【1】 HỎI ĐÁP CHỨNG KHOÁN 【50 Video+Tài Liệu miễn phí】, 【1】 KIẾN THỨC CHỨNG KHOÁN, 【1】 TÌM HIỂU CHỨNG KHOÁN, 20+ Thuật Ngữ Chứng Khoán 【có Video+Tài Liệu hướng dẫn】17,121 Views

Câu hỏi chứng khoán: Tôi hay nghe nói về “ngưỡng hỗ trợ” đối với các chỉ số trong chứng khoán. Xin cho tôi biết ngưỡng hỗ trợ là gì và ý nghĩa của nó đối với thị trường chứng khoán. Xin cảm ơn. (Hoàng Huy)

Tặng Tài Liệu miễn phí: “Hướng dẫn Đầu tư Chứng khoán“

*

Nên xem: Khóa học Chứng Khoán (miễn phí) cho người mới bắt đầu

Video Học Chứng Khoán Miễn Phí

*

Xem Video Học Chứng Khoán Cơ Bản

*

Theo mô hình phân tích kỹ thuật, giá chứng khoán biến động trong một thời gian sẽ tạo ra hai mức làm căn cứ cho các nhà đầu tư mua bán đúng thời điểm. Một là mức kháng cự (Resistance), hay còn gọi là cận trên, hai là mức hỗ trợ (Support) còn gọi là cận dưới, là một cách tiếp cận khác về hành vi của thị trường.

Bạn đang xem: Hỗ trợ là gì

Bạn nên xem Video học chứng khoán này: 3 BÀI HỌC CHỨNG KHOÁN từ NHÀ ĐẦU TƯ 65 TUỔI ở Hà Nội, và câu chuyện Hoa hậu Mai Phương Thúy, Ca sĩ Cao Thái Sơn đầu tư chứng khoán lãi hay lỗ?

Giá cổ phiếu bị tác động bởi ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự. Các thuật ngữ này có nghĩa, ngưỡng hỗ trợ giữ cho giá cổ phiếu ở trên một mức giá nhất định nào đó. Ngược lại, ngưỡng kháng cự lại kìm giá cổ phiếu ở dưới một mức giá nhất định nào đó.

Biểu diễn các đường hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ giúp nhà đầu tư hiểu được tầm quan trọng của nó trong quá khứ cũng như trong tương lai như thế nào. Nếu chúng ta thấy có giao dịch ở tại một trong hai ngưỡng này thì có thể dự đoán một cách tương đối giá của cổ phiếu mà chúng ta chọn mua. Sau đó chúng ta có thể ra quyết định mua bán trên những mức giá mong đợi này.

Robert Edwards và John Magee, hai tác giả cuốn “Kỹ thuật phân tích các xu hướng của cổ phiếu”, đã định nghĩa “ngưỡng hỗ trợ là ngưỡng mà tại đó nhà đầu tư nên mua vào cổ phiếu với một lượng đủ hiệu quả nhằm ngăn chặn xu hướng giảm giá của cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định”.

Trong khi đó, ngưỡng kháng cự thì ngược lại hoàn toàn. Đó là dấu hiệu nhà đầu tư nên bán ra một lượng cổ phiếu vừa đủ để thỏa mãn bên mua nhằm ngăn giá cổ phiếu tiếp tục tăng cao hơn trong một khoảng thời gian.

Ngưỡng hỗ trợ không phải luôn ổn định và việc mức này giảm báo hiệu cung vượt quá cầu. Khi đó người ta có xu hướng bán nhiều hơn mua. Ngưỡng hỗ trợ bị phá vỡ và mức mới thấp hơn dự báo người bán đang mất hy vọng và họ sẵn sàng bán với giá thấp. Thêm vào đó, người mua sẽ không mua cho đến khi giá giảm dưới mức hỗ trợ hoặc giảm so với mức trước đó. Khi mức hỗ trợ bị phá vỡ, một mức khác thấp hơn sẽ được thiết lập.

Nên đọc:

Trả lời:

*

Ngưỡng hỗ trợ (support) là thuật ngữ được dùng thường xuyên trong Phân tích kỹ thuật đầu tư chứng khoán. Nó cho phép NĐT có thêm cơ sở trong việc lực chọn cổ phiếu; dự đoán biến động tiềm năng.

Xem thêm: Tiệm Cận Là Gì – Tiệm Cận Đồ Thị Hàm Số Là Gì

Ngưỡng hỗ trợ (support) là thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong Phân tích kỹ thuật đầu tư chứng khoán. Nó cho phép người nghiên cứu có thêm những cơ sở mới trong việc chọn các loại cổ phiếu để mua hay bán, trong dự đoán các biến động tiềm năng, trong việc chỉ ra những thời điểm mà thị trường có thể gây ra rắc rối cho nhà đầu tư. Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm đã xây dựng cho họ một “hệ thống đầu tư” riêng dựa hầu hết vào những nguyên lý về mức kháng cự và hỗ trợ.

