Ho là gì? Ho có phải là dấu hiệu cảnh báo các chứng bệnh hô hấp đang tồn tại trong cơ thể hay không? Dược sĩ Omi Pharma sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân gây ho và những cách điều trị ho tại nhà hiệu quả.

Bạn đang xem: Ho là gì

1. Ho là gì?

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể khi đường hô hấp có “vật thể lạ” xâm nhập như hạt bụi, vi khuẩn, sinh vật gây kích ứng, đờm, dịch nhầy,…

*

Ho có phải là bệnh không? Khi bị ho cần phải làm gì?

Ho là cách để cơ thể tống các dị vật ra khỏi hầu họng, thanh quản, khí quản và phổi, làm sạch đường hô hấp. Do đó, ho là một phản xạ có lợi để bảo vệ bộ máy hô hấp của cơ thể. Trong trường hợp ho kéo dài, ho có đờm, ho có lẫn máu thì đây lại là dấu hiệu của các chứng bệnh như viêm phế quản, viêm phổi,…

2. Nguyên nhân gây ho ở người lớn và trẻ em

Nguyên nhân khiến những cơn ho xuất hiện chủ yếu liên quan tới bệnh về đường hô hấp. Bộ máy hô hấp của cơ thể gồm các cơ quan như mũi, thanh quản, khí quản, hầu họng, phổi. Hầu họng là nơi giao giữa mũi, miệng với khí quản và thực quản. Trong hệ thống dẫn khí có một lớp lông mao với nhiệm vụ chính là lọc và ngăn chặn các hạt bụi và dị vật khỏi hệ hô hấp.

*

Nguyên nhân gây ho ở người lớn và trẻ nhỏ

Trong không khí mà chúng ta hít vào luôn có lẫn các hạt siêu vi bụi kèm theo vi khuẩn mà mắt thường không nhìn được. Chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp và bị cản lại bởi hệ thống lông mao. Chính vì thế mà cơ thể có phản ứng tự nhiên là ho để đẩy các dị vật đó ra, làm sạch đường hô hấp.

Các cơn ho thường xuất hiện khi chúng ta mắc các bệnh về đường hô hấp. Cụ thể như viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, hen suyễn hoặc viêm thanh quản,…Ngoài ra, có một số nguyên nhân dẫn tới ho mà chúng ta cũng cần chú ý như:

Nhiễm khuẩn đường hô hấp: đa số các trường hợp bị nhiễm khuẩn đường hô hấp thường có kèm theo virus và gây ra những cơn ho kéo dài từ 5-6 ngày (đối với trẻ nhỏ) và 7-14 ngày (đối với người lớn).

Tắc nghẽn phổi mãn tính: hay còn gọi là chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Tắc nghẽn phổi khiến cho quá trình lưu thông khí bị cản trở, dẫn tới khó thở. Ho là phản xạ để cơ thể lưu thông đường thở, giúp hệ hô hấp hoạt động lại bình thường.

Bệnh lý về phổi: ho được xem là dấu hiệu đặc trưng của các bệnh lý về phổi như viêm phổi, lao, áp xe phổi, bụi phổi,…

Hen suyễn: khí quản bị viêm do hen suyễn khiến cho việc trao đổi khí bị cản trở, gây ngứa cổ họng và dẫn tới ho.

Giãn phế quản: những cơn ho do giãn phế quản thường diễn ra vào buổi sáng sớm khi chúng ta ngủ dậy. Các cơn ho do giãn phế quản thường có đờm kèm theo.

Viêm phế quản: các cơn ho do viêm phế quản xảy ra do mạc phế quản bị kích ứng, thường kéo dài trên 1 tháng nếu bạn bị viêm phế quản mãn tính.

Dị ứng: khi cơ thể tiếp xúc với các loại phấn hoa, lông chó mèo hay khói bụi, hóa chất (gọi chung là dị nguyên) khiến cho hệ hô hấp bị kích ứng. Từ đó cơ thể tự có phản ứng ho để đẩy dị nguyên ra ngoài.

3. Triệu chứng và dấu hiệu của ho

*

Các triệu chứng và biểu hiện khi ho cần chú ý

Nếu cơn ho diễn ra bất chợt, ho 1-2 nhịp rồi dừng lại thì đây chỉ đơn thuần là phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu các cơn ho kéo dài và kèm theo một số dấu hiệu hay triệu chứng khác thì bạn hãy cẩn thận. Hãy sắp xếp đi khám sớm nếu cơn ho của bạn không thuyên giảm sau 5 ngày kèm theo các biểu hiện như:

Ớn lạnh cơ thể;Nhức mỏi toàn thân;Sốt cao;Viêm họng, đau rát cổ họng;Buồn nôn;Ho ra đờm lẫn máu;Đau nhức đầu;Hay bị đổ mồ hôi;Sổ mũi;Đau tức ngực.

