Hedging hay giao dịch đối ứng, là một biện pháp phòng ngừa rủi ro cho một vị thế được mở trên thị trường, nhằm chống lại những biến động đi ngược hướng kỳ vọng. Hedging thường được nhà đầu tư sử dụng phổ biến nhất trên thị trường chứng khoán và công cụ hedging hiệu quả trên thị trường này chính là các sản phẩm chứng khoán phái sinh như hợp đồng tương lai hay quyền chọn. Trong forex, hedging được xem là một công cụ phòng ngừa rủi ro ưa thích của khá nhiều các trader chuyên nghiệp, nhưng nhìn chung, số đông còn lại không biết đến hoặc chưa hiểu rõ về công cụ này.

Bạn đang xem: Hedging là gì

Vậy, Hedging chính xác là gì? Cách thực hiện như thế nào và có nên hedging trong giao dịch forex hay không? Tất cả sẽ được giải đáp ở những nội dung tiếp theo của bài viết.

*
*
*
*

Ví dụ: các bạn đang muốn mở một lệnh Buy cặp EUR/USD. Để phòng ngừa rủi ro cho vị thế này, các bạn mở một lệnh Buy cặp USD/JPY, vì 2 cặp này có hệ số tương quan là -83. Hoặc một lệnh Sell EUR/CAD sẽ là một chiến lược hedging cho vị thế Buy cặp USD/CAD vì hệ số tương quan giữa 2 cặp này là +91.

Các tình huống xảy ra các bạn có thể lập luận tương tự như chiến lược hedging trực tiếp.

Chiến lược hedging với hợp đồng quyền chọn.

Cách thức thực hiện cũng khá giống với phương pháp phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn trên thị trường chứng khoán đã được trình bày ở phần đầu tiên. Ở đây, chúng tôi sẽ lấy thêm ví dụ về hedging trong forex trading để các bạn dễ hình dung hơn.

Ví dụ: các bạn Buy cặp EUR/USD tại mức giá 1.17543, để hedging cho vị thế này, các bạn mua một Quyền chọn Bán EUR/USD với giá thực hiện là 1.16700. Nếu tỷ giá EUR/USD tăng lên như kỳ vọng, các bạn đóng lệnh Buy ban đầu để chốt lợi nhuận và được quyền không thực hiện quyền chọn. Ngược lại, nếu tỷ giá EUR/USD giảm mạnh, bạn được quyền bán cặp tiền này với mức giá đã thỏa thuận trong hợp đồng, tất nhiên là lệnh Buy ban đầu sẽ lỗ nhưng rủi ro đã được bù đắp từ lợi nhuận của Quyền chọn Bán. Trong cả 2 trường hợp thì các bạn đều sẽ mất một khoản phí để mua Quyền chọn.

Chiến lược hedging bằng hợp đồng Quyền chọn được thực hiện với các vị thế đối ứng như sau:

Mở lệnh Buy forex thì hedging bằng vị thế Mua Quyền chọn Bán hoặc Bán Quyền chọn Mua.Mở lệnh Sell forex thì hedging bằng vị thế Mua Quyền chọn Mua hoặc Bán Quyền chọn Bán.

Xem thêm: Nghĩa của từ customs clearance là gì ? định nghĩa, ví dụ, giải thích

Trên thực tế, đa số các sàn forex đều cho phép trader hedging theo chiến lược thứ hai, 2 chiến lược còn lại thì ít hơn. Đặc biệt, chỉ có một số rất ít các forex broker cung cấp hợp đồng quyền chọn, nên chiến lược hedging thứ 3 thường ít xảy ra nhất.

Có nên hedging trong forex không?

Câu trả lời chắc chắn là có, vì hedging có thể giúp các bạn giảm thiểu rủi ro khi thị trường biến động. Nhưng, chỉ hedging với đúng mục đích và bản chất của nó. Đừng lạm dụng và sử dụng một cách “không có ý thức”.

Thông thường, một nhà đầu tư thực hiện hedging khi họ không thể đóng giao dịch vì một lý do nào đó và mục đích chủ yếu của họ vẫn là để phòng ngừa rủi ro cho giao dịch này. Nếu may mắn, họ sẽ có cơ hội gia tăng lợi nhuận hoặc ít nhất sẽ bù đắp được một phần rủi ro.

Bên cạnh đó, lại có rất nhiều người lạm dụng công cụ này mà giao dịch Buy-Sell loạn xạ, chúng tôi tạm gọi là “hedging không có ý thức”. Khi đặt lệnh Buy, giá vừa mới đi xuống thì vào ngay lệnh Sell đối ứng, khi lệnh Sell vừa có lợi nhuận thì bắt đầu đóng lệnh, nhưng khi vừa đóng lệnh thì giá lại tiếp tục giảm khiến cho lệnh Buy ban đầu mất nhiều hơn, rồi lại vào tiếp một lệnh Sell khác. Việc đặt nhiều lệnh liên tục như vậy thực chất không phải là đang hedging mà chỉ làm cho họ mất thêm nhiều khoản chi phí giao dịch hơn.

Bạn phải biết rằng, tất cả các chiến lược hedging đều không miễn phí. Cái giá mà bạn phải trả khi hedging chính là khiến cho chi phí giao dịch của bạn tăng lên do đặt nhiều lệnh hơn hoặc phải bỏ tiền ra mua các công cụ hedging như hợp đồng quyền chọn, tương lai…. Nếu hedging hiệu quả, lợi nhuận có thể bù đắp được những khoản chi phí đó, nếu không, bạn sẽ mất nhiều hơn.

Chính vì vậy, chúng tôi chỉ khuyến khích các bạn hedging trong trường hợp các bạn có một hệ thống giao dịch tốt, vì một sự kiện nào đó mà thị trường có thể biến động và ảnh hưởng đến các giao dịch này, khi đó, việc hedging mới có ý nghĩa và phát huy hết hiệu quả của nó.

Xem thêm: Loggia Là Gì – Sự Khác Nhau Giữa Lô Gia Và Ban Công

Tất nhiên, hedging vẫn có thể là một công cụ để gia tăng lợi nhuận, nhưng nó chỉ thật sự hiệu quả với những trader chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm. Với những trader mới, các bạn nên sử dụng hedging đúng với mục đích của nó.

Qua những gì mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết này, hy vọng các bạn đã hiểu được phần nào về hedging và cách sử dụng hiệu quả các chiến lược phòng ngừa rủi ro trong forex. Một hệ thống giao dịch tốt, một chiến lược hedging phù hợp sẽ giúp bạn ứng phó hiệu quả với những biến động lớn từ thị trường này. 

Chuyên mục: Hỏi Đáp