Hộ kinh doanh là gì? Những quy định cũng như đặc điểm về hộ kinh doanh cá thể như thế nào.. Hộ kinh doanh có phải là tổ chức kinh thế không… Đó là những câu hỏi mà rất nhiều bạn đọc thắc mắc hiện nay…

Qua bài viết sau chia sẻ sau đây của dangkykinhdoanh sẽ giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về hộ kinh doanh là gì và một số các vấn đề liên quan khác.

Bạn đang xem: Hộ kinh doanh là gì

Khái niệm chi tiết về hộ kinh doanh

1/ Hộ kinh doanh là gì

Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

*

hộ kinh doanh là gì

2/ Vị trí pháp lý của hộ kinh doanh

Khoản 1 điều 66 nghị định 78/2015/NĐ-CP định nghĩa về hộ kinh doanh như sau: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.

Đồng thời, điều 101 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”.

Theo đó, hộ kinh doanh không phải là một chủ thể pháp lý. Các thành viên là cá nhân tham gia hộ kinh doanh đó mới là chủ thể pháp lý. Hộ kinh doanh chỉ là cách gọi chung cho những nhóm cá nhân kinh doanh với trách nhiệm vô hạn (“chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”).

Vì tất cả những điều đó, cá nhân kinh doanh là một chủ thể khác với công ty kinh doanh, dù trong khái niệm kinh tế thì hai chủ thể đều là doanh nghiệp, nhưng trong khái niệm pháp lý, những cơ chế và yêu cầu pháp lý đối với hai chủ thể này là khác hẳn. Có thể ví von hai loại hình kinh doanh này giống như gạo nếp, gạo tẻ, tuy cùng là gạo nhưng không thể cho chung vào nấu trong một nồi, vì mỗi loại có chức năng và lý do tồn tại riêng.

Xem thêm: Owing To Là Gì – Phân Biệt Due To, Owing To & Because Of

Hộ kinh doanh như một chủ thể doanh nghiệp không tồn tại trong Luật doanh nghiệp hiện hành, nhưng hộ kinh doanh thực chất đã có tư cách pháp lý trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật từ rất lâu rồi, nổi bật là trong Bộ luật dân sự. Cũng cần tính đến thực tế hộ kinh doanh là khái niệm sinh ra từ thực tiễn mang tính truyền thống và văn hóa của Việt Nam, bắt đầu từ “hộ gia đình”.

Các bộ luật dân sự năm 1995, 2005 đều có quy định về hộ gia đình và tổ hợp tác, tức mặc nhiên thừa nhận sự tồn tại của “hộ” có chức năng kinh doanh. Tuy từ “hộ” không còn giá trị trong mối quan hệ hiện đại và khái niệm hộ đã bị loại bỏ khỏi Bộ luật dân sự 2015 nêu trên (coi “hộ” chỉ là nhóm những cá nhân), chúng ta nên thẳng thắn nhìn nhận rằng, “hộ” kinh doanh đã tồn tại rất lâu trong thế giới pháp luật chúng ta và là một thực tiễn sống động không thể phủ nhận.

Nghị định 78/2015/NĐ-CP nói trên quy định về đăng ký doanh nghiệp cũng áp dụng cho cả cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình. Ngoài ra, các cá nhân đó khi tham gia hoạt động kinh doanh sẽ trở thành thương nhân theo quy định của Luật thương mại. Tóm lại, pháp lý cho cá nhân kinh doanh đã tương đối đầy đủ và rõ ràng, không cần làm rối thêm bằng cách đưa vào trong Luật doanh nghiệp nữa.

3/ Đặc điểm của hộ kinh doanh

– Không có tư cách pháp nhân;

– Đăng ký hộ kinh doanh cá thể có thể là Cá nhân hoặc hộ gia đình;

– Hộ kinh doanh cá thể chỉ được phép kinh doanh tại một địa điểm;

– Được phép sử dụng không quá 10 lao động

*

đặc điểm hộ kinh doanh

4/ Hồ sơ, thủ tục để đăng ký hộ kinh doanh

Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Số lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Xem thêm: Miễn Thị Thực Là Gì, Visa 5 Năm / Giấy Miễn Thị Thực

…..

Nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký kinh doanh hộ cá thể tại Đà Nẵng có thể liên hệ trực tiếp đến Hoa Sen của chúng tôi qua địa chỉ bên dưới để được nhân viên tư vấn + trao đổi và báo giá dịch vụ để giúp quý khách hàng có thể kinh doanh nhanh nhất với giá rẻ

Chuyên mục: Hỏi Đáp