4. Các triệu chứng ho thường gặp

Để có thể chẩn đoán được nguyên nhân ho là gì cũng như cách điều trị, bác sĩ sẽ dựa trên các thông tin như thời gian ho, các triệu chứng ho kèm theo. Vì thế, bạn nhớ chú ý để thuật lại chính xác cho bác sĩ nhé. Dưới đây là những chứng ho thường gặp nhất:

4.1. Ho cấp tính

*

Ho cấp tính khiến cổ họng ngứa rát, khó chịu

Ho cấp tính là cơn ho diễn ra đột ngột, thời gian diễn ra dưới 3 tuần. Khi bị ho cấp tính, người bệnh thường xuyên mệt mỏi, họng ngứa rát, khò khè do có đờm đọng lại và khó thở, nhất là vào ban đêm. Nguyên nhân ho cấp tính thường là do dị ứng hoặc nhiễm khuẩn, tràn dịch phổi.

4.2. Ho mãn tính

Ho mãn tính thường kéo dài trên 2 tháng, các triệu chứng cũng nặng hơn so với ho cấp tính. Nguyên nhân dẫn tới ho mãn tính thường do bệnh viêm phế quản mạn, trào ngược thực quản, hen suyễn,…

4.3. Ho có đờm

Khi cổ họng có đờm thì ho là phản xạ có lợi của cơ thể để đẩy dịch đờm ứ đọng ra ngoài, giúp đường hô hấp thông thoáng hơn. Ho có đờm xảy ra cả ở người lớn và trẻ em. Nếu nhanh chóng đẩy được đờm ra ngoài thì cơn ho sẽ chấm dứt.

4.4. Ho khan

*

Ho khan kéo dài phải làm sao?

Ho khan là tình trạng ho kéo dài, tái diễn nhiều lần nhưng họng không có đờm các dịch nhầy tiết ra. Vì thế, ho khan thường kèm theo đau rát cổ họng, tức ngực, đau ngang rốn. Các cơn ho khan kéo dài khiến người bệnh rất khó chịu và gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt. Ho khan thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi đột ngột, cảm lạnh, cúm, do hít phải khói thuốc, khói bụi.

4.5. Ho gà

Ho gà có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Tình trạng ho gà kéo dài khiến bệnh nhân luôn mệt mỏi, đau tức ngực mỗi khi cơn ho ập tới. Ho gà thường kèm theo chảy nước mắt, sưng mắt hoặc đỏ mặt.

4.6. Ho ra máu

Tình trạng ho ra máu thường bắt gặp ở các bệnh nhân bị viêm phế quản mãn tính hoặc lao phổi, cơn ho kéo dài trên 3 tuần. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà lượng máu mỗi khi ho ra nhiều hay ít. Nhưng nhìn chung ho ra máu rất nguy hiểm, bệnh nhân cần khẩn trương tới gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị.

4.7. Ho mất tiếng

Những cơn ho kéo dài dẫn tới tình trạng mất tiếng, khản tiếng, nhất là ho khan. Nguyên nhân ho mất tiếng thường là do nhiễm trùng đường hô hấp, xơ thanh quản, viêm thanh quản.

5. Bị ho phải làm sao? Cách điều trị ho hiệu quả

Với các trường hợp ho do dị ứng, ho do phản xạ tự nhiên có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, với các trường hợp bệnh nhân bị ho do mắc các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp thì nên sớm gặp bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp. Tránh để các cơn ho chuyển từ cấp tính sang mãn tính, gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và kéo theo nhiều biến chứng.

5.1. Bị ho nên uống gì?

*

Bị ho nên uống trà gừng mật ong để làm dịu cơn ho

Mỗi khi thời tiết giao mùa là thời điểm mà cơ thể dễ bị nhiễm lạnh kèm theo những cơn ho dữ dội, dai dẳng. Khi bị ho có đờm nên uống gì cho nhanh khỏi? Bên cạnh uống thuốc trị ho do bác sĩ kê đơn thì bạn hãy thử áp dụng các gợi ý sau nhé:

Trị ho bằng chanh đào ngâm mật ong.Trị ho bằng nước ép dứa.Chữa ho bằng nước lá hẹ hấp mật ong.Trị ho bằng nước củ cải trắng.Trị ho bằng nước ép lá tía tô.Chữa ho bằng nước gừng mật ong.Chữa ho bằng nước ép rau diếp cá.

