Hệ sinh thái công nghệ là gì?

Trong những năm gần đây, khái niệm “Hệ sinh thái công nghệ” đang dần xuất hiện nhiều hơn và trở thành một chìa khóa thành công của rất nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Vậy chính xác định nghĩa của từ khóa này là gì và điều gì đã khiến các công ty thành công như vậy khi ứng dụng? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!

Hệ sinh thái công nghệ là gì?

*

Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, ngoài những sự phát triển của tự động hóa dữ liệu, thực tế ảo,… thì việc hình thành hệ sinh thái công nghệ sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển một cách bền vững và năng cao giá trị kinh tế của mình.

Bạn đang xem: Hệ sinh thái là gì

Theo định nghĩa, hệ sinh thái công nghệ là một cộng đồng kinh tế được hỗ trợ bởi nền tảng là sự tương tác giữa tổ chức và các cá nhân. Cộng đồng này sẽ là nguồn cung cấp các dịch vụ, sản phẩm có giá trị cho khách hàng và họ là một phần tất yếu của hệ sinh thái. Hệ sinh thái công nghệ có nhiều dạng khác nhau dựa theo từng lĩnh vực riêng biệt, tuy nhiên sự cơ bản là cùng tương trợ, cùng phát triển đưa cả cộng đồng đi lên.

Lấy ví dụ, bạn sử dụng Iphone – một sản phẩm của Apple, thì bạn sẽ phải dùng luôn hệ điều hành iOS, các thiết bị đi kèm như Apple Watch, tai nghe, rồi tải ứng dụng trên kho AppStore, lưu trữ dữ liệu trên iCloud,… đó là một hệ sinh thái công nghệ rất thành công của một trong những thương hiệu công nghệ đi đầu thế giới. Hiện nay, hệ sinh thái công nghệ nổi bật nhất trên thế giới có thể kể đến: Apple, Google, Microsoft,… với nhiều lĩnh vực liên quan từ đời sống cho đến công việc.

Hiểu một cách đơn giản nhất, hệ sinh thái công nghệ là một mạng lưới các dịch vụ, các đơn vị có liên kết chặt chẽ với nhau tạo ra các sản phẩm, dịch vụ để cùng phát triển.

Xem thêm: Pháp Nhân Là Gì

Xu hướng của hệ sinh thái công nghệ trong tương lai

*

Ngoài những công ty công nghệ lớn ở trên thế giới đã áp dụng hệ sinh thái công nghệ từ lâu, các lĩnh vực khác cũng đang dần sử dụng hệ sinh thái toàn diện, ứng dụng khoa học kĩ thuật để tạo ra những giá trị lớn nhất cho cả doanh nghiệp và cộng đồng.

Ví dụ như trong chuỗi cung ứng các sản phẩm nông nghiệp, hệ sinh thái công nghệ cũng có thể được áp dụng một cách triệt để và hiện đại nhất. Nhà sản xuất – chế biến sẽ sử dụng các ứng dụng Nhật ký điện tử để ghi lại thông tin công việc, nguyên liệu, phương pháp,… rồi chuyển qua cho các đơn vị phân phối thông qua ứng dụng vận chuyển. Sau đó, bên phân phối sẽ sử dụng những thông tin đã có để tạo ra các mã tem truy xuất nguồn gốc đáp ứng nhu cầu minh bạch nguồn gốc từ người tiêu dùng. Giá trị của sản phẩm nông nghiệp sẽ được tăng lên kèm theo là lòng tin, sự ủng hộ lâu dài của khách hàng đối với cả chuỗi cung ứng đó nhờ vào hệ sinh thái công nghệ.

Ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ đã và đang xây dựng những hệ sinh thái công nghệ toàn diện, nhất là trong lĩnh vực tài chính, thanh toán điện tử, vận chuyển,… như Grab, ZaloPay, VinID. Với sự phát triển thần tốc của công nghệ, các hệ sinh thái đang được hoàn thiện sẽ giúp ích rất nhiều cho cộng đồng không chỉ trong công việc, sinh hoạt mà còn cả giải trí, mua sắm, du lịch.

Xem thêm: Strategy Là Gì – Hiểu đơn Giản Về Strategy

SmartLife và hệ sinh thái công nghệ cho chuỗi cung ứng

*

Hiện nay, SmartLife đang sở hữu một hệ sinh thái công nghệ được cải tiến và cập nhật hàng ngày dành cho chuỗi cung ứng hàng hóa trên thị trường. Với các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ như sau:

Thương mại điện tử: Giao thương tiêu thụ trực tuyến tại website hoặc trực tiếp trong các ứng dụng phần mềm hỗ trợ.Mạng xã hội về thực phẩm: Nơi chia sẻ thông tin, kết nối người tiêu dùng và các đơn vị trong chuỗi cung ứng.

Hệ sinh thái công nghệ của SmartLife đang dần hoàn thiện và được nâng cấp với những công nghệ mới, hứa hẹn sẽ hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho các doanh nghiệp và đơn vị quản lý chuỗi cung ứng trên thị trường!

Chuyên mục: Hỏi Đáp