Nội dung câu hỏi: Tôi là giám đốc của một công ty tại Hoa Kỳ, hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực sản xuất, thương mại và dịch vụ, đang có kế hoạch thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, nên tôi muốn được Luật sư tại Việt Nam tư vấn về các hình thức đầu tư mà một công ty ở Hoa Kỳ có thể thực hiện đầu tư thành lập hiện diện thương mại của mình tại Việt Nam.

Bạn đang xem: Hiện diện thương mại là gì

Các phương thức hoạt động thương mại dịch vụ

Trong khuôn khổ của GATT/WTO, tại vòng đàm phán Uruguay diễn ra từ năm 1986 đến năm 1994, các nước thành viên của GATT đã thông qua Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (WTO), và Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO năm 2007.

*

Ngày càng có nhiều thương hiệu nước ngoài hiện diện tại Việt Nam

Thương mại dịch vụ là một bộ phận hợp thành của thương mại quốc tế, nó liên quan đến hoạt động thương mại vượt qua biên giới quốc gia, theo các phương thức chủ yếu sau:

Phương thức1: Thương mại dịch vụ giữa các nước, tức là mua bán dịch vụ qua biên giới giữa các nước, có thể bằng viễn thông hoặc chuyển dịch vụ bằng hiện vật như bản vẽ, băng đĩa…Phương thức 2: Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài, tức là khách hàng đi sang nước khác để tiêu dùng dịch vụ như đi du lịch, học tập; sửa chữa tàu biển, máy bay ở nước ngoài…Phương thức 3: Hiện diện thương mại, tức là đầu tư trực tiếp để thành lập một chi nhánh, công ty con hay đại lý để cung cấp dịch vụ như cung cấp thông tin, tư vấn pháp luật, ngân hàng cho nước sở tại…Phương thức 4: Hiện diện của thể nhân, tức là sự di chuyển tạm thời của cá nhân sang nước khác để cung cấp các dịch vụ như tư vấn, xây dựng, làm nội trợ, chăm sóc sức khỏe…

Trong 4 phương thức trên đây thì phương thức 3 – Hiện diện thương mại có vị trí quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại dịch vụ.

Hình thức đầu tư thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam

Có nhiều hình thức để các nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập sự hiện diện thương mại tại Việt Nam như: hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp có vốn nước ngoài, chi nhánh và văn phòng đại diện.

Đầu tư thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam:

Các công ty cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, nhưng các văn phòng đại diện không được tham gia vào các hoạt động sinh lợi trực tiếp.

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của công ty nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để tìm kiếm, thúc đẩy các cơ hội hoạt động thương mại, du lịch nhưng không được tham gia vào các hoạt động sinh lợi trực tiếp.

*

Thành lập văn phòng đại diện là 1 cách để tăng nhận diện thương hiệu

Đầu tư thành lập Chi nhánh tại Việt Nam:

Thương nhân nước ngoài được thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Xem thêm: Proposal Là Gì – Hướng Dẫn Cách Viết Proposal Chuẩn

Một thương nhân nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh có cùng tên gọi trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam:

Doanh nghiệp nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hay nhiều bên (trong đó ít nhất một bên phải là pháp nhân Việt Nam và một bên phải là pháp nhân nước ngoài) để tiến hành hoạt động đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam, trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh của mỗi bên mà không thành lập pháp nhân.

Đầu tư thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam:

Doanh nghiệp nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Xem thêm: Triết Học Là Gì – Trả Lời Vấn đề Cơ Bản Của

Trên đây là một số quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức hiện diện thương mại của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giúp khách hàng áp dụng vào từng trường hợp của doanh nghiệp mình cho phù hợp.

Chuyên mục: Hỏi Đáp