Xem thêm: Equity Là Gì – Nghĩa Của Từ Equity

5.2. Bị ho nên kiêng ăn gì?

*

Hạn chế uống đồ lạnh, đồ nhiều đá khi bị ho

Khi bị ho, cổ họng thường ngứa rát và có kèm theo đờm nhầy, gây khó chịu. Để làm dịu cơn ho, chấm dứt tình trạng ho dai dẳng không dứt, bạn nên kiêng các loại thực phẩm sau khi bị ho:

Hải sản: cua, cá, tôm,,…nhất là các loại cá biển và tôm (tép) nhỏ còn nguyên vỏ.Đồ ăn có vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, mù tạt.Các loại rau củ có chất nhầy như mồng tơi, rau đay,…Thực phẩm, đồ uống nhiều đá lạnh.Các món ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cứng, khó tiêu.

5.3. Phương pháp điều trị bệnh ho bằng thuốc Tây

Đối với các trường hợp ho do bệnh lý về đường hô hấp, tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh, thuốc giảm ho, thuốc tiêu đờm,…Bệnh nhân lưu ý, không nên lạm dụng hoặc sử dụng thuốc quá liều để tránh tình trạng nhờn thuốc hoặc kháng kháng sinh xuất hiện. Dùng thuốc tây chữa ho lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tới chức năng gan và thận.

5.4. Chữa ho bằng thảo dược tự nhiên tại nhà

Các bài thuốc trị ho bằng phương pháp dân gian được rất nhiều người áp dụng. Dược sĩ gia đình Omi Pharma gợi ý cho bạn các cách chữa ho tự nhiên tại nhà hiệu quả, giúp long đờm nhanh, giảm ho khan.

a. Chữa ho bằng lá hẹ

*

Trị ho bằng lá hẹ có hiệu quả không?

Trong lá hẹ có chứa chất allicin tương tự như một hoạt chất kháng sinh, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Theo đông y, lá hẹ có vị cay ngọt, tính ấm nên có tác dụng trợ khí, tiêu đờm và kháng khuẩn. Bạn có thể ép nước lá hẹ uống để chữa ho hoặc làm lá hẹ hấp với mật ong cũng rất tốt.

Cách thực hiện:

Lá hẹ lấy 1 nắm, rửa sạch rồi cắt khúc nhỏ, cho vào chén sành.Đổ mật ong vào chén cho tới khi ngập lá.Hấp cách thủy chén lá hẹ mật ong khoảng 20 phút.Sau chắt lấy nước uống, ngày uống 4-5 lần để làm dịu cơn ho.b. Chữa ho bằng mật ong

Trị ho bằng mật ong là cách đơn giản nhất và có thể áp dụng được cho cả trẻ con. Mật ong có vị ngọt nên dễ uống. Chưa kể trong mật ong còn có các dưỡng chất kháng khuẩn cao, làm dịu cơn ho và giảm cảm giác đau rát họng. Hướng dẫn cách chữa ho bằng mật ong và quất:

Quất (tắc) lấy 3-4 trái, rửa sạch rồi bổ đôi, xếp vào hũ sành nhỏ.Đổ mật ong vào ngập quất, trộn đều lên.Đem hỗn hợp mật ong và quất đi hấp cách thủy khoảng 15 phút.Mỗi lần sử dụng lấy thìa múc một muỗng nhỏ, ngậm và nuốt từ từ.c. Chữa ho bằng tỏi mật ong

Chữa ho bằng tỏi ngâm mật ong là phương pháp trị ho dân gian được truyền tai nhau nhiều nhất. Trong tỏi cũng có chứa chất allicin, giúp kháng khuẩn và giảm viêm nhiễm. Tỏi có tính ấm, vị hăng, thường được sử dụng trong đông y để trị các chứng ho, sổ mũi, cảm lạnh.

*

Chữa ho bằng tỏi và mật ong có tốt không?

Cách chữa ho bằng tỏi và mật ong như sau:

Tỏi bóc vỏ, đập dập hoặc giã nát, cắt lát tùy thích.Cho tỏi vào hũ rồi đổ mật ong vào ngập tỏi, ngâm trong vòng 5 ngày là sử dụng được.Ngoài ra, bạn có thể hấp cách thủy tỏi và mật ong trong 20 phút để sử dụng luôn.Ngày uống tỏi mật ong 3 lần, mỗi lần 1 muỗng nhỏ, cơn ho sẽ nhanh chóng chấm dứt.d. Chữa ho bằng lá diếp cá

Lá diếp cá có chứa nhiều vitamin C cùng các hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn và cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể. Những người bị ho khan, ho do lao phổi nên uống nước ép rau diếp cá thường xuyên.

