Tìm hiểu câu trả lời cho Hệ số car là gì sẽ giúp ích rất nhiều đối với những ai theo học hoặc đang làm việc trong ngành thương mại. Hoặc nếu không, nó sẽ hữu ích cho kho tàng kiến thức của tất cả chúng ta để khi đọc hoặc nghe ở đâu đó có nhắc tới thuật ngữ hệ số car, chúng ta cũng sẽ biết được nó là gì.

Bạn đang xem: Hệ số car là gì

Trong nội dung bài viết này, Bích Phương sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về khái niệm hệ số car và những vấn đề xoay quanh nó.

Việc làm Ngân hàng – Chứng khoán – Đầu tư

1. Hệ số car là gì?

Hệ số CAR trong ngôn ngữ tiếng Anh được viết là Capital Adequacy ratio, có nghĩa là “tỉ lệ an toàn vốn”. Đây là một trong những chỉ tiêu kinh tế mang theo giá trị trong việc phản ánh rõ ràng mối quan hệ mật thiết giữa tài sản với nguồn vốn tự có ở trong các ngân hàng thương mại.

*

Hệ số car là gì?

Hệ số CAR gắn liền với basel. Điều đó sẽ gây ra sự khó hiểu nếu như bạn không có chút kiến thức chuyên môn nào về lĩnh vực ngân hàng thương mại. Vậy để hiểu sâu hơn nữa về Car, hãy cùng Phượng “lướt” qua một chút kiến thức về Basel nhé.

Việc làm Tài chính

2. Hệ số CAR theo basel

 Basel vốn đóng vai trò là một ủy ban phụ trách việc giám sát ngân hàng, nằm trong top 5 ủy ban giữ các chức năng vô cùng quan trọng của các Ngân hàng thanh toán quốc tế. Đồng thời, khi thành lập, basel mang vai trò giống như một Ủy ban thông lệ và thực hiện việc giám sát mức độ an toàn cho mọi hoạt động của ngân hàng Trung ương, thuộc sự quản lý của Chính phủ 10 nước góp mặt trong nhóm G-10.

*

Hệ số CAR theo basel

Xem thêm: Wifi Direct Là Gì – Cách Sử Dụng Wifi Direct

Vào thời điểm những năm 80 của thế kỉ trước, các ngân hàng quốc tế rơi vào tình trạng bị suy giảm về tỉ lệ vốn, đồng thời đối mặt với việc các rủi ro ngày càng gia tăng, các rủi ro này có liên quan đến những nước nợ lớn, được 10 nước thành viên ủng hộ, cho nên Ủy ban đã xây dựng ra được hệ thống đo lường vốn mà chúng ta gọi là Hiệp ước Basel.

Hiệp ước Basel ra đời thực hiện nhiệm vụ bổ sung, hoàn thiện đáp ứng với sự phù hợp thực tế.

Việc làm KD bất động sản

3. Hệ số CAR tại Việt Nam được quy định như thế nào theo pháp lÝ?

Bắt đầu từ năm 1999, hệ số CAR được quy định lần đầu tiên tại Việt Nam theo đúng Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN được ban hành vào ngày 25/08/1999 (Bản Quyết định quy định về những tỉ lệ ở mức giúp bảo đảm đối với vấn đề an toàn trong mọi hoạt động của các tổ chức tín dụng). Trong điều khoản quy định, tỉ lệ an toàn vốn cần phải đạt tới mức tối thiểu là 8%.

Ở thời điểm thế giới đã trải qua và rơi vào cuộc khủng hoảng, suy thoái kéo dài, một loạt các ngân hàng lớn trên toàn cầu rơi vào thực trạng sụp đổ thì tại Việt Nam, các ngân hàng đã cấp tín dụng vào hai lĩnh vực chứng khoán, bất động sản quá lớn. Từ đó Ngân hàng Nhà nước đã nâng mức tỉ lệ an toàn vốn lên đến 9%, cao hơn so với mức quy định chung đã ban hànH từ trước. Điều đó đồng nghĩa với việc nâng cao trong số rủi ro nhiều hơn đến các khoản cấp tín dụng cho hoạt động kinh doanh bất động sản và chứng khoán.

