những thuộc tính bền, gọn, có giá trị phổ biến,… Những đồng tiền bằng kim loại: đồng, chì, kẽm, thiếc, bạc, vàng xuất hiện thay thế cho các hoá tệ không kim loại. Tiền bằng chì chỉ xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc dưới dạng một thỏi dài có lỗ ở một đầu để có thể xâu thành chuỗi. Tiền bằng hợp kim vàng và bạc xuất hiện đầu tiên vào những năm 685 – 652 trước Công nguyên ở vùng Tiểu Á và Hy Lạp có đóng dấu in hình nổi để đảm bảo giá trị. Các đồng tiền bằng kim loại đã sớm xuất hiện ở vùng Địa Trung Hải. Tiền kim loại đầu tiên ở Anh làm bằng thiếc, ở Thuỵ Sĩ và Nga bằng đồng. Khi bạch kim mới được phát hiện, trong thời kỳ 1828

2

– 1844, người Nga cho đó là kim loại không sử dụng được nên đem đúc tiền. Nếu so với các loại tiền tệ trước đó, tiền bằng kim loại, bên cạnh những ưu điểm nhất định cũng đưa đến những bất tiện trong quá trình phát triển trao đổi như: cồng kềnh, khó cất giữ, khó chuyên chở… Cuối cùng, trong các kim loại quý ( quí kim) như vàng, bạc, những thứ tiền thật sự chúng có giá trị nội tại trở nên thông dụng trong một thời gian khá lâu cho đến cuối thế kỷ thứ XIX và đầu thế kỷ thứ XX.

Khoảng thế kỷ thứ XVI ở Châu Âu nhiều nước sử dụng vàng làm tiền, có nước vừa sử dụng vàng vừa sử dụng bạc. Các nước Châu Á sử dụng bạc là phổ biến. Việc đúc quý kim thành tiền ngay từ đầu được coi là vương quyền, đánh dấu kỷ nguyên ngự trị của lãnh chúa vua chúa.

Lịch sử phát triển của tiền kim loại quý đã trải qua ba biến cố chủ yếu, quyết định đến việc sử dụng phổ biến tiền bằng kim loại quý.

– Sự gia tăng dân số và phát triển đô thị ở các nước Châu Âu từ thế kỷ XIII đưa đến sự gia tăng nhu cầu trao đổi. Các mỏ vàng ở Châu Âu không đủ cung ứng.

Xem thêm: Biomarker Là Gì – Xét Nghiệm đừng Ngại đặt Câu Hỏi

– Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX bạch kim loại bị mất giá, trong thời gian dài vàng, bạc song song được sử dụng làm tiền; các nước Châu Âu sử dụng cả vàng lẫn bạc. Chỉ các nước Châu Á mới sử dụng bạc (do không đủ vàng) đến cuối thế kỷ XIX bạc ngày càng mất giádo vậy các nước Châu Âu và cả Hoa Kỳ quyết định và sử dụng vàng, các nước Chấu Á như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Hoa do lệ thuộc sự nhập cảng nguyên liệu máy móc… từ Phương Tây nên cũng bãi bỏ bạc sử dụng vàng. Ở Đông Dương, bạc được sử dụng làm tiền từ 1885 đến 1931. Đến năm 1931 đồng bạc Đông Dương từ bản vị bạc sang bản vị vàng, có thể cho rằng, khoảng từ 1935 chỉ còn một kim loại quý được tất cả các nước chấp nhận làm tiền trên thế giới là vàng.

Chuyên mục: Hỏi Đáp