Cách dùng rau diếp cá trị ho như sau:

Lá diếp cá lấy 1 bó, nhặt sạch lá già, lá sâu rồi rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút.Đem lá diếp cá cho vào máy xay, ép lấy nước để uống.Nên uống từ từ để tinh chất trong lá diếp cá thấm dần vào niêm mạc họng, giúp cắt cơn ho hiệu quả.e. Chữa ho bằng quả lê

Theo đông y, quả lê có vị ngọt, tính mát, có tác dụng nhuận phế và giảm ho, tiêu đờm. Người ta thường áp dụng các bài thuốc trị ho từ quả lê cho các bệnh nhân bị ho gió, ho khan, ho có đờm. Bạn có thể chữa ho bằng lê hấp đường phèn, trị ho bằng lê hấp gừng và mật ong hoặc chữa ho bằng lê và củ cải.

*

Chữa viêm họng bằng lê hấp đường phèn

Cách trị ho bằng lê như sau:

Lê rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành các miếng nhỏ.Gừng rửa sạch, cạo bỏ vỏ và thái sợi.Cho gừng, lê và đường phèn vào hũ sành, hấp cách thủy khoảng 20 phút.Kiên trì thực hiện trong vòng 1 tuần, cơn ho sẽ thuyên giảm rõ rệt.f. Chữa ho bằng đường phèn và quất

Tắc chưng đường phèn là bài thuốc dân gian chữa ho rất tốt cho trẻ sơ sinh. Trong trái tắc (quất) có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Đường phèn lại có tác dụng trị ho, thanh nhiệt, giúp làm giảm chứng viêm họng ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

*

Trị ho bằng quất chưng đường phèn tại nhà

Cách làm tắc chưng đường phèn trị ho như sau:

Tắc rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút.Sau đó bổ tắc ra làm đôi, bỏ hạt đi và cho vào chén.Thêm đường phèn và gừng, mật ong (nếu thích).Mang chén tắc và đường phèn đi chưng cách thủy 15-20 phút.Để nguội rồi chắt lấy nước uống, ngày uống 2-3 lần, thực hiện liên tục trong 3-5 ngày.

g. Chữa ho bằng lá trầu không

Lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, tác dụng chính là làm ấm cơ thể, khử phong tán hàn, long đờm bổ phổi, kháng viêm, tiêu độc rất tốt. Từ xa xưa, người ta đã biết chữa viêm phế quản bằng lá trầu không, điều trị chứng ho khan, ho có đờm, ho do sốt hoặc cảm cúm. Đồng thời trong lá trầu không còn có hoạt chất betel phenol và cadinen giúp làm dịu cơn ngứa rát cổ họng, giảm sưng viêm và làm lành vết thương nhanh chóng.

*

Lá trầu không giúp giảm cơn ho hiệu quả

Bài thuốc trị ho bằng lá trầu không và mật ong như sau:

Lá trầu không (10 lá) đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút.Vớt lá trầu không ra để ráo nước rồi thái nhỏ hoặc giã nhuyễn.Cho lá trầu không vào trong bát sứ rồi dội nước sôi vào, ngâm khoảng 20 phút.Đợi nước nguội thì vắt kiệt phần xác lá cho ra hết tinh chất, lọc lấy nước cho vào ly.Thêm mật ong vào nước trầu không và khuấy đều, uống ngày 2 lần sau bữa ăn 30 phút.

5.5. Các biện pháp ngừa ho hiệu quả

*

Cách phòng ngừa viêm họng, ho khan, ho có đờm khi chuyển mùa

Đối với bệnh tật mà nói, “phòng còn hơn chữa” nên để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh, tránh được các chứng bệnh mỗi khi giao mùa cũng như ngăn ngừa những cơn ho xuất hiện, bạn nên:

Thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C và chất xơ;Không hút thuốc lá, không đứng gần những khu vực có người hút thuốc lá;Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để ngừa bụi và dị vật, virus đi vào cơ thể theo đường hô hấp;Rửa mũi và họng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày (tốt nhất là trước khi đi ngủ);Hạn chế để cơ thể nhiễm lạnh, chủ động mặc ấm để giữ nhiệt độ cho cơ thể;Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi điều độ;Tích cực tập luyện thể dục để tăng cường sức khỏe;Sử dụng gừng, mật ong và chanh hàng ngày để sát khuẩn cho họng tốt hơn;Hạn chế uống nước lạnh, sử dụng đồ uống ấm nóng.