Tại Thông tư số 13/2010/TT-NHNN  có đưa ra công thức tính tỉ lệ an toàn vốn dựa trên hai nhóm:

– Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ sẽ bằng Vốn tự có/ Tổng tài sản có rủi ro

– Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất bằng Vốn tự có hợp nhất/ Tổng tài sản có rỉ ro hợp nhất.

Ở trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam thì cổ phần niêm yết đối với các ngân hàng thương mại có vị thế, xây dựng được quy trình quản lý rủi ro thực hiện tốt nhất những quy định của Ngân hàng thương mại một cách tốt nhất.

Việc làm Xây dựng

4. Những nhân tố nào ảnh hưởng tới hệ số CAR của các ngân hàng thương mại?

Có một số yếu tố ảnh hưởng đến hệ số CAR trong các ngân hàng Thương mại Cổ phần. Bao gồm:

Thứ nhất, tỉ lệ ROA – khả năng sinh lời của tài sản. Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao thì điều đó khiến cho các ROA của những Ngân hàng Thương mại cổ phần niêm yết được tăng cao, nguồn chi phí dự phòng mang tính rủi ro thấp đi, các hoạt động tín dụng của ngân hàng lại ẩn chứa rất nhiều nguy cơ rủi ro. Các tín dụng tăng trưởng nóng, chất lượng giảm làm cho tỉ lệ nợ xấu tăng lên, giảm đi chất lượng tài sản có.

Thứ hai, nhân tố hệ số vốn của chủ sở hữu ở trên tài sản có mức độ tác động rất lớn đối với hệ số CAR. Hệ số vốn có một mối tương quan cùng chiều cùng với hệ số CAR. Khi Hệ số này tăng thì kéo theo hệ số CAR cũng tăng và ngược lại.

Nhằm đảm bảo mức độ an toàn vốn trong suốt quá trình hoạt động, tăng cường mạnh sức cạnh tranh cho các ngân hàng thương mại ở trong nước thì lãnh đạo của các ngân hàng thương mại đã nhanh chóng ban hành những quy định cho vấn đề an toàn vốn.

Tiếp theo, nhân tố thứ ba được cho là có tác động đến hệ số CAR không gì khác đó chính là tỷ lệ tiền cho vay với tổng tài sản. Nhu cầu cho vay gia tăng không có dấu hiệu chững lại trong khi nguồn vốn tại các ngân hàng thì rơi vào tình trạng thiếu hụt. Vậy nên các ngân hàng buộc phải lấy đi nguồn vốn dự trữ để phục vụ cho mục đích cho vay, làm giảm hụt hệ số CAR.

Nhân tố thứ 4 ảnh hưởng tới hệ số CAR chính là tỷ lệ tiền gửi đến tay khách hàng với tổng tài sản. Khi tổng tài sản tăng, tỉ lệ CAR giảm. Ngân hàng thương mại cổ phần nào thu hút lượng tiền gửi của khách hàng nhiều hơn thì ngân hàng đó sẽ có hệ số CAR thấp hơn.

Cuối cùng, nhân tố thứ 5 ảnh hưởng tới hệ số CAR chính là quy mô của ngân hàng. Các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam nếu có quy mô càng lớn thì hệ số CAR sẽ càng nhỏ đi.

Thông qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số CAR, có thể kết luận rằng, những quy định về cách tính toán hệ số này tại Việt Nam đang ngày càng tiệm cận được với cách tính chuẩn mực trên trường quốc tế. Tỉ lệ CAR ở Việt Nam vẫn chưa phản ánh đúng hoàn toàn mức độ rủi ro cho các ngân hàng.

5. Một vài vấn đề quan trọng liên quan đến hệ số CAR nhất định dân ngân hàng phải biết

5.1. Đi tìm bản chất của hệ số CAR

Dựa vào khung đo lường Basel II với chức năng đảm bảo về sự an toàn, mức độ hiệu quả cho cả hệ thống ngân hàng, Ủy ban Basel về việc giám sát ngân hàng đã đưa ra những khái niệm quan trọng cho các yếu tố trụ cột bao gồm vốn, tính minh bạch về thông tin và rà soát giám sát.

