bạn có biết: Sau những cơn ho tím tái và nôn kiệt sức, trẻ thậm chí có thể tử vong vì ho gà?Là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có tính lây lan rất cao, cách hiệu quả nhất để bảo vệ con bạn khỏi ho gà là tiêm chủng đúng lịch và đầy đủ!

*

Địa điểm tiêm chủng gần nhất cho bạn

*

*

Lịch tiêm chủng cho mọi lứa tuổi

*

Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính qua đường hô hấp do trực khuẩn ho gà Bordetella pertussis gây nên. Bệnh có biểu hiện ho nhẹ ban đầu thường giống cảm lạnh, nhưng khi trở nặng người bệnh có thể ho rít từng cơn và nôn ói. Đối tượng thường bị ho gà tấn công chính là trẻ em. Ho gà có thể gây những biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là đối với trẻ dưới 1 tuổi chưa được tiêm ngừa vắc-xin ho gà. Bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu ba mẹ không phát hiện và chữa trị kịp thời.(1) Bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ đế quyết định loại vắc-xin ho gà phù hợp cho con.

Bạn đang xem: Ho gà là gì

Ho gà lây truyền như thế nào?

*

Bệnh ho gàkhả năng lây lan cao, cụ thể, một người mắc bệnh có thể lây bệnh sang 12–17 người khác, và lây mạnh nhất trong 1–2 tuần đầu của bệnh.

Bệnh xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây.(2)(4)

Đối tượng dễ bị ho gà là ai?

Bất cứ ai cũng đều có thể mắc bệnh ho gà, nhưng đối tượng mắc nhiều nhất là trẻ em từ 1–6 tuổi. Trẻ càng ít tuổi bệnh càng nặng. (1)(2)

TRẺ MẮC BỆNH HO GÀ CÓ BIỂU HIỆN/TRIỆU CHỨNG GÌ?

Giai đoạn sớm: có các triệu chứng giống cảm lạnh thông thường, ho nhẹ. Thường kéo dài 1–2 tuần.Sau 1–2 tuần của giai đoạn sớm: bệnh bắt đầu tiến triển với các triệu chứng ho thành cơn, ho có tiếng rít cuối cơn, nôn ói, mệt mỏi. Các cơn ho bắt đầu mạnh & có thể lặp đi lặp lại. Thường có thể kéo dài 6–7 tuần.Giai đoạn hồi phục: bệnh bắt đầu thuyên giảm, mất khoảng 2–3 tuần để trẻ phục hồi.(1)

BIẾN CHỨNG KHI TRẺ MẮC BỆNH HO GÀ?

Ở trẻ nhỏ:

VIÊM PHỔI LÀ BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP NHẤT CỦA HO GÀ
VÀ DỄ GÂY TỬ VONG, ĐẶC BIỆT Ở TRẺ DƯỚI 1 TUỔI
Bệnh làm trẻ ho nhiều và dẫn đến thiếu ô-xy, gây tím tái kèm theo nôn kiệt sức.Ngoài ra trẻ có thể gặp biến chứng trên hệ thần kinh trung ương, từ co giật nhẹ đến hôn mê, gây tổn thương cho não.

Xem thêm: Filler Là Gì – Tiêm Tiêm Filler Có Hại Không

Ở trẻ em tuổi vị thành niên và người lớn:

Ho gà cũng có thể để lại những biến chứng nhưng ít nghiêm trọng hơn trẻ nhỏ, đặc biệt nếu đã được tiêm vắc-xin phòng ngừa trước đó. Các biến chứng thường là những hậu quả của các cơn ho kịch phát, ví dụ gãy xương sườn.(1)(2)

PHÒNG NGỪA HO GÀ THẾ NÀO?

*

Tiêm chủng vắc-xin là cách hiểu quả nhất để phòng bệnh ho gà.

Xem thêm: Đầu Số 086 Là Mạng Gì – List Sim Số Đẹp Đầu Số 0868

Có 2 loại vắc-xin ho gà:

Vắc-xin ho gà toàn tế bào: chứa toàn bộ khoảng 3.000 kháng nguyên của vi khuẩn Bordetella pertussisVắc-xin ho gà vô bào: chỉ chứa từ 1–5 kháng nguyên đặc hiệu. Các vắc-xin ho gà vô bào khác nhau là tùy vào số lượng kháng nguyên, nồng độ các kháng nguyên, các phương pháp tinh khiết và khử độc.(3)

Hiện nay, vắc-xin ho gà thường được bào chế dưới dạng phối hợp với các vắc-xin khác. Những ưu điểm của vắc-xin kết hợp chứa ho gà vô bào.

*

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại vắc-xin ho gà phù hợp cho con của bạn!

Khi trẻ đã mắc bệnh, cần phải cách ly trẻ trong thời gian ít nhất 4 tuần kể từ khi có cơn ho điển hình. Khi tiếp xúc với trẻ bị ho gà cần đeo khẩu trang. Ngoài ra gia đình cần thường xuyên vệ sinh phòng ở, đồ dùng, đồ chơi… bằng dung dịch sát khuẩn để tránh bệnh lây lan nhé.(3)

Nguồn tài liệu tham khảo

(1) https://www.cdc.gov/pertussis/about/signs-symptoms.html

(2) http://tiemchungmorong.vn/vi/content/benh-ho-ga-va-cach-phong-chong.html

(3) http://www.who.int/wer/2010/wer8540.pdf?ua=1

(4) http://www.pbs.org/wgbh/nova/body/herd-immunity.html

Địa điểm tiêm chủng gần nhất cho bạn
Lịch tiêm chủng cho mọi lứa tuổi

KIẾN THỨC BẠN CẦN QUAN TÂM

CÚM MÙA

Cứ mỗi phút trên thế giới lại có 1 người tử vong vì cúm

VIÊM GAN B

30% dân số bị nhiễm vi-rút viêm gan B

LƯU Ý TRƯỚC & SAU KHI TIÊM

Mẹ cần làm gì trước và sau khi tiêm phòng cho trẻ

HIỂU VỀ VẮC-XIN

Tìm hiểu thêm về những lợi ích và tính an toàn của vắc-xin

Lên đầu trang

Để hiểu rõ hơn về các bệnh và cách phòng ngừa hiệu quả, tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn
Phụ nữ mang thai Trẻ nhỏ Trẻ em & Thanh thiếu niên Người lớn
Hỏi chuyên gia Hiểu về bệnh Cách phòng ngừa

Điều khoản sử dụng

Cổng thông tin điện tử với nội dung được cung cấp bởi Hội Bác Sĩ Gia Đình TP. Hồ Chí Minh cùng sự tài trợ của Sanofi Pasteur

Chuyên mục: Hỏi Đáp