(PLVN) -Trong định kiến của người Nhật, Hikikomori là những kẻ bạo lực, tội phạm, vô trách nhiệm với bản thân và xã hội. Theo số liệu thống kê gần đây nhất của chính phủ Nhật Bản, trên cả nước có khoảng 1,15 triệu Hikikomori trong độ tuổi 15-64. Tuy nhiên, con số này có thể lên tới khoảng 10 triệungười..

Bạn đang xem: Hikikomori là gì

*

Những câu chuyện đáng buồn

Vào tuần kế tiếp, một sự vụ giết người khủng khiếp khác tiếp tục diễn ra. Theo đó, một quan chức chính phủ cấp cao nghỉ hưu có tên Hideaki Kumazawa (76 tuổi) đã đâm chết con trai 44 tuổi của mình. Con trai ông Kumazawa vốn sống riêng, chỉ mới về ở với cha mẹ già vào cuối tháng 5/2019.Kumazawa nói rằng, con trai ông có biểu hiện của một Hikikomori và bạo lực với mẹ.

Anh ta cũng tỏ ra bực bội vì tiếng ồn từ một lễ hội của trường tiểu học ở gần nhà. Kumazawa lo sợ con trai cũng sẽ hành động như Hikikomori ở Kawasaki. Thế nên, ông phải ra tay để “diệt trừ một mầm mống tai họa”…

Từ những sự việc nghiêm trọng nói trên cho thấy, xã hội Nhật Bản hiện ngày càng trở nên e ngại về việc hiện tượng Hikikomori bị liên hệ với hành vi phạm tội. Không thể phủ nhận rằng bên cạnh vụ án tại Kawasaki vẫn còn những vụ án khác mà thủ phạm có biểu hiện của một Hikikomori.

Tuy nhiên trên thực tế, nói về bạo lực, các Hikikomori quả thật hay cáu gắt với người thân. 10% trong số họ có hành vi “thượng cẳng tay hạ cẳng chân” với người chăm sóc.

Tuy nhiên, “Hikikomori không phải là tội phạm bạo lực hay bệnh nhân rối loạn tâm thần”, Bác sĩ tâm thần kiêm Giáo sư Đại học Tsukuba, Saito Tamak nhấn mạnh. Họ không mắc bệnh hay ưa thích làm điều ác, mà chỉ đơn giản là những con người yếu đuối, không dám đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống.

Họ cần phải được trợ giúp để lấy lại lòng tự tin, sau đó tái hòa nhập xã hội. Hiện tổng cộng số tội phạm bạo lực là Hikikomori còn chưa tới 10 trường hợp. Nếu lập bảng so sánh, Hikikomori chính là nhóm người có tỉ lệ phạm tội thấp nhất.

Còn việc nhiều người gán cho họ cái mác “có nguy cơ trở thành tội phạm” khiến việc tái hòa nhập cộng đồng trở nên khó khăn cũng như làm tăng khả năng gây án khi bị chỉ trích, hay bị coi là thừa thãi của xã hội. Bởi vì suy cho cùng, Hikikomori không phải một lối sống do con người muốn chọn.

Tuy nhiên, Nhật Bản đang phải đương đầu với tình trạng dân số già và sự thiếu hụt lớn lực lượng lao động. Hikikomori đang tạo gánh nặng cho nền kinh tế bởi không chỉ làm giảm lực lượng lao động đang rất cần thiết ở Nhật Bản, họ cũng không thể tự nuôi sống bản thân. Khi gia đình không tiếp tục chu cấp cho họ được nữa họ sẽ phải dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Căn bệnh xa lánh xã hội

Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, Hikikomori là hiện tượng một người tự giam mình trong phòng từ 6 tháng liên tục trở lên, không đi làm, đi học và hầu như không giao tiếp với người khác ngoại trừ gia đình. Những người này hầu hết đều là thế hệ thanh niên Nhật Bản được gọi bằng cái tên “lost generation” (thế hệ lạc lối) hoặc “những người trẻ vô hình”.

Xem thêm: File Azw3 Là Gì – Định Dạng Tệp Azw3

Với cácHikikomori, những căn phòng chính là “thánh địa” của họ. Câu chuyện về những chàng trai đã ở trong căn phòng của mình 2 năm, 3 năm thậm chí là 10 năm mà không hề ra ngoài là điều không còn hiếm gặp tại Nhật Bản. Thỉnh thoảng, những cô cậu này có thể đi ra khỏi nhà, nhưng hầu như là không bao giờ.

Có 2 kiểu Hikikomori cơ bản ở Nhật. Kiểu thứ nhất là sợ tiếp xúc xã hội, không dám ra ngoài, đi làm. Kiểu thứ hai là quá mê thế giới ảo, bao gồm từ truyện tranh (manga), phim hoạt hình (anime), trò chơi điện tử (game)… cố ý chết dí trong phòng”, xem – đọc – nghe – chơi cho thỏa thích. Cả 2 kiểu Hikikomori đều chung một đặc điểm: “sống ký sinh”.

Với nền văn hóa coi trọng sự tự lập thì “sống ký sinh” là cách tồn tại đáng chê trách nhất. Người Nhật rất khinh thị những ai sức dài vai rộng mà lại không tự kiếm nổi miếng ăn. Thế nên, các bậc sinh thành có con cái Hikikomori thường không dám để lộ cho bên ngoài biết.

Điểm đặc biệt với nhiều người khi có cơ hội được bước chân vào căn phòng của nhữnghikikomori là đa phần đều khá nhỏ, bừa bộn và không có gì nổi bật. Không gian luôn tối tăm và có phần tù túng. Tuy nhiên, nó cũng không thiếu thứ gì mà một hikikomori cần: những chồng truyện tranh hàng kỳ, video phim, trò chơi điện tử, tivi, máy tính và mạng internet…

Nhu cầu ăn uống của các thanh niên cũng hết sức đơn giản, đôi khi chỉ cần vài hộp mì gói hay đồ ăn làm sẵn là họ có thể sống qua ngày. Nhiều người chọn lối sống “ngủ ngày cày đêm”. Khi mặt trời lên, họ kéo rèm cửa và vùi mình vào trong chăn để rồi khi màn đêm buông xuống, họ sẽ tiếp tục các công việc, sở thích của mình, ngày này qua ngày khác.

Hikikomori đã trở thành một vấn đề xã hội ở Nhật Bản từ những năm 90. Đến nay, theo số liệu thống kê gần đây nhất của chính phủ Nhật Bản, trên cả nước có khoảng 1,15 triệu Hikikomori trong độ 15-64 tuổi. Tuy nhiên, theo bác sĩ tâm thần kiêm giáo sư Đại học Tsukuba, Saitō Tamaki: Phải có tổng cộng chừng 10 triệu người trong độ tuổi lao động mắc hội chứng Hikikomori.

Xem thêm: Mã Zip La Gì Iphone – Mã Bưu Điện Của 63 Tỉnh Thành Việt Nam

Tỷ lệ thất nghiệp ở mức 36,2% chắc chắn là nguyên nhân chính của hiện tượng Hikikomori, mà đối tượng chủ yếu lànhững người bị sa thải, nhân viên hợp đồng không được gia hạn và không thể tìm được việc làm. Theo đó, trong cuộc vật lộn để tìm việc làm, nhiều thanh niên Nhật Bản bắt đầu sợ gặp gỡ những người khác. Họ thấy rằng đối mặt với cô đơn trong thế giới của riêng mình còn dễ dàng hơn và dần dần rút khỏi xã hội.

Chuyên mục: Hỏi Đáp