5.2. Giảm rủi ro, CAR trở nên bền vững hơn

Dựa theo thông lệ được quy định trên toàn cầu nhằm đảm bảo xây dựng nên một hệ thống ngân hàng bền vững, nếu như nguồn vốn tự có của ngân hàng dồi dào thì kéo theo hệ số CAR sẽ dễ dàng tạo ra được tấm bình phong ngăn chặn các rủi ro khi đối diện với những tình huống căng thẳng.. Nhưng để xây dựng được, các ngân hàng cần phải có chiến lược để bắt đầu từ việc giảm thiểu hệ số rủi ro tín dụng.

Theo biện pháp đó, các chuyên gia tài chính đều đưa ra gợi ý rằng các ngân hàng sẽ phải thực hiện chiến lược cơ cấu tài sản một cách phù hợp , qua đó có thể đáp ứng yêu cầu định lượng mà Basel II đã đặt ra.

Nếu muốn biết một ngân hàng có đạt mức chuẩn an toàn về nguồn vốn hay không thì phải xem ngân hàng đó liệu có thỏa mãn được tất cả những quy định về mặt pháp lý hay không.

5.3. Hệ số CAR ở những ngân hàng lớn diễn biến ra sao?

Theo Phó Thống đốc của Ngân hàng Nhà nước thì hiện nay có 4 ngân hàng thương mại nằm trong khối Nhà nước đang có mức tăng trưởng tín dụng nhanh chóng nhưng rơi vào tình trạng nguồn vốn thiếu hụt, không được kịp thời bổ sung. Đến nay cả 4 ngân hàng này đếu đang có tỷ lệ hệ số CAR đạt mức xấp xỉ 9%.

5.4. Khi hệ số CAR sát với mức tối thiểu, điều gì sẽ xảy ra?

Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra quy định: hệ số an toàn vốn CAR cần phải đảm bảo từ ngưỡng 9% trở lên. Có nghĩa là tổng nguồn vốn điều lệ sẽ phải đạt tới 9% trong tổng tài sản Có, có thể đạt mức dư nợ nhằm giúp cho các ngân hàng thương mại có thể cho vay.

Xem thêm: Gerd Là Gì – Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương

Nhưng với hiện trang hệ số CAR lại chỉ ở ngưỡng tối thiểu thì mục tiêu cho vay của các ngân hàng thương mại sẽ không được thực hiện. từ đó gây ra những bất lợi lớn cho phía ngân hàng.

Trước thực trạng này, các ngân hàng thương mại nhà nước đã cố gắng tìm ra giải pháp, chủ trương để giải quyết nhanh chóng vấn đề này. Tuy nhiên, các giải pháp đều hầu như không khả thi.

Từ phía nhà nước cũng đã cố gắng xem xét và đưa ra các văn bản phản hồi lại cho hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần.

Chẳng hạn như Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản bày tỏ sự đồng tình với phương án BIDV sẽ phát hành riêng cho KEB Hana Bank – một nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra các phương án về tăng vốn chưa được phê duyệt ngay với lời “hứa hẹn” sẽ đưa ra ý kiến khi có sự thống nhất cùng với Bộ Tài chính.

Như vậy, sau khi đã tìm hiểu về hệ số CAR và những yếu tố liên quan, bạn có lẽ không chỉ hiểu hệ số CAR là gì mà còn hiểu được cơ chế hoạt động của các ngân hàng không hề đơn giản. Nếu yêu thích ngành Tài chính – Ngân hàng, bạn có thể lấn sân sang và tìm hiểu thêm nhiều thông tin hơn nữa ngoài hệ số car. Nhưng với việc hiểu rõ về thực trạng an toàn vốn mà các ngân hàng thương mại đang phải đối diện thì biết đâu bạn lại là người mang tới những giải pháp tuyệt vời.

Với những điều Bích Phượng chia sẻ, hy vọng bạn không chỉ hiểu khái niệm hệ số CAR là gì một cách sâu sắc mà còn có thể nung nấu những ý tưởng hay nhất khi theo đuổi ngành ngân hàng. Chúc các bạn thành công!

Chuyên mục: Hỏi Đáp