6. Những điều bệnh nhân nên biết khi bị ho

Dược sĩ Omi Pharma nhận được rất nhiều câu hỏi của bạn đọc về vấn đề bị ho nên kiêng gì, chữa ho thế nào hiệu quả,…Dược sĩ Omi sẽ tổng hợp và giải đáp một số thắc mắc khi bị ho mà bạn nên biết:

6.1. Bị ho có phải kiêng đồ tanh không?

Bị ho có nên ăn tôm không, bị có có được ăn hải sản không? Trên thực tế, khi bị ho bạn không bắt buộc phải kiêng ăn hải sản. Nhưng nếu bạn muốn ăn tôm thì hãy nhớ bóc thật sạch phần vỏ tôm, càng và chân tôm. Bởi phần vỏ tôm khá sắc nhọn, khi ăn dễ bị mắc vào cổ họng, khiến cho cổ họng bị tổn thương và ngứa rát.

*

Bị ho có cần kiêng ăn hải sản không?

Tương tự, thịt cua cũng có phần vỏ cứng và nhọn, nếu ăn mà không để ý rất dễ bị hóc. Nếu nhà bạn có trẻ em thì khi bé bị ho, bạn nên lọc kỹ phần thịt cua, cá, loại bỏ hết xương và vỏ để tránh làm niêm mạc họng của bé bị mắc dị vật và gây ho.

6.2. Bị ho có ăn được thịt gà, thịt ngan không?

*

Ho ăn thịt gà có sao không?

Từ lâu, trong dân gian có quan niệm khi bị ho thì nên kiêng ăn thịt gà. Nhưng theo khoa học chứng minh, thịt gà không khiến cho cơn ho của bạn trở nên dữ dội hơn, cũng không hề gây ngứa họng như người ta vẫn nghĩ. Trong thịt gà có chất kẽm và sắt giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, làm tăng sức đề kháng. Vì thế, khi bị ho bạn không cần phải kiêng ăn thịt gà.

6.3. Bị ho ăn trứng gà được không?

*

Bị ho có được ăn trứng gà không?

Ăn trứng gà có bị ho không? Ho có nên ăn trứng gà không? Cũng giống như thịt gà, trứng gà là nguồn thực phẩm đem lại nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Chẳng có lý do gì để bạn phải kiêng ăn trứng gà khi bị ho cả. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ em bị ho và có kèm theo các triệu chứng như tiêu chảy, đầy hơi, sốt cao thì cha mẹ không nên cho bé ăn trứng gà, trứng vịt.

Xem thêm: Diagonal Là Gì – Diagonal Nghĩa Là Gì Trong Tiếng Việt

6.4. Bà bầu bị ho phải làm sao?

Nguyên nhân khiến bà bầu bị ho có thể là do thời tiết chuyển lạnh, hệ miễn dịch yếu, trào ngược thực quản, không khí ô nhiễm, nhiễm trùng đường hô hấp,…Tình trạng ho dai dẳng ở bà bầu sẽ gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Do đó, các mẹ nên tìm cách trị ho càng sớm càng tốt. Đối với bà bầu, việc sử dụng kháng sinh hay các loại thuốc tây trị ho trong giai đoạn này khá nguy hiểm.

*

Bà bầu bị ho có nguy hiểm không? Cách trị ho cho bà bầu

Do đó, bà bầu có thể tham khảo một số cách giúp làm giảm triệu chứng ho an toàn và hiệu quả như:

Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C trong khẩu phần ăn hàng ngày.Ưu tiên các loại thực phẩm có tính làm ấm như tỏi, gừng, sả, hành.Uống nước mật ong, diếp cá, củ cải, đường phèn để trị ho.Nghỉ ngơi điều độ, hạn chế căng thẳng và vận động quá sức.Vệ sinh mũi, họng cẩn thận bằng nước muối sinh lý.Tắm nước ấm, luôn giữ ấm cơ thể để tránh bị nhiễm lạnh.Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh hoặc các loại thuốc điều trị khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.Nếu ho kèm theo các biểu hiện sốt cao, đau tức ngực thì cần đi khám để có hướng điều trị kịp thời.
*Lưu ý: Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán và điều trị.

Chuyên mục: Hỏi Đáp