Mức kháng cự và hỗ trợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu phân tích các hình mẫu kỹ thuật. Những kiến thức cơ bản về mức kháng cự và hỗ trợ sẽ giúp người nghiên cứu dễ dàng hiểu bản chất và các ứng dụng của các hình mẫu đó.

Mức hỗ trợ thường được dùng khá thông dụng. Ta có thể định nghĩa mức hỗ trợ là việc mua thực tế hay khả năng mua với khối lượng đủ để làm ngưng lại xu thế giảm của giá trong một thời kỳ đáng kể (tương đối dài). Mức kháng cự lại ngược lại với mức hỗ trợ: đó là việc bán, trong thực tế hay tiềm năng, một khối lượng đủ để thoả mãn tất cả các mức chào mua, do đó, làm giá ngừng không tăng nữa trong một khoảng thời gian nhất định. Như thế mức kháng cự và hỗ trợ là gần giống theo thứ tự với khối lượng cầu và khối lượng cung. Mức hỗ trợ là mức giá ở đó mức cầu cho một cổ phiếu là đủ để, ít nhất là, làm dừng xu thế giảm giá của thị trường và cũng có thể đổi chiều xu thế đó, tức là làm xu thế giá đi xuống quay ngược đi lên.

Nên đọc: 9 Cách tính Giá Trị Thực của Cổ Phiếu 【có Video】 Hướng dẫn Định giá Chứng khoán

*

Từ đó ta có định nghĩa về mức kháng cự, đó là mức giá mà ở đó lượng cung đủ để giá sẽ ngừng không tăng nữa và có thể chuyển động ngược lại đi xuống. Theo lý thuyết thì mỗi mức giá có một lượng cung và cầu nhất định. Nhưng khoản hỗ trợ thể hiện sự tập trung của cầu còn khoảng kháng cự thể hiện sự tập trung của cung. Như vậy với một hình mẫu giá nhất định, chẳng hạn ta xét với hình mẫu dạng hình chữ nhật (mô hình này phản ánh giai đoạn thị trường gồm rất nhiều những dao động nhỏ của giá theo hướng ngang đồ thị chứ không hướng lên hay hướng xuống rõ rệt, hai đường nối các đỉnh và các đáy của thị trường trong giai đoạn này gần như song song, không cần thiết phải song song 100% nhưng độ lệch phải rất nhỏ, hay có thể nói là một dạng của khung giao dịch), đường nối các đỉnh có thể coi là mức kháng cự, còn đường nối các đáy được coi là mức hỗ trợ.

*

Nhìn chung trong giai đoạn hai mức này còn phát huy hiệu lực thì giá sẽ không vượt quá mức kháng cự và không xuống dưới mức hỗ trợ. Nhưng với tư cách một nhà đầu tư ta sẽ quan tâm hơn đến việc xác định tại sao và yếu tố nào làm xuất hiện các mức kháng cự và hỗ trợ ở một mức giá nhất định. Các chuyên gia còn tập trung nghiên cứu thời điểm giá lên đạt đến mức kháng cự và khi nào giá xuống đến mức hỗ trợ.

Xem thêm: Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu Quan Hệ Rdbms Là Gì

*

Cơ sở của những dự đoán này cũng là những dữ liệu cơ bản hình thành nên lý thuyết về hỗ trợ và kháng cự, đó là khi giá trị giao dịch có xu hướng bị tập trung tại một số mức giá có khối lượng các cổ phiếu được giao dịch lớn. Điều đáng chú ý là tại bất kì mức giá nào xuất hiện mức khối lượng giao dịch lớn thường đều trở thành điểm đảo chiều đối với xu thế hiện tại của thị trường và mọi điểm đảo chiều đều có xu hướng lặp đi lặp lại thường xuyên và hoàn toàn mang tính tự nhiên. Có một thực tế quan trọng mà nhiều khi một số người quan sát và phân tích biểu đồ một cách ngẫu nhiên không nhận ra đó là: những mức giá đó đang dần dần chuyển vai trò từ hỗ trợ thành kháng cự và ngược lại từ kháng cự thành hỗ trợ. Nếu như biến động của giá vượt qua một đỉnh giá đã được hình thành trước đó thì đỉnh này sẽ đóng vai trò là khoảng đáy của xu thế giảm giá (điều chỉnh) sẽ xuất hiện sau xu thế tăng hiện tại và một đáy sau khi đã bị giá vượt xuống dưới sẽ trở thành khoảng đỉnh của xu thế tăng sẽ xuất hiện ngay sau đó.

Chuyên mục: Hỏi Đáp